Nguyên lý hoạt động của Điện toán đám mây (cloud computing)?
Bạn nào hiểu cặn kẽ có thể giúp giải thích giùm mình nguyên lý hoạt động của Điện toán đám mây đc ko ạ?
Trước hết, tại sao lại là "đám mây" mà ko phải 1 danh từ nào khác...kỹ thuật hơn? Có thực sự là giới khoa học vi tính có thể dự trữ data/dữ liệu trên các đám mây? Và truy cập chúng mỗi khi cần dùng tới?
Và nếu vậy thì họ dự trữ data trên các đám mây bằng phương pháp hay phương tiện/thiết bị nào?
Mình xin cảm ơn.
điện toán đám mây
,cloud computing
,công nghệ thông tin
Đám mây chỉ là một cách nói vui thôi, kiểu như cái gì đó tự nhiên xuất hiện thì mình nói là từ trên trời rơi xuống vậy á.
Thực ra đám mây ở đây là các server center (trung tâm máy chủ) lớn đến siêu lớn, đặt khắp nơi trên thế giới. Từ trước khi có thuật ngữ "điện toán đám mây" thì các server này đã có mặt, với vai trò là cho thuê hosting để lưu trữ các trang web. (Nghĩa gốc của từ host là người đứng ra tổ chức, địa điểm đăng cai,...).
(Phần này giải thích sơ lược về dịch vụ web: ví dụ bạn muốn tạo một trang web bán hàng, mà ko dựa vào các nền tảng có sẵn như shopee, lazada, kiểu như bạn muốn có địa chỉ trang web riêng luôn á, thì đầu tiên bạn phải tìm một nơi để lưu trang web của bạn, để mọi người có thể truy cập. Bạn có thể lưu trên mt cá nhân của bạn cũng được, nhưng bạn phải bật máy chạy 24/7, bạn phải mở "cổng" cho bất cứ ai trên internet đều truy cập vào mt bạn được. Như vậy ko khả thi, thay vì vậy người ta xây nên các trung tâm máy chủ, cấu hình sẵn các kết nối mạng và tường lửa, và bạn có thể thuê một slot trong các máy đó để lưu trang web của bạn.)
Dần dần, các trang web ngày càng phát triển, ko chỉ ở mức độ hiển thị nội dung tĩnh như xưa, mà còn thực hiện tính toán rất nhiều bên dưới, vd như mạng xã hội, web xem phim, chơi game online,... Theo đó, các server cũng phải phát triển hơn và có khả năng cho thuê cả năng lực tính toán (hiểu nôm na là ko chỉ ổ cứng mà còn cho thuê cả RAM và CPU) một cách linh hoạt. Một ví dụ khác, các phòng thí nghiệm cần mua một cái máy tính mạnh để phục vụ việc tính toán, nghiên cứu. Thay vì vậy, họ có thể thuê một (hoặc nhiều) cái "máy ảo", chỉ định cụ thể cấu hình: tui muốn thuê một con CPU i9, 32 GB RAM, 256GB ổ cứng, cài sẵn hđh windows 10, và các dịch vụ ĐTĐM sẽ cấp cho bạn chừng đó tài nguyên, và bạn có thể dùng laptop cá nhân để truy cập vào (thông qua mạng internet) và sử dụng máy ảo đó, gần giống như bạn dùng teamview để kết nối và điều khiển máy người yêu bạn vậy. Từ "điện toán - computing" trong ĐTĐM là để chỉ năng lực này.
Hoặc các cty thay vì cấp máy cho nhân viên dùng cũng có thể thuê máy ảo cho họ.
Để có thể cho khách hàng thuê tài nguyên một cách tùy ý như vậy, các kỹ sư xây dựng server phải nghiên cứu cách "chia nhỏ" CPU, RAM và ổ cứng ra, hoặc "chia nhỏ" các tác vụ/phần mềm ra để có thể chạy song song trên nhiều CPU,...
Hiện nay có các dịch vụ ĐTĐM nổi tiếng và lớn nhất như: Amazon Web Services, Google Cloud Platform, Microsoft Azure,... Các công ty công nghệ lớn khác như IBM, Alibaba,... cũng có các dịch vụ này.
Bạn có thể nghía qua một data center khổng lồ của Google ở đây:
Nguyễn Đăng Trung Tiến
Đám mây chỉ là một cách nói vui thôi, kiểu như cái gì đó tự nhiên xuất hiện thì mình nói là từ trên trời rơi xuống vậy á.
Thực ra đám mây ở đây là các server center (trung tâm máy chủ) lớn đến siêu lớn, đặt khắp nơi trên thế giới. Từ trước khi có thuật ngữ "điện toán đám mây" thì các server này đã có mặt, với vai trò là cho thuê hosting để lưu trữ các trang web. (Nghĩa gốc của từ host là người đứng ra tổ chức, địa điểm đăng cai,...).
(Phần này giải thích sơ lược về dịch vụ web: ví dụ bạn muốn tạo một trang web bán hàng, mà ko dựa vào các nền tảng có sẵn như shopee, lazada, kiểu như bạn muốn có địa chỉ trang web riêng luôn á, thì đầu tiên bạn phải tìm một nơi để lưu trang web của bạn, để mọi người có thể truy cập. Bạn có thể lưu trên mt cá nhân của bạn cũng được, nhưng bạn phải bật máy chạy 24/7, bạn phải mở "cổng" cho bất cứ ai trên internet đều truy cập vào mt bạn được. Như vậy ko khả thi, thay vì vậy người ta xây nên các trung tâm máy chủ, cấu hình sẵn các kết nối mạng và tường lửa, và bạn có thể thuê một slot trong các máy đó để lưu trang web của bạn.)
Dần dần, các trang web ngày càng phát triển, ko chỉ ở mức độ hiển thị nội dung tĩnh như xưa, mà còn thực hiện tính toán rất nhiều bên dưới, vd như mạng xã hội, web xem phim, chơi game online,... Theo đó, các server cũng phải phát triển hơn và có khả năng cho thuê cả năng lực tính toán (hiểu nôm na là ko chỉ ổ cứng mà còn cho thuê cả RAM và CPU) một cách linh hoạt. Một ví dụ khác, các phòng thí nghiệm cần mua một cái máy tính mạnh để phục vụ việc tính toán, nghiên cứu. Thay vì vậy, họ có thể thuê một (hoặc nhiều) cái "máy ảo", chỉ định cụ thể cấu hình: tui muốn thuê một con CPU i9, 32 GB RAM, 256GB ổ cứng, cài sẵn hđh windows 10, và các dịch vụ ĐTĐM sẽ cấp cho bạn chừng đó tài nguyên, và bạn có thể dùng laptop cá nhân để truy cập vào (thông qua mạng internet) và sử dụng máy ảo đó, gần giống như bạn dùng teamview để kết nối và điều khiển máy người yêu bạn vậy. Từ "điện toán - computing" trong ĐTĐM là để chỉ năng lực này.
Hoặc các cty thay vì cấp máy cho nhân viên dùng cũng có thể thuê máy ảo cho họ.
Để có thể cho khách hàng thuê tài nguyên một cách tùy ý như vậy, các kỹ sư xây dựng server phải nghiên cứu cách "chia nhỏ" CPU, RAM và ổ cứng ra, hoặc "chia nhỏ" các tác vụ/phần mềm ra để có thể chạy song song trên nhiều CPU,...
Hiện nay có các dịch vụ ĐTĐM nổi tiếng và lớn nhất như: Amazon Web Services, Google Cloud Platform, Microsoft Azure,... Các công ty công nghệ lớn khác như IBM, Alibaba,... cũng có các dịch vụ này.
Bạn có thể nghía qua một data center khổng lồ của Google ở đây: