Nguyên lí hoạt động của bóng đèn sợi đốt?
Tại sao chỉ sợi tóc bóng đền bị đốt cháy, mà các thành phần khác không cháy và phát sáng.
công nghệ thông tin
1. Cấu tạo của đèn sợi đốt
Cấu tạo của đèn sợi đốt gồm 3 bộ phận chính là sợi đốt, bóng thuỷ tinh và đuôi đèn.
- Sợi đốt là phần tử quan trọng của bóng đèn, ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng. Sợi đốt được làm bằng Wonfram chịu được nhiệt độ rất cao, dạng lò xo xoắn.
- Bóng thủy tinh, sợi đốt nằm trong bóng thuỷ tinh. Bóng thủy tinh được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt, đã rút hết không khí và bơm khí trơ (khí acgon, khí kripton) vào.
- Đuôi đèn làm bằng đồng hoặc sắt mạ kẽm và được gắn chặt với bóng thủy tinh. Trên đuôi có 2 cực tiếp xúc. Khi sử dụng, đuôi đèn được nối với đui đèn phù hợp để nối với mạng điện cung cấp điện cho đèn. Đuôi có 2 kiểu là đuôi xoắn và đuôi ngạnh gài.
2. Là nguyên lý hoạt động của bóng đèn sợi đốt
Sơ đồ nguyên lý bóng đèn sợi đốt hồi cấp 2 ai ai cũng được học.
Nguyên lý là: Khi chúng ta cắm điện, thì sẽ có một dòng điện xuất hiện, dòng diện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc phát sáng. Ánh sáng đèn sợi đốt được sinh ra từ nhiệt độ cao lý giải tại sao đèn sợi đốt rất nóng và hiệu năng phát sáng không cao như đèn huỳnh quang hay đèn LED hiện tại.
Thêm một thông tin bonus cho các bạn vì mình mới đọc được điều này về lịch sử bóng đèn điện khá thú vị.
Cứ nhắc tới "bóng đèn" là người ta auto nghĩ tới cái tên "Edison" với 10.000 lần thí nghiệm thất bại – Nhưng sự thật là, Thomas Edison hoàn toàn không phải là người phát minh ra bóng đèn.
Edison được ghi nhận là nhà phát minh ra bóng đèn bởi ông đã đăng ký bằng sáng chế bóng đèn vào năm 1879 và giúp hoàn thiện nó thành một sản phẩm thương mại. Tuy nhiên, chiếc bóng đèn đầu tiên được phát minh vào năm 1840 bởi Warren de la Rue, một nhà khoa học người Anh.
De la Rue sử dụng một sợi bạch kim trong bóng đèn của mình, nên bóng đèn lúc ấy đắt quá, mấy ai mà có tiền sử dụng hàng ngày cơ chứ. May thay vào năm 1860, một nhà hóa học người Anh tên Joseph Swan (sao lại lấy tên con thiên nga nhỉ???) đã phát triển được một chiếc bóng đèn với sợi tóc làm từ giấy carbon hóa. Sự thay đổi này giúp bóng đèn có giá thành rẻ hơn nhiều, và Swan đã đăng ký bằng sáng chế cho thiết kế mới vào năm 1878. Tuy nhiên, thiết kế của ông vẫn không phải là thiết kế thực dụng nhất. Edison đã tiếp tục hoàn thiện nó với một thiết kế sợi tóc mới, hiệu quả hơn.
Sau một vài tranh cãi về vấn đề ai sở hữu thiết kế (Edison thậm chí từng một lần kiện Swan), bộ đôi này đã hợp lực để mở công ty đèn điện Edison and Swan. Tuy nhiên, lịch sử hầu như đã lãng quên cống hiến của Swan, và Edison cuối cùng được ghi nhận là nhà phát minh ra bóng đèn điện. Công lao của 2 nhà khoa học kia bị phủi mờ luôn. Kể cũng hơi buồn nhỉ.
Minh Khang
1. Cấu tạo của đèn sợi đốt
Cấu tạo của đèn sợi đốt gồm 3 bộ phận chính là sợi đốt, bóng thuỷ tinh và đuôi đèn.
- Sợi đốt là phần tử quan trọng của bóng đèn, ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng. Sợi đốt được làm bằng Wonfram chịu được nhiệt độ rất cao, dạng lò xo xoắn.
- Bóng thủy tinh, sợi đốt nằm trong bóng thuỷ tinh. Bóng thủy tinh được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt, đã rút hết không khí và bơm khí trơ (khí acgon, khí kripton) vào.
- Đuôi đèn làm bằng đồng hoặc sắt mạ kẽm và được gắn chặt với bóng thủy tinh. Trên đuôi có 2 cực tiếp xúc. Khi sử dụng, đuôi đèn được nối với đui đèn phù hợp để nối với mạng điện cung cấp điện cho đèn. Đuôi có 2 kiểu là đuôi xoắn và đuôi ngạnh gài.
2. Là nguyên lý hoạt động của bóng đèn sợi đốt
Sơ đồ nguyên lý bóng đèn sợi đốt hồi cấp 2 ai ai cũng được học.
Nguyên lý là: Khi chúng ta cắm điện, thì sẽ có một dòng điện xuất hiện, dòng diện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc phát sáng. Ánh sáng đèn sợi đốt được sinh ra từ nhiệt độ cao lý giải tại sao đèn sợi đốt rất nóng và hiệu năng phát sáng không cao như đèn huỳnh quang hay đèn LED hiện tại.
Thêm một thông tin bonus cho các bạn vì mình mới đọc được điều này về lịch sử bóng đèn điện khá thú vị.
Cứ nhắc tới "bóng đèn" là người ta auto nghĩ tới cái tên "Edison" với 10.000 lần thí nghiệm thất bại – Nhưng sự thật là, Thomas Edison hoàn toàn không phải là người phát minh ra bóng đèn.
Edison được ghi nhận là nhà phát minh ra bóng đèn bởi ông đã đăng ký bằng sáng chế bóng đèn vào năm 1879 và giúp hoàn thiện nó thành một sản phẩm thương mại. Tuy nhiên, chiếc bóng đèn đầu tiên được phát minh vào năm 1840 bởi Warren de la Rue, một nhà khoa học người Anh.
De la Rue sử dụng một sợi bạch kim trong bóng đèn của mình, nên bóng đèn lúc ấy đắt quá, mấy ai mà có tiền sử dụng hàng ngày cơ chứ. May thay vào năm 1860, một nhà hóa học người Anh tên Joseph Swan (sao lại lấy tên con thiên nga nhỉ???) đã phát triển được một chiếc bóng đèn với sợi tóc làm từ giấy carbon hóa. Sự thay đổi này giúp bóng đèn có giá thành rẻ hơn nhiều, và Swan đã đăng ký bằng sáng chế cho thiết kế mới vào năm 1878. Tuy nhiên, thiết kế của ông vẫn không phải là thiết kế thực dụng nhất. Edison đã tiếp tục hoàn thiện nó với một thiết kế sợi tóc mới, hiệu quả hơn.
Sau một vài tranh cãi về vấn đề ai sở hữu thiết kế (Edison thậm chí từng một lần kiện Swan), bộ đôi này đã hợp lực để mở công ty đèn điện Edison and Swan. Tuy nhiên, lịch sử hầu như đã lãng quên cống hiến của Swan, và Edison cuối cùng được ghi nhận là nhà phát minh ra bóng đèn điện. Công lao của 2 nhà khoa học kia bị phủi mờ luôn. Kể cũng hơi buồn nhỉ.
Minh Q. Hoang
Sợi đốt là sợi được chế tạo từ Wolfram. Lý do tại sao dùng Wolfram thì do Edison đã test trên rất nhiều kim loại và nhận ra Wolfram là kim loại có thể bị nung nóng sáng mà ko dễ nóng chảy và đứt.
Nguyên lý: Sợi đốt được quấn nhiều vòng tạo thành một điện trở, lớn đến mức khi dòng điện chạy qua thì nó nóng lên và phát sáng. Ánh sáng đèn sợi đốt được sinh ra từ nhiệt độ cao lý giải tại sao đèn sợi đốt rất nóng và hiệu năng phát sáng không cao như đèn huỳnh quang hay đèn LED hiện tại.