Người xưa dạy chúng ta điều gì về "thấu hiểu bản thân" và "mưu cầu hạnh phúc"?
Trên đây có lẽ là 2 mệnh đề luôn làm con người chúng ta phải canh cánh suy nghĩ nhiều nhất. Chúng ta ai cũng muốn đạt được một thứ, một trạng thái mông lung không rõ ràng nào đó gọi là "hạnh phúc", nhưng ít người biết tự ngồi xuống phân tích, suy nghĩ xem rốt cục hạnh phúc đối với bản thân mình nghĩa là gì.
Trong bài viết này, mình xin trích dẫn một vài quan điểm triết lý từ cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử - một trong những cuốn sách "dạy làm người" đầu tiên và quan trọng nhất từng được biết đến từ Trung Hoa cổ đại. Bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rõ hơn con người trong xã hội cổ đại nhìn nhận vấn đề "thấu hiểu bản thân" và "mưu cầu hạnh phúc như thế nào".
(Redsvn.net)
"Thấu hiểu bản thân" - phải chăng chúng ta đang đi ngược đường?
Con người luôn tự nhận là giống loài thông minh nhất, bởi chúng ta có khả năng quan sát và tìm hiểu thế giới xung quanh, từ đó đi đến việc nắm bắt và chinh phục nó. Thế nhưng, con người lại cực kỳ lạ lẫm với thế giới nội tâm của mình, đặc biệt là con người trong xã hội hiện đại.
Các triết gia cả phương Tây lẫn phương Đông từ xa xưa đã ngộ ra được điều này, nên luôn tích cực khuyến khích con người trong việc tìm hiểu thế giới nội tâm của mình. Quá trình này phải song hành với việc tìm hiểu thế giới bên ngoài.
Trong chương 33 của Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã từng luận rằng:
Tri nhân giả trí, tự tri giả minh.
Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường.
Dịch nghĩa:
Biết người là thông minh, biết mình là sáng suốt.
Thắng người là có sức mạnh, tự thắng mình còn mạnh mẽ gấp bội.
(Dixie Yid)
Ý Lão Tử muốn hướng người đọc vào việc thấu hiểu bản thân trước, chiến thắng bản thân trước, rồi mới xoay mình ra thế giới bên ngoài và bắt đầu hành đạo. Chỉ khi chúng ta đã thực sự hiểu biết bản thân, biết mình muốn gì và không muốn gì, ta mới có thể lập nên các kế hoạch cho bản thân dựa trên nhận thức đó.
Lão Tử cũng từng nói:
Tướng do tâm sanh,
Tâm tịnh Thần sáng,
Thần sáng Trí minh,
Tâm bất tịnh, Thần suy,
Thần bất tịnh, Trí bất minh.
Ở đây ý Lão Tử muốn nói: suy nghĩ sáng suốt (trí minh), sức sống (thần) và vẻ bề ngoài (tướng) của một con người phụ thuốc tất cả vào tâm của người đó. Chữ "tâm" ở đây có thể được hiểu là những suy nghĩ không mang tính ích kỷ, tập trung làm lợi bản thân, mà làm lợi cho tất cả chúng sinh. Mọi hành sự của đời người cần phải bắt nguồn từ việc thấu hiểu nội tâm của mình.
Vậy, Lão Tử nói gì về vấn đề "mưu cầu hạnh phúc"?
Triết lý của Lão Tử nổi tiếng nhất có lẽ là ở quan điểm sống trung dung, hoặc "vô vi". Khái niệm "vô vi" có thể được hiểu là hạn chế suy nghĩ, hạn chế mưu cầu. Nói cách khác, Lão Tử khuyên con người không nên quá quan tâm về việc đạt được hạnh phúc. Tại sao lại như vậy?
Lý do là vì ông quan niệm rằng "hạnh phúc" là một khái niệm được tạo ra bởi suy nghĩ của con người. Nó vốn là một thứ "nhân tạo". Bản thân khái niệm này không mang bất cứ ý nghĩa nào. Quan điểm này được thể hiện qua chương 2 của cuốn Đạo Đức Kinh:
Thiên hạ giai tri mĩ chi vi mĩ, tư ác dĩ.
Giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ.
Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hoà, tiền hậu tương tuỳ.
......
(blog.sivanaspirit.com)
Dịch nghĩa:
Người ta sinh ra khái niệm "đẹp", nên tự nhiên xuất hiện cái "không đẹp".
Người ta sinh ra khái niệm "thiện", nên cái "bất thiện" cũng xuất hiện.
"Có" và "không", "dễ" và "khó", "ngắn" và "dài", "cao" và "thấp", "âm" và "thanh", "trước" và "sau" đều tồn tại cùng nhau.
......
Trích đoạn trên có ý nói trong vũ trụ này vốn không tồn tại những khái niệm như thiện-ác, đẹp-xấu, hạnh phúc-bất hạnh. Những thái cực này tồn tại là do suy nghĩ của con người, và chúng cũng tồn tại tương sinh với nhau, nghĩa là không có cái này sẽ không có cái kia - không có đẹp tất không có xấu...
Như vậy, chúng ta không thể tách cái bất hạnh khỏi cái hạnh phúc, bởi chúng tồn tại tương sinh với nhau. Lão Tử vì thế luôn khuyên con người hạn chế mưu cầu, vì vũ trụ này luôn tự cân bằng nó. Thay vào đó, ông khuyên con người sống trung dung, biết chấp nhận và vượt qua khó khăn, sống hòa hợp với vũ trụ.
(giphy.com)
Tổng kết lại thì, mọi thành bại trong đời người đều xuất phát từ sự thấu hiểu bản thân trước, và khi hành sự, chúng ta nên tạm thời dẹp bỏ những toan tính cá nhân sang một bên. Nếu kiên quyết theo đuổi hạnh phúc, chúng ta nên ý thức được tính tương sinh giữa nó với cái bất hạnh. Các bạn nghĩ gì về quan điểm này của Lão Tử?
Nguồn: