Người Việt ở nước ngoài có cần đổi tên Tây?

  1. Văn hóa

Hôm trước mình có đọc được một câu chuyện của một người bạn, em gái cô - Phúc Bùi, hiện đang học tại Đại học Lane (Oakland, Mỹ). Trong một email, giáo sư Matthew Hubbard nói với Phúc rằng tên cô — “Phúc Bùi” nghe giống một từ chửi thề trong tiếng Anh.

Ông một mực đòi Phúc phải “Anh hoá" tên mình để tôn trọng ông và những người bạn cùng lớp. Phúc kiến nghị vị giáo sư này lên nhà trường, chỉ ra rằng yêu cầu của ông mang nặng tính phân biệt chủng tộc.

Từ khóa: 

văn hóa

Vậy sao mấy ông Tây qua đây lại ko đổi sang tên Việt? Tên tuổi là do cha sinh mẹ đẻ, ghi lên cái thẻ căn cước là được Pháp luật thừa nhận. Dù có khó nghe cũng là cái riêng của mỗi người, bởi vậy mới gọi là tên riêng. Nên tên thế nào thì y như vậy. Nếu có khó đọc đối với ng nước ngoài thì có thể gọi theo biệt danh. Đối với mình tên là cái rất thiêng liêng nên tài khoản mình luôn đầy đủ họ tên (tất nhiên trừ các tài khoản mình muốn ẩn danh) :)))

Trả lời

Vậy sao mấy ông Tây qua đây lại ko đổi sang tên Việt? Tên tuổi là do cha sinh mẹ đẻ, ghi lên cái thẻ căn cước là được Pháp luật thừa nhận. Dù có khó nghe cũng là cái riêng của mỗi người, bởi vậy mới gọi là tên riêng. Nên tên thế nào thì y như vậy. Nếu có khó đọc đối với ng nước ngoài thì có thể gọi theo biệt danh. Đối với mình tên là cái rất thiêng liêng nên tài khoản mình luôn đầy đủ họ tên (tất nhiên trừ các tài khoản mình muốn ẩn danh) :)))

Tuỳ vào mong muốn của mỗi người, và do sở thích nữa, nếu bạn thấy nên có để mọi người thuận tiện gọi bạn hơn thì không sao, có thể tự đặt.

Còn như Phúc cũng không sai, vì bạn yêu quý cái tên đó. Bảo là cần thì hơi gò ép quá bạn ạ.

Em họ của bạn mình sinh ra ở Mỹ chứ không phải qua Mỹ sau nhé: nhưng một đứa tên PHÚC, một đứa tên PHÁT (cả 2 lại là con gái); và cả 2 đứa chẳng cần có thêm tên tiếng Anh.