Người Việt giang hồ - Tại sao Khá Bảnh lại hot thế?

  1. Tâm lý học

Bài viết dưới đây là một phân tích thú vị dưới góc độ xã hội học truyền thông của tác giả Nguyễn Trung Kiên. Tác giả hiện đang là nghiên cứu sinh xã hội học tại Đại học Monash

------------------------------------------------------

Tôi đã đăng ký theo dõi Khá Bảnh được một thời gian từ khi hiện tượng mạng này nổi lên ở Việt Nam. Đó là một hiện tượng rất thú vị. Nếu ngày trước, các vlogger như Toàn Shinoda, JVevermind, HuyMe, An Nguy, v.v. - hầu hết là thế hệ du học sinh vừa trẻ trung tài năng - được giới trẻ ngưỡng mộ vì các video thảo luận các vấn đề đời sống xã hội dưới góc nhìn thú vị của họ, thì ngày nay, một nhóm vlogger khác như Khá BảnH, Phú Lê, Dũng Trọc, Dương Minh Tuyền, v.v. nổi lên là 'người trong giang hồ' - tên một bộ truyện rất nổi tiếng của Hong Kong - cũng rất được một phần giới trẻ mến mộ. Và Khá BảnH (chữ H viết hoa) là một trong số người dẫn đầu. Với một kênh Youtube mới được thành lập từ 7/1/2014, tức mới khoảng 5 năm, kênh của Khá đã rất thành công. Kênh Youtube của anh được tới 1,854,568 ngừoi subcribers, đứng thứ 60 trong số các kênh Youtube được subcribe nhiều nhất ở Việt Nam. Để so sánh, số lượng này thua Sơn Tùng MTP (có 3,6 triệu subcribers), nhưng hơn xa các ca sĩ có tuổi nghề như Đàm Vĩnh Hưng (381 nghìn), hay các ca sĩ trẻ mới nổi như Win 365 (202 nghìn), Bích Phương (1,1 triệu), và hơn cả các kênh đầu tư rất công phu như Huỳnh Lập (1,663 triệu), DAMTV (1,61 triệu) hay Kem Xôi TV (1,548 triệu).

Về mặt nội dung, các video bàn về các hoạt động chủ yếu là ăn chơi của Khá và anh em, hình thức không được gọt giũa chuyên nghiệp, chỉ là quay lại bằng điện thoại như một dạng 'tự quay' rồi post lên mạng.

Vậy có điều gì khiến Khá lại hot đến vậy?

Từ góc độ xã hội học, có thể đưa ra các kiến giải như sau:

1. Khá nổi lên như một phát ngôn về giá trị của nhóm giang hồ KIỂU MỚI

Nếu đặt trong bối cảnh giang hồ/xã hội đen, Khá có thể được xem là một hình mẫu 'lý tưởng' của sự thành đạt. Xuyên suốt trong các video của Khá là hình ảnh một đại ca trẻ, không quá khoa trương, không tạo ra cảnh bạo lực, ứng xử có phép với tiền bối, hào phóng với đám đàn em (có lần đi chơi về Khá thưởng nóng mỗi đàn em 50 triệu. v.v.), có nhiều đàn em theo, không hà hiếp dân lành (đánh đàn em vì rồ ga trong làng), và làm tiền sạch (làm phim ảnh, kiếm tiền từ Youtube một cách chính đáng), v.v. Với lối 'đối nhân xử thế' đó, Khá được mô tả hoặc hiện lên qua cộng đồng mạng như một đại ca có tiềm năng thay thế lớp tiền bối, được nhiều được lớp đại ca tiền bối kính nể (Dũng Trọc, Phú Lê, Dương Minh Tuyền, v.v.), và được giới giang hồ tôn trọng (thể hiện qua các cuộc đón tiếp từ Bắc đến Nam).

image


Hãy phân tích thêm các diễn ngôn mà BảnH hay đặt vào các video của mình. Mỗi phát ngôn thể hiện các giá trị sống của Khá BảnH: Sống có phong cách riêng, lẽ đời là sống phải đẹp, sống với bản lĩnh thật sự của chính mình, quân tử, v.v. Các phát ngôn có cá tính và tỏ ra sự bản lĩnh, đường đường chính chính. Đọc qua nghe như các phát ngôn của các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc vậy.

"BảnH Sống theo Phong Cách Của BảnH . BảnH Ko thể Hiện Gì Cả . Mà đúng theo Khuôn Khổ Sóng Của BảnH là Thế ! Thịch Hợp Với Ai cẦn Thích Hợp, KO hợp vỚi Chỗ ko thích hợp !...

✅ -lẼ đỜi Là + sỐNg pHải đẸp !

✅ -sỐng vỚi BảN LĩnH tHậT Sự cỦa cHínH MìnH !

✅ -BưỚc đưỜng BảnH đI --------------

✅ -ChiếC GưƠng ChiẾu SáNg 2 Từ "|| QUÂN-TỬ ||" !"

Và không chỉ thành công ở tạo dựng các giá trị vô hình đó, Khá còn được xem là mẫu hình giang hồ có tài lực (nhiều tiền). Một trong những cách kiếm tiền của Khá là qua nhận tiền của kênh Youtube. Không chỉ là một thành công 'ảo', kênh của Khá được cho mang lại thu nhập rất lớn. Theo socialblade.com, kênh này nhận được từ 21k - 339k đô/tháng, và từ 254k-4,3 triệu đô một năm - dĩ nhiên là nếu duy trì tốc độ subcribe và lượt xem như hiện nay.

Trong một video được upload lên của chính chủ nhân kênh này, Khá cho biết nhận được khoảng 100 triệu đồng/tháng tiền từ Youtube

Ngoài thu tiền quảng cáo, Khá cũng là người quảng bá cho bimono – một kênh kiếm tiền ảo. Với mức thu nhập này, không khó để hình dung vì sao Khá BảnH được hâm mộ. Một người khán giả bình luận:

"Giang hồ xưa chém nhau tranh địa bàn

Giang hồ nay tranh nút Vàng Youtube"

Hay một bạn trẻ khác ca tụng:

"A bảnh như Trần Hạo Nam phiên bản đời thực ý... ngầu!!!" - Trần Hạo Nam là một đại ca xã hội đen trong bộ truyện Người trong giang hồ rất nổi tiếng của Hồng Kong. 

Youtube cũng như các mạng lứoi xã hội khác (Facebook, Twitter) thường cho phép tạo ra các hình tượng cá nhân mang tính tích cực và che giấu đi mặt tiêu cực (Boon & Sinclair 2009). Nói như Erving Goffman, đó chính là các sàn diễn (frontstage) cho phép chúng ta thể hiện những điều chúng ta muốn hay điều công chúng muốn xem. Cho nên, nhìn vào các tài khoản online, chúng ta thường thấy sự hào nhoáng mà không thấy điều tiêu cực thường chỉ xuất hiện phía sau sân khấu (backstage). Và khi nhìn vào Khá, một đại ca vừa có tiền, có đàn em, vừa có được kính trọng của anh em, thì người xem càng có lý do để theo dõi, thậm chí ngưỡng mộ. Việc xem Khá BảnH có thể xuất phát từ tò mò về một hiện tượng mới. Người ta vào xem vì muốn xem 'chuyện gì đang diễn ra' và cái đời sống giang hồ mà Khá BảnH đại diện tiêu biểu nó như thế nào. Nhưng, không thể phủ nhận một thực tế rằng Khá BảnH với các gía trị giang hồ cũng tạo ra được sức hút đối với đám đông, đặc biệt là giới trẻ.

2. Khá tạo ra được các sản phẩm có khả năng tạo 'trend'.

Trung bình một ngày kênh của Khá BảnH có thêm 11,5 nghìn subcribers và 2,17 triệu lượt xem, một tháng có hơn 345 nghìn và 65,2 triệu lượt xem. Đó là một con số rất lớn.

Hay một ý phản biện khác cho rằng "trí thức con nhà gia giáo' mà sống không ra gì thì không thể trở thành định hướng cho chính xã hội hiện tại. Trong bối cảnh đó, những người 'sống có tình có nghĩa' như Khá cần được tôn trọng: "đừng chửi ai cả vì tụi m cũng ko bằng ngta đâu...giang hồ nhưng ngta sống có tình có nghĩa...còn bọn chó chúng m mang danh tri thức con nhà gia giáo hả mà sống như l*l"

- “Khá Bảnh Ra Tù AE Xã Hội Lên Đón Đông Như Phim Trung Quốc !”: 13 triệu lượt xem, 47 k likes và 6k dislikes.

- “Khá BảnH cHơi cùNg Ae Klub One !”: 9,7 triệu, 36k likes/3k6 dislike

- “Khá BảnH Dạy Dỗ Em Út Bướng Chỗ Cần Bướng !”: 9,1 triệu, 134k likes/ 11k dislikes

- “Bất Ngờ Về Doanh Thu Youtube Của Khá BảnH | Bị Thằng Em Ăn Suốt 1 Năm Trời”: 8,2 triệu, 128k likes/ 8.4k dislikes

- “Với Khá BảnH Ba Vợ Nữa Cũng Không Thành Vấn Đề !” 7 triệu, 97k likes/4.9k dislikes

v.v.

Một nghiên cứu năm 2011 của Asur và cộng sự về yếu tố trạo trend (xu hướng) trên Twitter cho biết, một chủ đề có khả năng trở thành hot topic bởi vì lượng retweet của người theo dõi. Tương tự, càng nhiều người tham gia tương tác, comment thì càng dễ tạo ra xu hướng. Và một trong những yếu tố khiến cho video/topic càng trở nên hot hơn chính là việc nó tạo ra được sự tranh luận, tức tạo ra hai phe: ủng hộ và phản đối. Hãy nhìn vào các video trích trên, số lượng likes và dislikes luôn lên tới vài chục, thậm chí trăm nghìn. Số dislikes dù không nhiều bằng số likes nhưng có thể tạo ra một chất xúc tác để làm cho sự chú ý về video trở nên lan nhanh, rộng hơn trong cộng đồng mạng.

3. Khá BảnH là đại diện cho một giá trị 'anh hùng' cho bộ phận xã hội trong bối cảnh xã hội loạn giá trị

Trong xã hội, con người thường định hướng bản thân tới các hình mẫu giá trị. Thông thường đó là những hình mẫu được trọng vọng vì có truyền thống (con nhà gia giáo), có học vấn cao (nỗ lực trên con đường tri thức), giữ chức vụ trong hệ thống chính quyền hay công an (những người được cho là đại diện cho lẽ phải). Nhưng niềm tin vào các đối tượng 'chính danh' bị xói mòn bởi các vụ việc như quan chức tham nhũng trong xây dựng đền đài, công trình giao thông; vụ thầy cô có liên quan đến bán dâm trẻ em; công an giao thông ăn hối lộ, v.v.. Khi những hành vi lệch chuẩn chẳng hạn như một kẻ được cho là trí thức cưỡng hôn cô gái chỉ bị phạt 200k, pháp luật và chế tài đang trở nên vô hại và không có khả năng thực hiện chức năng định hướng hành vi.

Lúc đó, các nhân vật xã hội trở thành người tạo ra giá trị và được ngưỡng mộ. Đó có thể là ca sĩ có năng lực, đó có thể là biểu trưng của sắc đẹp, đó là thể là hình tượng của đại gia giàu có, và đó có thể là Khá – một nhân vật giang hồ. TRONG BỐI CẢNH CÁC KHUÔN MẪU VÀ HỆ GIÁ TRỊ CHÍNH DANH BỊ XÓI MÒN, VÀ MỘT BỘ PHẬN GIỚI TRẺ SINH RA VÀ LỚN LÊN TRONG SỰ LUNG LAY KHÔNG BIẾT ĐẶT NIỀM TIN VÀO ĐÂU THÌ KHÁ BẢNH LẠI LÀ MỘT NHÂN VẬT CÓ KHẢ NĂNG TẠO RA CÁC GIÁ TRỊ LẤP CHỖ TRỐNG VÀO SỰ HỤT HẪNG ĐÓ.

Chẳng hạn, phân tích từ trao đổi trên một video của Khá, chúng ta thấy được có người phản đối nhưng cũng không ít người ủng hộ. Càng đáng chú ý hơn là lý do ủng hộ - phản đối.

Chẳng hạn một luận điểm phản đối:

- Thể loại này cũng được tôn làm idol à? "vl,giờ có cả THỂ LOẠI TRẺ TRÂU ntn đc tôn làm idol à... :)))" (337 likes) (tôi in hoa nhằm mục đích làm nổi bật)

nhưng cũng có người ủng hộ bằng cách nêu lên tính cách NGHĨA HIỆP và hào sảng của Khá:

"Nó chơi bời, đánh đấm thế nào không quan trọng. Quan trọng thằng này chắc SỐNG ĐẸP thì anh em mới tiếp đón nhiệt tình và đông như này. Còn nó chơi bời, nó nhảy nhót, bay lắm, nó đâm chém thế nào kệ mẹ nó. Tao là tao thích cái TÌNH ANH EM, đông đúc. Thử hỏi nếu ví dụ chúng mày đi trại, thì liệu có nổi 2 3 thằng đi đón chúng mày như này không" (1,4 k likes) (tôi in hoa nhằm mục đích làm nổi bật)

Có người không tin, và phủ nhận tính cách này, cho rằng bản chất giang hồ là "bán đứng nhau bất cứ lúc nào":

"Chẳng có giang hồ l** nào tình nghĩa đâu, mày thấy ai có ăn có học, chăm chỉ, có thể kiếm công việc làm ổn định, đàng hoàng mà lại đi làm giang hồ không. Lũ này là đạp lên nhau mà sống, khi có vấn đề sẵn sàng bán đứng nhau bất cứ lúc nào, có kẹc mà tình nghĩa anh em."

Nhưng cũng có người cho rằng những người ăn học cao (có giáo dục), làm công an (đại diện cho giá trị chính nghĩa và tầng lớp quan chức trong xã hội) mà còn 'kiếm chác' từ tài sản công thì những người 'giang hồ' như Khá tự làm ra tiền còn có giá trị hơn:

"vậy là mày chả hiểu rồi có những thằng ă học cao lên làm CA này nọ nhưng

khi đã hết thời rồi thì cũng về làm dân thường và kiếm chát được miến nào hay miếng đó thở cái xã hội này ko có thằng nào sai hay đúng cả mà là thằng nào mạnh thì ăn th[ôi] chứ cần j phải dẩm đạp nhau"

Hay một ý phản biện khác cho rằng "trí thức con nhà gia giáo' mà sống không ra gì thì không thể trở thành định hướng cho chính xã hội hiện tại. Trong bối cảnh đó, những người 'sống có tình có nghĩa' như Khá cần được tôn trọng:

"đừng chửi ai cả vì tụi m cũng ko bằng ngta đâu...giang hồ nhưng ngta sống có tình có nghĩa...còn bọn chó chúng m mang danh tri thức con nhà gia giáo hả mà sống như l**"

Những ý này cho thấy một nhận thức đảo lộn về giá trị quy chiếu. Những người thuộc các nhóm xã hội như người có gia đình gia giáo, được học hành lên cao, làm quan chức đáng lẽ phải làm tiền đồn bảo vệ cho lẽ phải, và định hướng, tạo ra khuôn mẫu giá trị đúng đắn cho giới trẻ nói riêng và xã hội nói chung noi theo thì lại trở thành nguồn gốc của xói mòn niềm tin và mất định hướng giá trị. Và trong bối cảnh đó, ngoài những ca sĩ trẻ có năng lực âm nhạc tạo trend như Sơn Tùng MTP, hay các nhóm hài như FAP TV, DAM TV, những người "giang hồ" như Khá BảnH cũng có thể trở thành nhóm người giương cờ giá trị cho những người mất định hướng bấu víu vào.

T.B: Bài viết chỉ phân tích khách quan hiện tượng, không có ý ủng hộ hay phản đối nhân vật được phân tích.

Nguồn: Nguyễn Trung Kiên/Khoa học tội phạm

Các bạn xem thêm phóng sự này để có thêm cái nhìn nhé:

Từ khóa: 

khá bảnh

,

marketing

,

xã hội

,

tâm lý học

,

tâm lý học