Người Việt có "Tết" Việt
Tiết trời đang trong giai đoạn chuyển giao mùa. Lại sắp được đón tết bên gia đình, bạn bè,... Một cái tết đoàn viên. Mình không có ý phê phán hay phản biện mà chỉ góp ý một chút về cái "nguồn gốc tết" mà tác giả bài viết trong đường dẫn đã trình bày.
Cái "nguốn gốc Tết" mà tác giả trên đã trình bày là cái nhìn nằm trên phương diện văn hóa Trung Quốc chứ không phải cái "Tết" chung.
Nguồn gốc "Tết" nếu tính thì phải xét cái tết âm lịch (tính lịch âm - lịch theo chuyển động của mặt trăng) là chỉ thời khắc chuyển giao năm cũ với năm mới ở tất cả các quốc gia có nền văn minh nông nghiệp - đặc biệt là nông nghiệp lúa nước.
Theo quan niệm của tác giả bài viết trên thì bản thân mình chỉ hiểu là Tết phải bắt nguồn từ Trung Quốc. Và tất cả những quốc gia ăn tết âm lịch đều là "ăn theo" Trung Quốc à? Cái nhìn này quá phiếm diện!
Điểm thứ 2 mình muốn nói là về tết riêng tết Việt Nam. Tết Việt Nam có những điểm riêng biệt mà chắc chắn các quốc gia khác chưa chắc có. Đó là phong tục gói bánh chưng bánh giầy có nguồn gốc từ thời Lang Liêu, phong tục chưng dưa hấu ngày tết trên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên bắt nguồn từ tích Mai An Tiêm, phong tục trồng và hạ Niêu ngày tết,... Những phong tục mình kể trên chỉ là 1 trong những phong tục riêng biệt của dân tộc Việt chứ không vay mượn của văn hóa nước nào khác.
Điều thứ 3 mình sẽ nói về vài cái đặc điểm trong ngày tết có sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia trong đó có Việt Nam. Đó là món thịt kho tàu. Ngay cái tên là gợi lên cái sự ảnh hưởng của Trung Quốc (Tàu) và đúng nguồn gốc món này là thịt kho Tô Đông Pha nhưng ở Việt Nam hiện nay đã biến tấu đủ kiểu từ thịt kho hột vịt, thịt kho trứng cút,...
Trên đây là những ý kiến cá nhân của mình về nguồn gốc chung và một số đặc điểm riêng của tết ở Việt Nam nói riêng và tết âm lịch nói chung.
Bài viết có sử dụng hình ảnh của trang web trangsucdaquy.vn
tết
,văn hóa
Cảm ơn tác giả đã phản hồi bài viết và đưa cho mình những góc nhìn về Tết Việt, nhưng ngoài đón năm mới theo chuyển giao năm mới theo lịch âm- lịch chuyển động của mặt trăng thì mình có tìm hiểu phần lớn các quốc gia ăn Tết theo lịch âm đều có sự ảnh hưởng lớn từ việc du nhập văn hóa Trung Quốc từ ngàn năm trước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và ngay cả Việt Nam.
Việc bạn nói cái nhìn của bài viết mình phiếm diện mình sẽ tiếp thu nhưng theo sự hiểu biết của mình về sự phát triển của văn hóa Trung Quốc du nhập vào các nước phương Đông rất lớn, và khó có thể đoán được liệu Tết có xuất phát từ đó không?
Nguyễn Trần Phương Trâm
Cảm ơn tác giả đã phản hồi bài viết và đưa cho mình những góc nhìn về Tết Việt, nhưng ngoài đón năm mới theo chuyển giao năm mới theo lịch âm- lịch chuyển động của mặt trăng thì mình có tìm hiểu phần lớn các quốc gia ăn Tết theo lịch âm đều có sự ảnh hưởng lớn từ việc du nhập văn hóa Trung Quốc từ ngàn năm trước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và ngay cả Việt Nam.
Việc bạn nói cái nhìn của bài viết mình phiếm diện mình sẽ tiếp thu nhưng theo sự hiểu biết của mình về sự phát triển của văn hóa Trung Quốc du nhập vào các nước phương Đông rất lớn, và khó có thể đoán được liệu Tết có xuất phát từ đó không?