Người trẻ "hóng drama" để làm gì?
Hôm nay trên Báo Thanh niên có bài mình thấy khá hay: Người trẻ "hóng drama" để làm gì? nói đúng về thực trạng giới trẻ ngày nay với phong trào "hóng drama" bất chấp.
Liệu rằng, "hóng drama" cho vui, nhằm mục đích giải trí giảm stress hay đằng sau phong trào này còn nhiều vấn đề lớn hơn xoay quanh việc tiếp nhận thông tin của người trẻ, chiêu trò truyền thông bẩn và câu chuyện mạng xã hội độc hại đang dần làm hư giới trẻ?
người trẻ tuổi
,hóng drama
,xã hội
,hỏi xoáy đáp hay
,chuyện tuổi 20s
Không chỉ là người trẻ mà bất kỳ ai cũng có nhu cầu hóng drama. Để giải trí giảm stress, giết thời gian, để hòa nhập, trò chuyện cùng mọi người nếu không muốn trở thành “người rừng.”... Việc hóng, hít drama đã trở thành một “đặc sản” không thể thiếu của cộng đồng mạng.
Nhiều bạn trẻ cho rằng, những câu chuyện của người khác lại cho họ thêm nhiều góc nhìn khác về cuộc sống, đôi khi lại quá “trần trụi” mà trên sách báo hay các phương tiện truyền thông chính thống lại ít thấy hơn. Những tin tức “bóc phốt” nghe chừng như là việc làm của những kẻ “vô công rỗi nghề,” nhưng thật chất lại truyền đạt những bài học về cuộc sống, dạy người xem sống như thế nào để không “sai” như những vụ bê bối rùm beng khắp trên mạng xã hội. “Drama” có thể cho người xem những sự thật được che đậy sau bức bình phong hào nhoáng của một người, để rồi bản thân tự nhủ rằng không nên đặt quá nhiều niềm tin vào ai đó, và phải có cái nhìn cẩn trọng hơn vào những gì mình thấy.
Thế nhưng, lợi thì ít mà hại thì nhiều. Hóng drama thôi sao vui, phải cmt, phải bày tỏ ý kiến, phải tranh cãi và dần dần, câu chuyện đi xa hơn gây nên những mặt trái nhức nhối vô cùng.
Mình vốn không quan tâm nhiều về showbiz nhưng những câu chuyện gần đây về cái chết của các ngôi sao Hàn khiến bản thân phải lưu tâm. Việc tụm năm tụm bảy, kết bè kéo phái để bàn chuyện phiếm, hít drama đôi khi trở nên cực đoan và độc đoán khi nội dung của những vấn đề được mổ xẻ với mục đích công kích hay làm tổn thương người khác. Các vụ “drama” thường được lan truyền với tốc độ chóng mặt nhưng độ xác thực vẫn luôn là một dấu hỏi lớn khiến người hóng drama có khả năng tiếp nhận thông tin lệch lạc. Hơn nữa, những đối tượng bị “bóc phốt” sẽ trở thành con mồi của vô vàn lời nói cay nghiệt.
Truyền thông bẩn dẫn dắt dư luận và làm hư giới trẻ!
Điều này đúng.
Chỉ cần lên facebook là bội thực thông tin từ các fanpage lớn bé. Tin đưa giật gân nhằm câu khách, mổ xẻ đời tư người khác cũng như người nổi tiếng để kéo người dùng. Giới trẻ vốn tò mò tất nhiên cả tin và xuôi theo ý đồ của những người làm truyền thông bẩn rồi.
Xét từ góc độ học thuật, đây là một dạng chiến thuật trong chiến lược marketing “xây dựng cộng đồng”. Song chiến lược này không khuyến khích đưa tin giật gân, câu khách hay tin giả, bới móc đời tư người nổi tiếng. Một cộng đồng được tạo dựng từ những thông tin thiếu cơ sở sẽ không tạo ra giá trị cho xã hội, từ đó thiếu cơ sở để tồn tại một cách bền vững.
Nhiều người trẻ lệch lạc trong việc tiếp nhận thông tin.
Điều này không sai.
Vì các em không phân biệt được đâu là thông tin chính thống đâu không phải. Không ai dạy cho các em điều đó nhưng thật sự, cũng không ai có thể dạy được các em ngoại trừ việc, chính các em phải tự nhận thức, hóng drama nhưng hóng văn minh và biết điểm dừng. Đôi khi, chính những việc làm thiếu suy nghĩ của một người lại trở thành gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người trong cuộc. Và khi sự việc đã trở nên không thể cứu vãn được nữa, thì nỗi ân hận và những lời xin lỗi sẽ không có tác dụng gì nữa.
Lan Phương
Không chỉ là người trẻ mà bất kỳ ai cũng có nhu cầu hóng drama. Để giải trí giảm stress, giết thời gian, để hòa nhập, trò chuyện cùng mọi người nếu không muốn trở thành “người rừng.”... Việc hóng, hít drama đã trở thành một “đặc sản” không thể thiếu của cộng đồng mạng.
Nhiều bạn trẻ cho rằng, những câu chuyện của người khác lại cho họ thêm nhiều góc nhìn khác về cuộc sống, đôi khi lại quá “trần trụi” mà trên sách báo hay các phương tiện truyền thông chính thống lại ít thấy hơn. Những tin tức “bóc phốt” nghe chừng như là việc làm của những kẻ “vô công rỗi nghề,” nhưng thật chất lại truyền đạt những bài học về cuộc sống, dạy người xem sống như thế nào để không “sai” như những vụ bê bối rùm beng khắp trên mạng xã hội. “Drama” có thể cho người xem những sự thật được che đậy sau bức bình phong hào nhoáng của một người, để rồi bản thân tự nhủ rằng không nên đặt quá nhiều niềm tin vào ai đó, và phải có cái nhìn cẩn trọng hơn vào những gì mình thấy.
Thế nhưng, lợi thì ít mà hại thì nhiều. Hóng drama thôi sao vui, phải cmt, phải bày tỏ ý kiến, phải tranh cãi và dần dần, câu chuyện đi xa hơn gây nên những mặt trái nhức nhối vô cùng.
Mình vốn không quan tâm nhiều về showbiz nhưng những câu chuyện gần đây về cái chết của các ngôi sao Hàn khiến bản thân phải lưu tâm. Việc tụm năm tụm bảy, kết bè kéo phái để bàn chuyện phiếm, hít drama đôi khi trở nên cực đoan và độc đoán khi nội dung của những vấn đề được mổ xẻ với mục đích công kích hay làm tổn thương người khác. Các vụ “drama” thường được lan truyền với tốc độ chóng mặt nhưng độ xác thực vẫn luôn là một dấu hỏi lớn khiến người hóng drama có khả năng tiếp nhận thông tin lệch lạc. Hơn nữa, những đối tượng bị “bóc phốt” sẽ trở thành con mồi của vô vàn lời nói cay nghiệt.
Truyền thông bẩn dẫn dắt dư luận và làm hư giới trẻ!
Điều này đúng.
Chỉ cần lên facebook là bội thực thông tin từ các fanpage lớn bé. Tin đưa giật gân nhằm câu khách, mổ xẻ đời tư người khác cũng như người nổi tiếng để kéo người dùng. Giới trẻ vốn tò mò tất nhiên cả tin và xuôi theo ý đồ của những người làm truyền thông bẩn rồi.
Xét từ góc độ học thuật, đây là một dạng chiến thuật trong chiến lược marketing “xây dựng cộng đồng”. Song chiến lược này không khuyến khích đưa tin giật gân, câu khách hay tin giả, bới móc đời tư người nổi tiếng. Một cộng đồng được tạo dựng từ những thông tin thiếu cơ sở sẽ không tạo ra giá trị cho xã hội, từ đó thiếu cơ sở để tồn tại một cách bền vững.
Nhiều người trẻ lệch lạc trong việc tiếp nhận thông tin.
Điều này không sai.
Vì các em không phân biệt được đâu là thông tin chính thống đâu không phải. Không ai dạy cho các em điều đó nhưng thật sự, cũng không ai có thể dạy được các em ngoại trừ việc, chính các em phải tự nhận thức, hóng drama nhưng hóng văn minh và biết điểm dừng. Đôi khi, chính những việc làm thiếu suy nghĩ của một người lại trở thành gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người trong cuộc. Và khi sự việc đã trở nên không thể cứu vãn được nữa, thì nỗi ân hận và những lời xin lỗi sẽ không có tác dụng gì nữa.
Kim Anh
có thể nói từ khóa " hóng drama" ko còn quá xa lạ vs giới trẻ hiện nay cũng như đã có từ rất lâu đc sử dụng bằng việc "buôn dưa lê bán dưa chuột" nhưng hóng daram nó cũng mang nhiều yếu tố về lợi lẫn hại.
việc hóng darama giờ lan tỏa rất nhanh trên các trang mạng xã hội cg như một số bn trẻ sử dụng ñ nguồn darama đó để phê phán chỉ trích thì ko sai để từ đó mọi người thấy bài học trg cuộc sống nhưng bên cạnh đó một số bn trẻ lại sử dụng vc đó để kiếm tương tác, lượt like, sự nổi tiếng...!
có thể giải trí, giảm stree,...vv nó không sai nhưng gtrẻ lại chx phân biệt đúng đắn hay sai trái lại đổ thêm dầu vào các cuộc darama để lm cuộc darama lên căng từ đó ảnh hưởng tới ng trg cuộc drama và dẫn tới nhiều hậu quả ko lường đc VD: trg các cuộc đánh nhau...
nhưng điều gtrẻ cần chú ý là hóng drama ko sai nhưng hóng drama cần phân biệt đúng sai cũng như rút ra cho bài học cho bản thân cg như ko ảnh hưởng làm tổn hại,tổn thw ng trong cuộc mà hãy giúp ngta giải quyết vấn đề hay góp ý
( ý kiến riêng của bản thân tôi ko nói lên điều đúng 100% nhưng nói lên mặt tồn tại của gtrẻ hiện nay )
Minh Hiếu
Mịch Mịch
Hóng drama trên facebook quá chán, cho mình hỏi Noron có drama gì hay ho để hóng😂
Nguyễn Quỳnh Anh
Theo mình nghĩ, người trẻ thường có khuynh hướng tò mò, muốn bắt kịp thời đại. Với cả có những người khá là rảnh rỗi. Nhưng đôi lúc hóng drama cũng là một cách để giải trí, giảm stress. Hóng drama cũng có thể là một phần bản chất của con người. Với thời đại bây giờ thì không chỉ có người trẻ hóng drama mà còn có cả người trưởng thành, người già nữa.
Võ Thanh Vĩ
- Dựa trên góc nhìn tâm lý trong Marketing về "hóng drama" mình có ý kiến sau:
- Hãy tưởng tượng drama là một cồi đất nhô lên ở một mặt đường láng mịn, dẫn đến người ta sẽ chú ý cồi đất, sau đó họ sẽ bức rứt khó chịu và thực hiện hành động nào đấy để làm sao cồi đất ấy bay hỏi mặt đường đẹp đẽ kia.
- Theo mình nghĩ hóng drama không có gì sai cả mà quan trọng bạn đừng nghe theo ý kiến số đông của những người công kích, ném đá hay bình luận tiêu cực mà phải suy xét dưới góc độ thấu hiểu, thấu cảm của bản thân nhằm tránh chịu ảnh hưởng tiêu cực, tránh bị dắt mũi của dư luận.
Vĩ Content - Sứ Giả Content
👉Nhớ cho mình xin lượt follow nha. Cảm ơn bạn ^^
Linhhalav
Mình tưởng mình đã hết tuổi đi hóng drama :)), mà sau mấy cái phát ngôn của nam chính trong màn drama gần đây thì mình cho phép mình đi hóng tiếp =))
Và mình nghĩ, 1 phần, khi hóng drama, mình tự “cho phép” mình quyền phán xét người khác, bàn luận đúng sai và chờ “quả” của phe ác quỷ =)). Nchung cũng đôi khi ngây thơ khờ dại như vậy đấy, k biết các bạn trẻ thì như nào =))