Người trẻ hiện nay có phải đang rất có ý thức trong việc giữ gìn và phát triển lịch sự dân tộc không?
giới trẻ
,lịch sử
,xã hội
Khi người trẻ hồi sinh Cổ phục: Tương lai nối dài từ quá khứ
Nguồn: Báo Công An Nhân Dân, EMOI.VN
Hai năm gần đây, đưa trang phục cổ truyền của dân tộc vào đời sống hiện đại được bạn trẻ trên khắp mọi miền đất nước hưởng ứng nhiệt tình. Trào lưu này không chỉ có sự tham gia của các nhà thiết kế, nhà nghiên cứu trẻ mà còn có sự chung tay ứng dụng của cả cộng đồng.
Hồi đầu năm, một sự kiện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Đó là ngày hội cổ phục “Tóc xanh - Vạt áo”. Tại đây, các cô cậu sinh viên háo hức hóa thân thành ông hoàng, bà chúa, những tiểu thư, công tử, chiến binh, nữ quan… thuộc nhiều triều đại xưa cũ.
Rõ ràng, định kiến giới trẻ không mặn mà với lịch sử dân tộc cần được xem xét lại một cách thấu đáo. Khi các loại hình nghệ thuật như điện ảnh, âm nhạc, thời trang, hội họa… xem lịch sử là kho báu vô tận để khai thác thì dường như định kiến này bắt đầu lung lay.
“Chủ xị” của hàng loạt hội nhóm hay dự án về cổ phục như “Dệt nên triều đại”, “Ỷ vân hiên”, “Hoa văn Đại Việt”, “Nguyên Phong đoạn lĩnh”… đa phần đều là người trẻ. Lòng nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm của thanh xuân được tiếp thêm sức mạnh nhờ sự cố vấn, hỗ trợ của các nhà sử học, nhà nghiên cứu lão làng, uy tín.
.Nếu phải kể tên những gương mặt trẻ tiêu biểu trong hành trình hồi sinh cổ phục thì danh sách khá dài. Họ là những nhà thiết kế, nhà nghiên cứu tuổi đời mới đôi mươi như Tôn Thất Minh Khôi, Trần Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Đức Lộc… Mang trong mình dòng máu hoàng tộc, từ nhỏ Tôn Thất Minh Khôi đã lẽo đẽo theo cha, theo ông tìm hiểu về gia phả nguồn cội.
Cũng bắt đầu từ vạch xuất phát với nhóm “Đại Việt cổ phong” (một nhóm trên facebook gồm những bạn trẻ yêu thích các vấn đề lịch sử) như Nguyễn Đức Lộc, cô nàng Nguyễn Thị Trang đã chọn cho mình con đường với cổ phục cách tân. “Việt Cổ Phục cách tân” của Trang là cửa hàng quen thuộc cho những ai thích cổ phục gọn nhẹ, tiện lợi để đi chơi, dạo phố hoặc đi học, đi làm. Những hoa văn, kiểu dáng cổ thời Nguyễn, thời Lý, Trần trở nên mới lạ khi áp dụng vào những trang phục hiện đại.
Nói như một nhà nghiên cứu nước ngoài: cách tốt nhất để bảo tồn các di sản là cho chúng một đời sống trong xã hội đương đại. Chính bản thân những người trẻ đã tiên phong làm người mở đường đến với lịch sử một cách thú vị, lôi cuốn từ những thứ giản dị, thiết thực như cổ phục. Từ họ, niềm đam mê cổ phục nói riêng và tinh hoa dân tộc qua các thời kỳ nói chung được lan truyền mạnh mẽ trên những mái đầu còn xanh, để nếp xưa đi vào xã hội hôm nay, để cổ phục Việt không mờ nhạt trước cổ phục nước ngoài, để bạn bè năm châu trầm trồ trước vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Tổng hợp: Group Đại Học Đừng Học Đại
Shared by Đinh Tê (Maybe You Missed This F***king News)
Qua vừa đọc bài này thì nay gặp câu hỏi này luôn, tiện share cho các bạn đọc.
Anh Dũng
Khi người trẻ hồi sinh Cổ phục: Tương lai nối dài từ quá khứ
Hai năm gần đây, đưa trang phục cổ truyền của dân tộc vào đời sống hiện đại được bạn trẻ trên khắp mọi miền đất nước hưởng ứng nhiệt tình. Trào lưu này không chỉ có sự tham gia của các nhà thiết kế, nhà nghiên cứu trẻ mà còn có sự chung tay ứng dụng của cả cộng đồng.
Hồi đầu năm, một sự kiện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Đó là ngày hội cổ phục “Tóc xanh - Vạt áo”. Tại đây, các cô cậu sinh viên háo hức hóa thân thành ông hoàng, bà chúa, những tiểu thư, công tử, chiến binh, nữ quan… thuộc nhiều triều đại xưa cũ.
Rõ ràng, định kiến giới trẻ không mặn mà với lịch sử dân tộc cần được xem xét lại một cách thấu đáo. Khi các loại hình nghệ thuật như điện ảnh, âm nhạc, thời trang, hội họa… xem lịch sử là kho báu vô tận để khai thác thì dường như định kiến này bắt đầu lung lay.
“Chủ xị” của hàng loạt hội nhóm hay dự án về cổ phục như “Dệt nên triều đại”, “Ỷ vân hiên”, “Hoa văn Đại Việt”, “Nguyên Phong đoạn lĩnh”… đa phần đều là người trẻ. Lòng nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm của thanh xuân được tiếp thêm sức mạnh nhờ sự cố vấn, hỗ trợ của các nhà sử học, nhà nghiên cứu lão làng, uy tín.
.Nếu phải kể tên những gương mặt trẻ tiêu biểu trong hành trình hồi sinh cổ phục thì danh sách khá dài. Họ là những nhà thiết kế, nhà nghiên cứu tuổi đời mới đôi mươi như Tôn Thất Minh Khôi, Trần Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Đức Lộc… Mang trong mình dòng máu hoàng tộc, từ nhỏ Tôn Thất Minh Khôi đã lẽo đẽo theo cha, theo ông tìm hiểu về gia phả nguồn cội.
Cũng bắt đầu từ vạch xuất phát với nhóm “Đại Việt cổ phong” (một nhóm trên facebook gồm những bạn trẻ yêu thích các vấn đề lịch sử) như Nguyễn Đức Lộc, cô nàng Nguyễn Thị Trang đã chọn cho mình con đường với cổ phục cách tân. “Việt Cổ Phục cách tân” của Trang là cửa hàng quen thuộc cho những ai thích cổ phục gọn nhẹ, tiện lợi để đi chơi, dạo phố hoặc đi học, đi làm. Những hoa văn, kiểu dáng cổ thời Nguyễn, thời Lý, Trần trở nên mới lạ khi áp dụng vào những trang phục hiện đại.
Nói như một nhà nghiên cứu nước ngoài: cách tốt nhất để bảo tồn các di sản là cho chúng một đời sống trong xã hội đương đại. Chính bản thân những người trẻ đã tiên phong làm người mở đường đến với lịch sử một cách thú vị, lôi cuốn từ những thứ giản dị, thiết thực như cổ phục. Từ họ, niềm đam mê cổ phục nói riêng và tinh hoa dân tộc qua các thời kỳ nói chung được lan truyền mạnh mẽ trên những mái đầu còn xanh, để nếp xưa đi vào xã hội hôm nay, để cổ phục Việt không mờ nhạt trước cổ phục nước ngoài, để bạn bè năm châu trầm trồ trước vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Tổng hợp: Group Đại Học Đừng Học Đại
Shared by Đinh Tê (Maybe You Missed This F***king News)
Qua vừa đọc bài này thì nay gặp câu hỏi này luôn, tiện share cho các bạn đọc.
Phúc Lâm
Bây giờ Cổ phục Việt Nam được rất nhiều bạn học sinh chọn làm concept cho bộ kỷ yếu cuối cấp đấy. Đây là bộ ảnh kỷ yếu lấy ý tưởng từ cổ phục triều Nguyễn của học sinh Nam Định.