Người thông minh có phải người thành công?

  1. Kỹ năng mềm

Liệu có phải cứ thông minh thì sẽ thành công không?

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Ở thời điểm hiện tại, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều "loại" thông minh khác nhau từ số học, hình ảnh, hay âm nhạc, v.v. Nên thực tế để xác định "người thông minh" là một người như thế nào e rằng không còn là một vấn đề đơn giản như cách hiểu cũ. Nhưng ở đây hãy đưa ra một định nghĩa ngắn gọn như sau:

"Người thông minh là người có khả năng tốt trong việc tiếp thu, xử lý, và tạo ra một hay nhiều dạng thông tin nhất định (âm thanh, hình ảnh, không gian, ngôn ngữ, tính toán, v.v.)."

https://cdn.noron.vn/2021/04/13/992554424516270-1618297191.png

Để trả lời câu hỏi, chúng ta cũng cần nhìn vào sâu hơn sự thành công. Trong bối cảnh hiện tại khi Sự thành công được mang ra tái định nghĩa và điều chỉnh nhằm thoát ly khỏi các định kiến kinh tế và địa vị xã hội, ta nên tiếp cận sự thành công với một công thức chung như sau:

"Thành công là một trạng thái khi một cá nhân hay tập thể đạt đến được một cấp độ giá trị nhất định (tài chính, quyền lực, tri thức, kĩ năng, đạo đức, v.v.) hoặc hoàn thành một hay nhiều mục tiêu được đề ra trước đó. Trạng thái thành công có thể được tiếp cận như là một trạng thái chủ quan (tự thân tôi/tập thể của tôi công nhận mình) hoặc liên chủ quan (nhận được sự công nhận của nhiều cá nhân/tập thể khác) hoặc cả hai. Trạng thái thành công vì vậy mang tính tương đối và thời điểm."

=> Với hai cách hiểu như vậy về người thông minh và sự thành công, ta có thể thấy yếu tố cốt lõi của sự thành công nằm ở sự công nhận tương đối dù là từ bản thân mỗi người/tập thể hay từ các cá nhân/tập thể bên ngoài.

Một người thông minh dù có đạt đến được những cấp độ giá trị cao hơn và nhiều thành tích hơn so với đại đa số, họ chỉ có thể là một người thành công nếu tự thân họ cho là như thế, hoặc là xã hội cho là như thế, hoặc là cả hai. Câu trả lời này cuối cùng vẫn có thể áp dụng cho các đối tượng không phải người thông minh như người giàu, người có chỉ số EQ cao, v.v. Vì vậy, sự thành công có thể được nhìn nhận như là một trạng thái tâm lý (trong trường hợp tự tôi công nhận) hoặc một trạng thái xã hội (trong trường hợp xã hội công nhận dựa trên các tiêu chuẩn chung).

https://cdn.noron.vn/2021/04/13/992554424516271-1618297220.png

Một trong những cách tiếp cận truyền thống với câu hỏi trên là việc liên hệ sự thông minh với chỉ số IQ (Intelligence Quotient), còn sự thành công lại được quyết định phần lớn bởi chỉ số EQ (Emotional Quotient). Điều này xảy ra vì vốn sự thành công được đặt trong bối cảnh xã hội hơn là cá nhân, mà bối cảnh xã hội lại đề cao sự tương tác giữa người và người. Bên cạnh đó, sự thông minh vẫn thường xuyên được liên hệ độc quyền với khả năng tính toán. Tuy nhiên, góc nhìn này khá đặc thù cho xã hội Việt Nam vốn mang tính cộng đồng cao, từ đó cũng coi trọng EQ hơn.

Dù vậy, vẫn còn tồn tại rất nhiều cách tiếp cận với câu hỏi trên, nó có thể vận dụng những khái niệm hoàn toàn mới, hoặc mang tính phản biện, phủ định hai cách trên.

Trả lời

Ở thời điểm hiện tại, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều "loại" thông minh khác nhau từ số học, hình ảnh, hay âm nhạc, v.v. Nên thực tế để xác định "người thông minh" là một người như thế nào e rằng không còn là một vấn đề đơn giản như cách hiểu cũ. Nhưng ở đây hãy đưa ra một định nghĩa ngắn gọn như sau:

"Người thông minh là người có khả năng tốt trong việc tiếp thu, xử lý, và tạo ra một hay nhiều dạng thông tin nhất định (âm thanh, hình ảnh, không gian, ngôn ngữ, tính toán, v.v.)."

https://cdn.noron.vn/2021/04/13/992554424516270-1618297191.png

Để trả lời câu hỏi, chúng ta cũng cần nhìn vào sâu hơn sự thành công. Trong bối cảnh hiện tại khi Sự thành công được mang ra tái định nghĩa và điều chỉnh nhằm thoát ly khỏi các định kiến kinh tế và địa vị xã hội, ta nên tiếp cận sự thành công với một công thức chung như sau:

"Thành công là một trạng thái khi một cá nhân hay tập thể đạt đến được một cấp độ giá trị nhất định (tài chính, quyền lực, tri thức, kĩ năng, đạo đức, v.v.) hoặc hoàn thành một hay nhiều mục tiêu được đề ra trước đó. Trạng thái thành công có thể được tiếp cận như là một trạng thái chủ quan (tự thân tôi/tập thể của tôi công nhận mình) hoặc liên chủ quan (nhận được sự công nhận của nhiều cá nhân/tập thể khác) hoặc cả hai. Trạng thái thành công vì vậy mang tính tương đối và thời điểm."

=> Với hai cách hiểu như vậy về người thông minh và sự thành công, ta có thể thấy yếu tố cốt lõi của sự thành công nằm ở sự công nhận tương đối dù là từ bản thân mỗi người/tập thể hay từ các cá nhân/tập thể bên ngoài.

Một người thông minh dù có đạt đến được những cấp độ giá trị cao hơn và nhiều thành tích hơn so với đại đa số, họ chỉ có thể là một người thành công nếu tự thân họ cho là như thế, hoặc là xã hội cho là như thế, hoặc là cả hai. Câu trả lời này cuối cùng vẫn có thể áp dụng cho các đối tượng không phải người thông minh như người giàu, người có chỉ số EQ cao, v.v. Vì vậy, sự thành công có thể được nhìn nhận như là một trạng thái tâm lý (trong trường hợp tự tôi công nhận) hoặc một trạng thái xã hội (trong trường hợp xã hội công nhận dựa trên các tiêu chuẩn chung).

https://cdn.noron.vn/2021/04/13/992554424516271-1618297220.png

Một trong những cách tiếp cận truyền thống với câu hỏi trên là việc liên hệ sự thông minh với chỉ số IQ (Intelligence Quotient), còn sự thành công lại được quyết định phần lớn bởi chỉ số EQ (Emotional Quotient). Điều này xảy ra vì vốn sự thành công được đặt trong bối cảnh xã hội hơn là cá nhân, mà bối cảnh xã hội lại đề cao sự tương tác giữa người và người. Bên cạnh đó, sự thông minh vẫn thường xuyên được liên hệ độc quyền với khả năng tính toán. Tuy nhiên, góc nhìn này khá đặc thù cho xã hội Việt Nam vốn mang tính cộng đồng cao, từ đó cũng coi trọng EQ hơn.

Dù vậy, vẫn còn tồn tại rất nhiều cách tiếp cận với câu hỏi trên, nó có thể vận dụng những khái niệm hoàn toàn mới, hoặc mang tính phản biện, phủ định hai cách trên.

yeu-to-de-ban-thanh-cong

Theo quan điểm của mình thì người thông minh chưa chắc là người thành công, cái này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Những người thông minh đôi khi thấy thành công chủ yếu nhờ vào trí tuệ và không xem trọng các kỹ năng khác. Nguyên nhân đến từ những đứa trẻ thông minh từ thường nhận được rất nhiều sự đánh giá trong những năm tháng đầu đời rằng trí thông minh của chúng có giá trị. Chúng lớn lên được bảo rằng chúng thông minh, và trong thời gian đi học, trải nghiệm rằng thành công đến với chúng dễ dàng hơn so với những người bạn khác. Kết quả là họ sẽ tiếp tục tập trung vào trí tuệ của mình khi trưởng thành. Vì thế nếu chỉ tập trung vào điểm mạnh tự có của bản thân mà không phát triển các kỹ năng mềm khác, họ cũng khó mà đạt được thành công.

Khi ai đó nắm bắt các khái niệm một cách nhanh chóng và có tiêu chuẩn cao cho hiệu suất của chính họ, điều đó có thể tạo ra khó khăn khi làm việc với những người chậm hơn. Một người luôn phải chờ đợi người khác khi làm chung thường cảm thấy khó chịu, lâu dần tinh thần làm việc nhóm của họ trở nên giảm sút. Điều này cũng là một nguyên nhân gây nên nhiều khó khăn trong công việc của những người thông minh.

Người thông minh dễ trở nên nhàm chán với việc thực hiện các hành vi tương tự lặp đi lặp lại. Một số loại thành công bắt nguồn từ sự sáng tạo, nhưng các loại khác đến từ việc trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực và thực hiện một loạt các hành vi lặp đi lặp lại. Nếu thông minh, tò mò và yêu thích học hỏi, họ có thể thấy mình nhanh chóng mất hứng thú với bất cứ điều gì một khi đã tìm ra nó. Phần thực thi của hiệu suất có thể làm họ chán, và họ không ngừng học hỏi những điều mới. Đó cũng là nguyên nhân có thể khiến những người thông minh gặp trở ngại trong việc đạt được thành công như mong muốn.

"Khiêm tốn, cởi mở, công bằng và chân thực là đặc điểm quan trọng nhất của một người thành công, chứ không phải là người thông minh nhất hay người làm việc chăm chỉ nhất”, Dimon, người điều hành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ và quản lý hơn 250.000 nhân viên trên toàn cầu nói với tổng biên tập của LinkedIn, Daniel Roth, trong một video.

"Luôn hoàn thành công việc, sát sao, có kỷ luật, biết lập kế hoạch, có óc phân tích..., có những đặc điểm này có thể làm tăng năng suất của bạn, nhưng chìa khóa thực sự của một người thành công không chỉ nằm ở đó", Dimon nói với Roth.

Ông cho rằng yếu tố quan trọng nhất của một người thành công đó là “có sự tôn trọng đối với mọi người, chứ không phải là có “sức hút” hay sở hữu “sức mạnh não bộ” ". Để đạt được thành công, hãy “đối xử với mọi người theo cách bạn muốn được đối xử. Hãy tôn trọng mọi người" là những điều mà Dimon đã nhấn mạnh.

Mong rằng bài viết của mình sẽ hữu ích cho những bạn tự ti về trí tuệ của bản thân 💛

Chắc chắn là không rồi. Thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có cả may mắn :'(

Ngoài ra, còn tùy coi thế nào mới gọi là "thành công". Ngay hiện tại mình đang đọc cuốn "De consolatione philosophiae" của Boethius (mới tạm dừng để đang lướt mạng xíu). Ổng là một người thông minh. Nhưng bị oan và tra tấn và tử hình. Ngược lại, các tác phẩm của ông lưu danh muôn đời. Vậy ông có thành công không? Mình cũng nghĩ đến vô số những người tài khác như Socrates, Vincent van Gogh, hay Nguyễn Trãi với vụ án Lệ Chi Viên,...

Người thông minh chưa chắc thành công nhưng người thành công thì chắc chắn phải thông minh. Vì thông minh nhưng lại chỉ nghĩ cho riêng mình, chỉ tập trung lo cho mục tiêu bản thân, chỉ vơ vét cho cá nhân thì khó thành công lắm.

Còn người thành công, đã va nhiều, đã sai nhiều, đã vấp nhiều đủ để nhìn ra các mối quan hệ phải thế nào, chia sẻ lợi ích thế nào, cân đối các nguồn lực thế nào, nói chung không thể ngu ngơ mà thành công được.

Do đó nó là đi song song chứ không phải là mối quan hệ hệ quả.

Cũng không hẳn đâu bạn vì thành công còn phụ thuộc và nhìu yếu tố . Gia Cát Lượng có 1 câu rất hay " Sự khác biệt giữa người thắng và kẻ thua ko phải là trí thức hay sức mạnh, mà đó là ý trí " .

Mik chỉ cần có ý trí cái zề cũng thành công thôi . Nhưng thông minh đóng 1 vai trò cũng rất quan trọng Jack Ma đã nói " những ng giàu có nhất họ rất lười biếng, họ ko chăm chỉ . Nhưng họ lười biếng 1 cách thông minh "

Một người được cho là khả năng trí tuệ thấp nhưng anh ta vẫn có khả năng tự sửa được cái bật lửa hỏng liệu đó có phải là thành công?

người thông minh hơn sẽ có được những thành công mà độ khó cao hơn so với nhiều người khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Thông minh vẫn chưa đủ. Thông minh thì phải có tâm. Và có tiền. Thì mới gọi là thành công. Nếu như thông minh mà tư tưởng họ xấu họ chỉ nghĩ ra đi gẹt người và hại người. Thì sau gọi là thành công được