Người ta dùng cách gì để phiên âm từ chữ Hán Việt tượng hình sang chữ Hán Việt được viết bằng chữ Quốc Ngữ?
Ví dụ như chữ
龍
sẽ được viết bằng chữ Quốc Ngữ là "long" chứ không phải các từ khác. Mình tò mò quá!
văn hóa
Mình đồng ý với quan điểm bên trên của bạn Vinh
Còn nếu bạn muốn hiểu sâu xa hơn thì, mình có thể lấy ví dụ về chữ Hán trong tiếng Trung nhé.
Ví dụ chữ 龍 của bạn đi ~ pinyin là "long" không sai, nhưng mà để ra được chữ pinyin như này ~ thì cũng cần trải qua bước trung gian nữa.
Ví dụ: chữ 黄 (hoàng) trong cuốn 说文解字(Thuyết văn giải tự), ký hiệu phiên âm sẽ là 乎光切 - huguangjie
Nghĩa là "h" của "hu" sẽ ghép với "uang" của "guang" thành chữ "Huang" - pinyin của chữ 黄.
Còn nếu bạn muốn biết rõ hơn về các chữ khác thì mời bạn đọc cuốn Thuyết văn giải tự :))) và học thêm chữ Hán ~
Bên Trung họ có rất nhiều cách để pinyin, nhưng mình thấy cách trên là phổ biến nhất ~
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nhung Tran
Nguyễn Quang Vinh
Chữ Quốc Ngữ là chữ tượng thanh, nó dùng các ký tự Latinh để ghi lại âm đọc của 1 từ. Nên khi đọc lên, từ phát âm thế nào thì sẽ đc ghi lại với các tập hợp ký tự có cách phát âm tương ứng.
Với chữ 龍, tiếng Trung sẽ đọc là "Lũng" theo như mình nghe, ông bà ngày xưa nghe và đọc thành âm "Long" (tất nhiên ko phải viết là "long"). Sau khi chữ Quốc Ngữ ra đời, âm "Long" đó được ghi lại bằng chữ Latinh và phát âm là Lờ - ong - long.
Tóm lại, quá trình là nghe, phiên âm lại và ghi bằng ký tự mới. Kiểu Umbrella thì đc học sinh phiên thành Ôm-bà-ré-la vậy :))))