Người Pháp để lại cho nước Việt Nam những gì?
Nước Pháp cai trị Việt Nam trong 61 năm. Để lại nhiều khổ nhục cho dân tộc; những tội ác của thực dân Pháp chúng ta cũng đã thảo luận nhiều, từ lao động khổ sai đến vơ vét của cải. Nhưng bên cạnh đó, những gì người Pháp mang tới đã tạo ra những thay đổi đáng kể trên đất nước ta - một đất nước thuần nông nghiệp suốt chiều dài lịch sử.
1- Cơ sở hạ tầng:
Trước đó chúng ta có rất ít đô thị, thậm chí có giai đoạn chỉ 1 mình Thăng Long là đô thị lớn, còn 99% là làng xã. Sau này thì sinh ra thêm Phú Xuân, Gia Định. Người Pháp đến đã thay đổi hoàn toàn điều đó, hàng loạt đô thị hiện đại theo kiểu châu Âu mọc lên, với các công trình kỳ lạ như khách sạn, nhà hàng hay nhà ga, thành phố được quy hoạch cực kỳ bài bản.
Hà Nội bị Pháp chiếm chính thức năm 1888, chỉ vài năm sau họ đã hoàn thành xong rồng sắt Long Biên, chưa kể Trường Tiền ở Huế. Đó là những công trình hiện đại cả về kỹ thuật và kiến trúc, chưa từng có ở Đông Dương. Vậy mà ngay cùng lúc đó người Pháp làm đường tàu hỏa, đường quốc lộ xuyên Việt, thậm chí họ còn tính xuyên cả miền Tây và qua tận Campuchia. Một thứ mà trước đó chúng ta cũng không thể nghĩ tới.
2- Giáo dục và văn hóa:
Khi vào trường học, bao giờ các thầy cô cũng đứng ở cửa, chờ lũ học trò đi qua ngả mũ lễ phép chào. Các thầy cô giáo rất trân trọng học trò. Đó là những lễ nghi mà nền giáo dục thuộc địa rất trân trọng. Chưa kể, người Pháp đưa các môn tự nhiên Toán Lý Hóa vào chương trình, học sinh không còn phải chuyên cày Tam Tự Kinh ê a các kiểu như trước.
Họ cũng rất ý thức chuyện bảo tồn các giá trị văn hóa và thiên nhiên bản địa, là những người đầu tiên nghĩ đến việc đưa kinh đô Huế, Sapa, Đồ Sơn, Bạch Mã, vân vân, trở thành các điểm du lịch đặc sắc tại Đông Dương.
3- Bồn cầu:
Yeah, rất cơ bản nhưng suốt thời phong kiến chúng ta không dùng bồn cầu. Ngay cả công chúa Ngọc Hân đi tiểu cũng phải dùng cách khác, theo như "Tây Sơn hành" của Trần Danh Án:
"Gọi a hoàn bưng chậu nước đi tiểu một cái
Tiếng nước tiểu như dòng thác tuôn
Dòng thác sóng sánh một đi không trở lại"
4- Bánh mì:
Petit pain, hay bánh mì, được người Pháp mang vào Việt Nam lần đầu để phục vụ binh lính trong suốt thời gian Pháp đô hộ Đông Dương từ năm 1858 tới khi thất bại trong trận Điện Biên Phủ ở Việt Nam năm 1954. Đã quá lâu kể từ lúc chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam, nhưng khi Tổng thống Francois Hollande đến thăm Việt Nam, ông vẫn nhận thấy dấu ấn di sản tinh hoa của Pháp, đó là bánh mì baguette. Giờ bạn đến đường Cao Thắng ở quận 3, vẫn còn hàng bánh mì Hòa Mã trứ danh. Bánh mì kẹp với pate hay jambon là những đặc trưng của ẩm thực Pháp giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống ẩm thực Sài Gòn.
Còn rất nhiều nhưng mình xin nhường lại cho các bạn thảo luận. Bạn có bổ sung gì nữa không? :D
pháp thuộc
,bánh mì
,nhà nguyễn
,hà nội
,việt nam
,lịch sử
Cái quan trọng nhất là thoát Trung, 'mở mắt' làm thức tỉnh dân ta biết "Thiên ngoại hữu thiên", ngoài trời (Trung Hoa) còn có trời khác (Tây phương) lớn hơn! Về học thuật, chữ viết thay đổi từ tượng hình (Hán, Nôm) qua La tinh (Tây phương) xem như là dấu mốc quan trọng nhất trong việc thoát khỏi được mấy ngàn năm bị đô hộ văn hoá.
Phương Vân
Cái quan trọng nhất là thoát Trung, 'mở mắt' làm thức tỉnh dân ta biết "Thiên ngoại hữu thiên", ngoài trời (Trung Hoa) còn có trời khác (Tây phương) lớn hơn! Về học thuật, chữ viết thay đổi từ tượng hình (Hán, Nôm) qua La tinh (Tây phương) xem như là dấu mốc quan trọng nhất trong việc thoát khỏi được mấy ngàn năm bị đô hộ văn hoá.
012135xxxxx
em nghĩ tuy pháp có bốc lột thiệt nhưng những gì Pháp đem lại cho chúng ta không ít, xây dựng rất tốt. Thời ông nội em còn sống còn có khả năng nói tiếng Pháp lẫn tiếng Việt như nhau, còn bây giờ thì......... Nếu trách Pháp thì cũng đúng mà chê bai không thì không được. Có 1 điều e thiết nghĩ nếu Mỹ or Anh đô hộ thì chắc sẽ đỡ hơn.
Nhân Bùi Quang
Sĩ Bùi
Tuy nói Pháp đô hộ VN là xấu nhưng em cảm thấy "nhờ" có Pháp mà VN mới phát triển và dễ tiến nhập vào thời kì cận đại, ví dụ chữ la tính (kí tự ABC), những danh từ mượn(Patê, ban côn v.v..), những thành tựu khoa học và đó cũng là nền tảng để VN phát triển khoa học và tri thức của người VN phát triển (thay vì học nho, học văn thơ thì giờ học toán lí hóa v.v..), Pháp để lại di sản cho VN rất nhiều mặt cả vật thể lẫn phi vật thể.
nguyentien711@yahoo.com
nếu Pháp ko vào VN thì sao nhỉ :"3 chắc vẫn còn vác gươm chọt nhau :"3
Ngocha Nguyenthi
Văn hóa đèn bàn :v
Anh Duc Nguyen
Chào bạn, mình đã đọc qua bài của bạn, đúng là có những thứ Pháp để lại trên đất nước Việt Nam, và sẽ có nhiều người cho đó gọi là văn mình, nhưng chúng ta nên nhớ những gì pháp đem đến cho Việt Nam đơn giản chỉ là việc hỗ trợ chúng khai thác thuộc địa, và nó chả có ý nghĩa gì để giúp cuộc sống của nhân dân Việt Nam mình tốt lên cả. Ví dụ như cơ sở hạ tầng, chúng xây lên để có thể thuận tiện đưa những tài nguyên của chúng ta về đất nước của chúng, về giáo dục đó là việc chúng ngu dân chúng ta, dậy chung ta không phải người Việt Nam mà giáo dục chúng ta thành một người nô lệ của Pháp,... những gì chúng mang đến cho Việt Nam có thể nói là phát triển hơn so với chúng ta tại thời điểm đó những hãy đừng quên nó chỉ phục vụ người pháp và những kẻ Việt gian bán nước, còn nhân dân chúng ta chỉ bị chúng bóc lột, đừng quên điều này nhé.
Ngô Hoài Sơn
ko ít thứ tích cực