Người Nhật ăn gà rán KFC đón Giáng sinh?
Mình biết người Nhật có nhiều văn hóa rất độc đáo, nhưng văn hóa ăn gà KFC dịp Giáng Sinh thì từ đâu mà có nhỉ?
văn hóa
Theo người phát ngôn của công ty KFC Nhật Bản Motoichi Nakatani, truyền thống này bắt đầu nhờ vào Takeshi Okawara, giám đốc cửa hàng KFC đầu tiên ở nước Nhật.
Ngay sau khi nhà hàng đầu tiên của chuỗi thức ăn nhanh này khai trương vào năm 1970, Okawara tỉnh giấc giữa đêm và vội vàng ghi chép một ý tưởng bật ra với ông từ giấc mơ: bán một "thùng quà tiệc" vào dịp Giáng Sinh. Okawara ấp ủ giấc mơ sau khi nghe lỏm một cặp đôi người nước ngoài trong nhà hàng của ông nói về việc họ nhớ gà tây đến mức nào khi Giáng Sinh đến, bà Nakatani tả lại. Ông Okawara hi vọng một bữa tiệc Giáng Sinh với gà rán có thể là một sự thay thế tốt, vì thế ông bắt đầu quảng bá "thùng quà tiệc" của ông như một cách mừng lễ Giáng Sinh.
Vào năm 1974, KFC lên kế hoạch quảng bá sản phẩm này toàn quốc, và gọi nó là Kurisumasu ni wa Kentakkii, có nghĩa là Gà rán Kentucky cho Giáng Sinh. Dự án ngay lập tức thành công như diều gặp gió, và ông Okawara từng học tại Đại học Havard cũng thăng tiến nhanh chóng. Ông trở thành Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Gà rán KFC Nhật Bản từ năm 1984-2002.
Quảng cáo bữa ăn Giáng Sinh của công ty này thể hiện hình ảnh các gia đình Nhật Bản hạnh phúc quây quần quanh thùng quà là gà rán. Không chỉ có ức gà và đùi gà, bữa tiệc được chuyển đổi thành hộp thức ăn gia đình đặc biệt có đầy gà rán, bánh ngọt và rượu.
Các cửa hàng cũng trang trí lại nhân vật hình ảnh của công ty, Đại tá Sanders cười tươi với bộ râu trắng, giờ đây mặc trang phục ông già Noel trong dịp lễ. Trong một quốc gia vốn tôn vinh các giá trị với người lớn tuổi, Ông già Sanders mặc áo đỏ ngay lập tức trở thành biểu tượng của kỳ lễ hội.
Đặng Thị Lan Anh
Theo người phát ngôn của công ty KFC Nhật Bản Motoichi Nakatani, truyền thống này bắt đầu nhờ vào Takeshi Okawara, giám đốc cửa hàng KFC đầu tiên ở nước Nhật.
Ngay sau khi nhà hàng đầu tiên của chuỗi thức ăn nhanh này khai trương vào năm 1970, Okawara tỉnh giấc giữa đêm và vội vàng ghi chép một ý tưởng bật ra với ông từ giấc mơ: bán một "thùng quà tiệc" vào dịp Giáng Sinh. Okawara ấp ủ giấc mơ sau khi nghe lỏm một cặp đôi người nước ngoài trong nhà hàng của ông nói về việc họ nhớ gà tây đến mức nào khi Giáng Sinh đến, bà Nakatani tả lại. Ông Okawara hi vọng một bữa tiệc Giáng Sinh với gà rán có thể là một sự thay thế tốt, vì thế ông bắt đầu quảng bá "thùng quà tiệc" của ông như một cách mừng lễ Giáng Sinh.
Vào năm 1974, KFC lên kế hoạch quảng bá sản phẩm này toàn quốc, và gọi nó là Kurisumasu ni wa Kentakkii, có nghĩa là Gà rán Kentucky cho Giáng Sinh. Dự án ngay lập tức thành công như diều gặp gió, và ông Okawara từng học tại Đại học Havard cũng thăng tiến nhanh chóng. Ông trở thành Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Gà rán KFC Nhật Bản từ năm 1984-2002.
Quảng cáo bữa ăn Giáng Sinh của công ty này thể hiện hình ảnh các gia đình Nhật Bản hạnh phúc quây quần quanh thùng quà là gà rán. Không chỉ có ức gà và đùi gà, bữa tiệc được chuyển đổi thành hộp thức ăn gia đình đặc biệt có đầy gà rán, bánh ngọt và rượu.
Các cửa hàng cũng trang trí lại nhân vật hình ảnh của công ty, Đại tá Sanders cười tươi với bộ râu trắng, giờ đây mặc trang phục ông già Noel trong dịp lễ. Trong một quốc gia vốn tôn vinh các giá trị với người lớn tuổi, Ông già Sanders mặc áo đỏ ngay lập tức trở thành biểu tượng của kỳ lễ hội.
Rukahn