Người mắc bệnh Gout nên có chế độ ăn như thế nào?
sức khoẻ
Trước khi xây dựng một chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout, ta cần hiểu bệnh này là gì, và gây ra những gì.
Bệnh Gout là một dạng viêm khớp do thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lý. Đối với nam giới, bệnh Gout xuất hiện ở tuổi trung niên (tuổi 40 - 50) chiếm 95%; ở nữ thường xảy ra sau thời kì mãn kinh. Bên cạnh đó, những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh Gout... cũng là đối tượng của bệnh Gout.
Điều trị Gout cần kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và chế độ ăn uống hợp lý. Trong đó, chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị và giảm các cơn đau Gout cấp tính, mãn tính.
Người bị Gout khi ăn uống cần lưu ý những điều sau đây:
- Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều axít uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.
- Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận, hậu quả là làm tăng lactat máu.
- Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.
- Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối...).
- Không uống: rượu, bia, cà phê, chè.
- Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axít máu.
- Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp.
- Không ăn chế phẩm có cacao, chocolate.
Các thực phẩm nên ăn:
- Uống đủ nước: 2-2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau.
- Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…) có thể sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một chút.
- Giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá… (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150 g/ngày.
Rau quả ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua - như cà muối).
Người nhà khi chăm sóc người bị Gout cũng nên lưu ý nhé!
Chu Duy Linh
Trước khi xây dựng một chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout, ta cần hiểu bệnh này là gì, và gây ra những gì.
Bệnh Gout là một dạng viêm khớp do thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lý. Đối với nam giới, bệnh Gout xuất hiện ở tuổi trung niên (tuổi 40 - 50) chiếm 95%; ở nữ thường xảy ra sau thời kì mãn kinh. Bên cạnh đó, những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh Gout... cũng là đối tượng của bệnh Gout.
Điều trị Gout cần kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và chế độ ăn uống hợp lý. Trong đó, chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị và giảm các cơn đau Gout cấp tính, mãn tính.
Người bị Gout khi ăn uống cần lưu ý những điều sau đây:
- Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều axít uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.
- Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận, hậu quả là làm tăng lactat máu.
- Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.
- Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối...).
- Không uống: rượu, bia, cà phê, chè.
- Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axít máu.
- Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp.
- Không ăn chế phẩm có cacao, chocolate.
Các thực phẩm nên ăn:
- Uống đủ nước: 2-2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau.
- Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…) có thể sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một chút.
- Giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá… (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150 g/ngày.
Rau quả ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua - như cà muối).
Người nhà khi chăm sóc người bị Gout cũng nên lưu ý nhé!