Người ít nói có lợi ích gì?

  1. Kỹ năng mềm

Với mình thì người ít nói rất tẻ nhạt và nhàm chán, không biết mọi người thấy sao?

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Mình nghĩ để trả lời câu hỏi này cần phân biệt rõ giữa việc "hoạt ngôn" và "nói vô ý thức" hoàn toàn khác nhau. Khi bạn đặt ra câu hỏi "Người ít nói có lợi ích gì?", điều này không đồng nghĩa với câu hỏi "Người nói lắm có hại gì?". Thói quen trong việc đưa ra các quan điểm, suy nghĩ bản thân với cường độ ít hay nhiều không liên quan với nội dung được nói đã trải qua các quy trình suy nghĩ thấu đáo hay không. Thế nên, chia sẻ của mình sẽ không đề cập đến các rủi ro của việc nói nhiều KHÔNG CÓ KIỂM SOÁT, mà tập trung nhiều hơn vào bản thân của thói quen nói ít.

Bản thân mình cũng không hẳn là một người hoạt ngôn thường xuyên. Trừ những bối cảnh mang tính công việc hoặc có nhu cầu thực sự, mình thường là người lắng nghe nhiều hơn. Việc ít nói đồng nghĩa với việc các luồng suy nghĩ sẽ được "ủ" trong tâm trí của bạn nhiều hơn. Cũng giống như một cốc rượu vang ngon cần ủ trong một khoảng thời gian nhất định, thì một suy nghĩ/luồng suy nghĩ thấu đáo cũng cần "ủ" trong một khoảng thời gian linh hoạt nhất định để nó được xử lý, điều chỉnh, và phát triển.

Việc ít nói không chỉ cho phép suy nghĩ của bạn được xử lý một cách thấu đáo hơn ở đằng sau "cánh gà" của tâm trí, nó còn cho phép bạn không gian để tiếp tục quan sát và thu thập các thông tin ở bên ngoài để góp phần giúp công việc xử lý trên được hiệu quả và sâu sắc hơn. Hơn thế nữa, nó cũng:

(1) Giúp củng cố các quy trình xử lý thông tin và tư duy. Các bánh răng trong não bộ của bạn sẽ có cơ hội được vận động nhiều hơn khi bạn quyết định im lặng và dành thời gian suy tư hơn là đưa ra một phát ngôn ngay lập tức. Qua nhiều lần xử lý các thông tin khác nhau, tự khắc các bước tư duy của bạn sẽ được diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

(2) Xây dựng một nguồn tài nguyên trong tâm trí. Bạn suy tư càng nhiều, các suy nghĩ và lập luận của bạn lại càng có độ dày và sự thấu đáo, chưa kể các luồng suy nghĩ mới được sinh ra xuyên suốt quá trình suy tư đó. Tại một thời điểm nào đấy nếu bạn phải ở trong các bối cảnh buộc bạn phải đưa ra quan điểm của mình, thì bạn sẽ có nhiều nguồn tài nguyên trong tâm trí của mình hơn để mang ra đối thoại với đối phương hơn.

Tuy nhiên, những phân tích nói trên là các lợi thế mà một người ít nói có thể có, chứ không phải chắc chắn sẽ có. Việc bạn có nắm bắt được các lợi thế đấy hay không còn tùy thuộc vào việc bạn kiên nhẫn đến đâu, có khả năng tư duy đến đâu, và có tinh thần học hỏi như thế nào nữa, v.v. Tương tự, một người hoạt ngôn tuy ít nhận được lợi thế tương tự, điều đó không có nghĩ là họ không có các khoảnh khắc suy tư một mình. Một người hoạt ngôn vì thế vẫn có thể đưa ra các quan điểm và chia sẻ thấu đáo, sắc bén, và hoàn chỉnh không kém.

Trả lời

Mình nghĩ để trả lời câu hỏi này cần phân biệt rõ giữa việc "hoạt ngôn" và "nói vô ý thức" hoàn toàn khác nhau. Khi bạn đặt ra câu hỏi "Người ít nói có lợi ích gì?", điều này không đồng nghĩa với câu hỏi "Người nói lắm có hại gì?". Thói quen trong việc đưa ra các quan điểm, suy nghĩ bản thân với cường độ ít hay nhiều không liên quan với nội dung được nói đã trải qua các quy trình suy nghĩ thấu đáo hay không. Thế nên, chia sẻ của mình sẽ không đề cập đến các rủi ro của việc nói nhiều KHÔNG CÓ KIỂM SOÁT, mà tập trung nhiều hơn vào bản thân của thói quen nói ít.

Bản thân mình cũng không hẳn là một người hoạt ngôn thường xuyên. Trừ những bối cảnh mang tính công việc hoặc có nhu cầu thực sự, mình thường là người lắng nghe nhiều hơn. Việc ít nói đồng nghĩa với việc các luồng suy nghĩ sẽ được "ủ" trong tâm trí của bạn nhiều hơn. Cũng giống như một cốc rượu vang ngon cần ủ trong một khoảng thời gian nhất định, thì một suy nghĩ/luồng suy nghĩ thấu đáo cũng cần "ủ" trong một khoảng thời gian linh hoạt nhất định để nó được xử lý, điều chỉnh, và phát triển.

Việc ít nói không chỉ cho phép suy nghĩ của bạn được xử lý một cách thấu đáo hơn ở đằng sau "cánh gà" của tâm trí, nó còn cho phép bạn không gian để tiếp tục quan sát và thu thập các thông tin ở bên ngoài để góp phần giúp công việc xử lý trên được hiệu quả và sâu sắc hơn. Hơn thế nữa, nó cũng:

(1) Giúp củng cố các quy trình xử lý thông tin và tư duy. Các bánh răng trong não bộ của bạn sẽ có cơ hội được vận động nhiều hơn khi bạn quyết định im lặng và dành thời gian suy tư hơn là đưa ra một phát ngôn ngay lập tức. Qua nhiều lần xử lý các thông tin khác nhau, tự khắc các bước tư duy của bạn sẽ được diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

(2) Xây dựng một nguồn tài nguyên trong tâm trí. Bạn suy tư càng nhiều, các suy nghĩ và lập luận của bạn lại càng có độ dày và sự thấu đáo, chưa kể các luồng suy nghĩ mới được sinh ra xuyên suốt quá trình suy tư đó. Tại một thời điểm nào đấy nếu bạn phải ở trong các bối cảnh buộc bạn phải đưa ra quan điểm của mình, thì bạn sẽ có nhiều nguồn tài nguyên trong tâm trí của mình hơn để mang ra đối thoại với đối phương hơn.

Tuy nhiên, những phân tích nói trên là các lợi thế mà một người ít nói có thể có, chứ không phải chắc chắn sẽ có. Việc bạn có nắm bắt được các lợi thế đấy hay không còn tùy thuộc vào việc bạn kiên nhẫn đến đâu, có khả năng tư duy đến đâu, và có tinh thần học hỏi như thế nào nữa, v.v. Tương tự, một người hoạt ngôn tuy ít nhận được lợi thế tương tự, điều đó không có nghĩ là họ không có các khoảnh khắc suy tư một mình. Một người hoạt ngôn vì thế vẫn có thể đưa ra các quan điểm và chia sẻ thấu đáo, sắc bén, và hoàn chỉnh không kém.

Người ít nói biết cách lắng nghe thật sự. Có những lúc bạn thấy mình cứ lạc lõng trong những cuộc trò chuyện với những người xung quanh khi họ cứ mơ màng chẳng thèm để tâm đến những lời bạn nói?  Trong một thế giới mà ít ai dừng nói  để lắng nghe, thật khó để tìm một người nào đó lắng nghe và đồng cảm trong yên lặng tất cả nỗi lòng của bạn. Ngoại trừ những người ít nói.

Người ít nói nghĩ trước, phát ngôn sau. Bạn đã có kinh nghiệm trong việc lôi kéo mọi người trong những cuộc thảo luận chưa? Người vốn ít nói nhất nhóm đột nhiên lên tiếng. Và chuyện gì xảy ra? Tất cả đều lắng nghe. Với những lúc im lặng, họ dành thời gian đó để suy nghĩ trước khi nói. Và vì vậy, họ không chỉ làm người khác ít khó chịu hơn mà còn có thời gian để làm cho những gì họ nói trở nên chuẩn xác. Bởi vì họ chọn lọc câu từ để khi nói ra ai cũng phải nghe theo.

Người ít nói có vẻ dễ gần hơn. Với sự ít nói, phong thái điềm đạm, những người như vậy thường được xem là những người ”bạn tâm tình” hoàn hảo. Họ là những người có đôi tai biết lắng nghe, được tôn trọng vì khả năng thấu cảm, sự bình tĩnh và sự nói năng cẩn thận.

Người ít nói hiếm khi nặng lời với những người khác. Hiếm khi to tiếng hay hành động thái quá, người ít nói ít khi làm tổn thương người khác. Bạn sẽ khó thấy được cảnh một người bạn ít nói của mình ăn nói cuống cuồng, một nhân viên trầm tính ca vãn về sếp. Điều đó đơn giản là vì họ không “doạ nạt” những người xung quanh mà cố gắng để mọi chuyện nhẹ nhàng nhất có thể.

Vậy bạn có thích người lảm nhảm ko? 🤣🤣
Người ít nói ng ta rất sợ đấy. Thùng rỗng kêu to còn nói ít làm nhiều. Bởi người ít nói thường là ng thâm trầm. Ko ai có thể biết đc trong lòng đang nghĩ gì vì có nói ra đâu mà ng ta biết. Ngược lại, nói nhiều quá dễ lòi cái đuôi ra.
Ng nói ít còn thâm trầm vì đầu óc để tập trung suy nghĩ. Nói như bắp rang thì nào điều khiển cái càng cổ rồi chỗ nào để suy nghĩ đc nữa.
Ít nói có thể nhàm chán, nhưng lảm nhảm còn mệt hơn. Ng ít nói ng ta có thể thông cảm mà xem như bản tính, chứ nói nhiều gặp lúc đang đau đầu dễ nổi cáu lắm.
Nên nói chung, trong đời sống, ngoại trừ mấy việc như quảng cáo, bán hàng thì ít nói là tốt hơn. Chỉ nói lúc cần thiết thôi, nói nhiều tốn hơi mà ng ta lại ghét nữa. Ít nói mà chêm 1 câu cả làng cười nghiêng ngả mới tuyệt vời.

Cái miệng hại cái thân

Nói dối, nói hai lưỡi, thổi phồng, thêu dệt, hay nói lời hung ác đều tạo ‘khẩu nghiệp’ và khi đã gieo nhân bất thiện, chắc chắn sớm hay muộn bạn sẽ phải gặt quả báo.

 Một lời nói thiếu trách nhiệm có thể phá hỏng sự nghiệp, thậm chí làm tan nát một đời người.

 Vì vậy, hãy ‘uốn lưỡi bảy lần trước khi nói’, đừng để cái miệng làm hại cái thân. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn tránh phạm sai lầm trong lời ăn tiếng nói.

 1. Việc gấp, nói từ tốn.

Gặp phải trường hợp khẩn cấp, nếu có thể cân nhắc vài phút để suy nghĩ, sau đó bình tĩnh nói chậm rãi, thì người nghe cũng dễ tiếp nhận thông tin và không cuống cuồng, “tá hỏa” theo. Điều đó cho thấy bạn là người có bản lĩnh, có thể là chỗ dựa cho mọi người.

2. Việc không thể làm, đừng nói.

Không được dễ dãi cam kết những việc ngoài tầm tay. Không hứa hẹn tùy hứng. Lời nói của bạn không có trọng lượng, uy tín của bạn sẽ sụt giảm nếu bạn hay thất hứa, dần dần không ai tin bạn.

3. Chuyện thương tâm, đừng gặp ai cũng nói.

Khi đang buồn bã, có ý muốn chia sẻ, nhưng nếu gặp bất cứ ai cũng thổ lộ sẽ rất dễ làm cho người nghe bị áp lực tâm lý đồng thời nảy sinh nhiều mối nghi ngờ, chán nản. Bạn để lại ấn tượng muốn trút khổ lên người khác, khiến họ muốn xa lánh. Học cách chia sẻ đúng đối tượng, đúng thời điểm.

 4. Chuyện của người khác, không nên nói năng hàm hồ.

Đừng bình phẩm hay ba hoa, thêu dệt chuyện của người khác mà tạo ra những hiểu lầm không đáng có, hại người và cũng tự hạ thấp uy tín của mình.

https://cdn.noron.vn/2021/05/05/96401934711676737-1620179587_1024.png

5. Điều không chắc, nên nói thật thận trọng.

Đối với những điều không nắm bắt rõ, nếu bạn không lên tiếng, đôi khi người ta nghĩ bạn đạo đức giả hoặc thiếu hiểu biết, không có chính kiến. Chi bằng diễn đạt một cách cẩn thận, biết sao nói vậy, mọi người sẽ cảm thấy rằng bạn là một người đáng tin cậy.

https://cdn.noron.vn/2021/05/05/88028849714229580-1620179642_1024.png

 6.Không nói lời tổn thương người khác.

Trút cơn giận lên người khác bằng những lời nói độc địa, thô lỗ có thể thỏa mãn cơn giận trong chốc lát nhưng để lại nhiều hậu quả khó lường. Đôi khi chúng ta có thể không nóng nảy với người ngoài nhưng lại hay trút giận lên người thân, vì bạn cho rằng người nhà sẽ chấp nhận mọi khuyết điểm của mình. Đây là sai lầm lớn, đối với gia đình, ngươì thân, cũng như tất cả mọi người, bạn nên nói lời ái ngữ và tiết chế những lời nói cay nghiệt, không đáng có. 

7. Việc của người lớn, nhiều nghe ít luận.

Người lớn tuổi hơn thường không thích những người trẻ bàn luận hay cho nhiều ý kiến về việc của họ. Vì thế, nếu không phải chuyện mà bạn hiểu tường tận thì tốt nhất là ít luận để tỏ sự tôn trọng trưởng bối, khiêm tốn và hiếu học.

8. Việc của mình, lắng nghe lời khuyên của mọi người.

Học cách lắng nghe quan điểm của người ngoài cuộc bởi họ thường có cái nhìn khách quan hơn và nhìn thấy những vấn đề mà có thể bạn không nhận ra. Hãy khiêm tốn, biết lắng nghe nhưng phải tự ra quyết định và chịu trách nhiệm.

Là một người ít nói, mình "công nhận" là người ít nói rất "nhàm chán" =]]]] mình mà ngồi nói chuyện với một đứa có tính giống mình thì chắc chắn hai đứa "ngồi ngậm tăm" luôn.

Xét về mặt tích cực thì người ít nói giữ bí mật khá tốt. ("Khá tốt" thôi, chứ không hẳn là bí mật nào cũng giữ được)

Người ít nói cũng ít khi đi nói những chuyện không liên quan tới mình. (Nhưng có người tám, thì sẵn sàng "lót dép" ngồi nghe =]]])