Người Hoa ở Việt Nam có phải đang "An phận thủ thường" hơn so với người Hoa ở các nước khác không?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

người hoa

,

dân tộc hoa

,

văn hóa

Trả lời

Bạn đọc bài viết này sẽ rõ hơn nhé:

 Đến cuối năm 1974, nếu như ở miền Bắc Hoa kiều không có vai trò đặc biệt gì trong kinh tế nhà nước thì ở miền Nam họ gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường: kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất, dệt may, luyện kim, điện... chiếm 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ và 90% xuất nhập khẩu.

 Trong giai đoạn 1975 - 1986, vì lo sợ người Hoa là một thế lực có thể ảnh hưởng đến tình hình chính trị, chính phủ Việt Nam đã thi hành nhiều chính sách hạn chế ảnh hưởng của người Hoa: đăng ký quốc tịch, tịch thu tài sản, quốc hữu hóa các doanh nghiệp lớn nhỏ của Hoa kiều... Số Hoa kiều tại Việt Nam từ 1,8 triệu người năm 1975 giảm xuống còn 900.000 người năm 1989.

 Từ năm 1989, chính phủ Việt Nam đã giảm bớt sự kỳ thị đối với người Hoa, đồng thời thực hiện chính sách khoan hòa đối với họ.

 Mặc dù không còn là lực lượng độc quyền của nền kinh tế nhưng ngày nay người Hoa cũng đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Năm 2009, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh số doanh nghiệp gốc Hoa chiếm 30% tổng số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

Tuy đồng tình với biện pháp hạn chế tầm ảnh hưởng của người Hoa của nước mình nhưng mình thực sự rất phục Hoa kiều ở các nước. Họ thích nghi nhanh với môi trường sống, giỏi làm ăn, rất đoàn kết với đồng hương, thông minh... có lẽ vì điều đó mà người Hoa có ảnh hưởng đến các nước Malaysia, Campuchia, Indonesia, Singapore, thậm chí là Mỹ dù cho họ chỉ là dân tộc thiểu số ở các nước đó.

Mình thật sự tò mò từ đâu mà bạn có suy nghĩ này ?

Vì người Hoa ở Việt Nam có một cộng đồng khá lớn những người thương nhân giàu có; rất nhiều gia tộc lớn ở Việt Nam là gốc người Hoa (ví dụ như gia tộc nhà Trương Mỹ Lan - gia tộc nhà vợ Thanh Bùi ) Rồi khu vực Chợ Lớn - Q5 là khu sầm uất của người Hoa từ bao đời nay ở SG .