Người hay chửi tục thường thẳn thắn
Những người thường xuyên chửi thề lại không phải "người xấu" như chúng ta vẫn hay tưởng tượng và đánh giá. Họ là người bạn rất đáng trân trọng bởi những người chửi thề thường sống rất thẳng thắn, thật thà.
Nhiều người quan niệm rằng bất cứ ai nói tục, chửi thề thì đều bị xếp vào loại "không có giáo dục" và rất hư hỏng. Thế nhưng thực tế đã chứng minh, người thường xuyên chửi thề lại là người tốt và rất đáng trân trọng.
Nghe thì có vẻ rất vô lí thế nhưng những người hay chửi thề lại "được lòng" bạn bè hơn là các "đối tượng" chỉ toàn nói lời hay ý đẹp và "anti" nói tục. Có được một người bạn thích và thường xuyên chửi thề thì chứng tỏ tình bạn này rất đáng trân trọng và không hề toan tính, giả dối. Nguời hay chửi thề thường yêu đời và sống vui vẻ hơn bởi họ đã giải phóng được năng lượng tiêu cực của mình qua "lời chửi".
Người hay chửi thề là người thật thà, tốt bụng
Đã qua cái thời mà một câu chửi thề cũng bị đánh giá là "vô học" và hư hỏng, giờ đây việc nói tục chửi bậy không những nhận được rất nhiều lời khen mà nó còn mang lại vô số lợi ích cho sức khoẻ của con người. Theo một nghiên cứu khoa học của hai nhà tâm lý học Marist là Jay và Kristi Janschewitz, người hay chửi thề thường là người có trái tim nhân hậu và rất tốt bụng. Họ không giữ những suy nghĩ tiêu cực ở trong lòng mà giải phóng nó ra bằng những lời nói "cay nghiệt", có thể khiến cho đối phương cảm thấy bị "sốc tâm lý" hoặc tổn thương, thế nhưng đây lại là những câu nói chân thành nhất, thật thà nhất và không mang bất cứ một toan tính, âm mưu nào.
Ở trong lời nói của những người hay chửi thề rất dễ dàng nhận ra tâm trạng vui, buồn, bực tức, cáu giận đều được thể hiện ra bên ngoài chứ không giấu giếm, "giả nai" bên trong. Những người chửi thề thường rất quan tâm đến bạn bè của mình và một khi họ phải dùng biện pháp mạnh nhất là nói tục để bảo vệ bạn thì chứng tỏ, hai người có tình bạn rất khăng khít với nhau và cả hai không tồn tại một sự giả tạo nào.
Hai nhà tâm lý học này cũng chỉ ra rằng việc chửi thề còn mang đến lợi ích bất ngờ cho cơ thể và làm tăng trí thông minh ở não bộ của con người. Điều này hoàn toàn có lý bởi khi chửi thề, con người sẽ phải vận động suy nghĩ ra những từ càng "thâm thuý", càng bậy thì càng tốt. Việc suy nghĩ trong một thời gian ngắn như vậy cũng góp phần làm tăng trí thông minh bởi không phải ai cũng có "năng khiếu" chửi "tràng giang đại hải" như vậy.
Khi chửi thề, tâm trạng của con người cũng trở nên thoải mái, sảng khoái hơn bởi những năng lượng tiêu cực đều được giải phóng qua từng câu chửi. Và một khi họ đã chửi xong thì chẳng còn để bụng bất cứ điều gì, từ đó không khí căng thẳng sẽ biến mất và thay bằng tâm trạng thoải mái, tình cảm của cả hai lại được hàn gắn như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Những người hay chửi thề tại sao luôn bị đánh giá là thiếu ý thức, kém văn minh?
Chửi thề có nhiều ưu điểm như vậy nhưng đối với những đối tượng "cổ hủ" và siêu ngoan ngoãn thì lại cho rằng người thường xuyên nói tục đều thiếu ý thức và không được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Câu chửi tuy có tính sát thương cao thế nhưng nó lại ẩn chứa sự quan tâm thật lòng và kì vọng vào mối quan hệ có thể tiến xa hơn. Có thể trong mắt những người ngoan ngoãn, việc nói "lời hay ý đẹp" đã là chuyện quá đỗi bình thường, thay vì xả stress bằng cách chửi thề thì họ vẫn có thể bộc lộ được cảm xúc bực tức bằng những cách thanh lịch hơn. Thế nhưng nhiều người cho rằng càng "chê" việc chửi bậy thì càng chứng tỏ họ sống không thật lòng với chính mình và cả những người xung quanh.
Nguồn: Internet
chửi tục
,nói bậy chửi thề
,phong cách sống
Mình không đồng tình với ý kiến của tác giả bài viết. Viết thế này cứ như chửi thề là chuyện gì đó tốt đẹp lắm ấy.
Trong cuộc sống hàng ngày mình cũng có chửi, nhưng có một số nguyên tắc nhất định trong việc này, ví dụ khi nói chuyện với người lớn hơn, người nhỏ hơn, người mới quen hoặc quen xã giao mình sẽ tuyệt đối không chửi thề. Bạn bè thân thiết thì còn phải xem bạn mình có thích việc đó hay không nữa, chứ không phải bạn bè thân rồi thì muốn làm gì thì làm.
Và mình khẳng định thường xuyên nói tục chính là thiếu ý thức thực sự, việc này không có gì phải bàn cãi, nếu bạn là người có ý thức, thì bạn sẽ biết nơi nào, lúc nào nên chửi, khi nào cần chú ý lời ăn tiếng nói. Ranh giới giữa thẳng thắn và vô duyên mỏng manh lắm bạn ạ!
The Librarian Người Thủ Thư
Mình không đồng tình với ý kiến của tác giả bài viết. Viết thế này cứ như chửi thề là chuyện gì đó tốt đẹp lắm ấy.
Trong cuộc sống hàng ngày mình cũng có chửi, nhưng có một số nguyên tắc nhất định trong việc này, ví dụ khi nói chuyện với người lớn hơn, người nhỏ hơn, người mới quen hoặc quen xã giao mình sẽ tuyệt đối không chửi thề. Bạn bè thân thiết thì còn phải xem bạn mình có thích việc đó hay không nữa, chứ không phải bạn bè thân rồi thì muốn làm gì thì làm.
Và mình khẳng định thường xuyên nói tục chính là thiếu ý thức thực sự, việc này không có gì phải bàn cãi, nếu bạn là người có ý thức, thì bạn sẽ biết nơi nào, lúc nào nên chửi, khi nào cần chú ý lời ăn tiếng nói. Ranh giới giữa thẳng thắn và vô duyên mỏng manh lắm bạn ạ!
Độc Cô Cầu Bại
Kiet Tí Tởn
Wow wow wow ngạc nhiên chưa.....Bộ người thẳng thắn là phải nói tục à.... hay là 1 người không thể kiểm soát được bản thân? Và cũng như chưa làm chủ được cơ thể của mình.
Aci Home
Đây là nghiên cứu ở đâu mà khốn nạn vậy. Nếu trẻ con đọc được thì có khi lại thành trào lưu. Ngoài kia, tôi đã thấy bọn trẻ văng tục vì xem quá nhiều youtube live game. Nó vô tình trở thành một thói quen khi nói chuyện với người bậc trên. Và người khác nhìn vào thấy đó là một đứa trẻ hư, tiền đồ tối tăm.
Nguyễn Hữu Hoài
Nếu khẳng định rằng "người hay chửi tục ĐỀU là người tốt" thì sai quá sai. Để chỉ ra cái sai này cũng rất đơn giản. Tìm một đối tượng nào đó là người xấu và xem họ có chửi tục không.
Và cũng không hề có cái thực tế nào chứng minh việc chửi tục là tốt, là đáng trân trọng cả.
Không phủ nhận "chửi" giúp giải toả một số thứ và theo góc nhìn nào đó nó có những lợi ích nhất định. Nhưng lợi ích đó lại đến từ việc bộc lộ cảm xúc chứ không phải đến từ những từ ngữ tục tỉu. Nói rõ hơn một chút, CHỬI -> BỘC LỘ CẢM XÚC -> GIẢI TOẢ TÂM LÝ. Mắt xích ở đây là làm thế nào để bộc lộ cảm xúc (tức giận, bực mình,...). Và đương nhiên có nhiều cách để PHÁT TIẾT những cảm xúc đó ra ngoài, mà những từ tục tỉu không phải là yếu tố tiên quyết. Trong những trường hợp cụ thể và không phải là phổ biến, thì khi chúng ta muốn PHÁT TIẾT một điều gì đó, ngay lúc cao trào có thể bật ra một câu chửi thề để giải toả. Trường hợp này có thể chấp nhận được.
Nói thêm một trường hợp như này, trong lúc không kiềm chế được bản thân, bạn vô tình nói ra những lời khó nghe với ai đó để giải toả bức xúc của mình. Nhưng những lời đó lại làm tổn thương đối phương. Và sau đó chính bạn là người thấy vô cùng có lỗi và hối hận vì lời nói của mình. Như vậy nếu không tiết chế lời nói thì cũng có thể phản tác dụng.
Chúng ta có quyền thể hiện cảm xúc, và từ ngữ cũng vô cùng phong phú. Thì tại sao không lựa lời mà nói. Chưa kể chửi tục, chửi thề có thể hình thành thói quen. Gặp chuyện gì cũng chửi, không có chuyện gì cũng chửi, ở đâu cũng chửi, mở miệng ra là chửi,... là không được.
Cái gì cũng có 2 mặt, nhìn nhận cả 2 mặt của nó chứ không nên nhìn nhận phiến diện mà áp đặt lên toàn bộ.
Người ẩn danh
Bạn thử nói cái người thẳng thắn đó vô công ty bày tỏ sự thẳng thắn của anh ta rồi xem anh ta có bị mất việc ngay không là hiểu liền à. Người có văn hóa chửi không cần từ tục, kiểu như mình thăm hỏi 18 đời tổ tiên nhà bạn.
Linh Trần
riêng trường hợp bạ đâu nói tục đấy với bất cứ ai không có gì thân thích là vô văn hóa, não không khống chế được cái mồm