Người giỏi nịnh bợ có thật sự lợi hại?

  1. Phong cách sống

Tôi rất ghét những người hay nịnh bợ, tâng bốc người khác. Nếu có ai đó nói mấy lời đó với tôi, tôi lập tức sẽ tránh xa họ. Thế nhưng, họ lại là những người giỏi.

Từ khóa: 

phong cách sống

Đối với mình, người hay tâng bốc nịnh nọt, chưa chắc đã là người xấu

Họ có thể là kiểu thói quen, cũng có thể là kiểu dễ phục tùng với quyền lực, hoặc cũng có thể là kiểu "thông minh".

Kiểu thứ nhất là kiểu quá để ý tới ý kiến của người khác, sợ xảy ra xung đột gì đó nên thường tự khiến mình tủi thân, mọi hành vi đều xoay quanh người khác. Họ chính là như vậy, luôn muốn làm hài lòng tất cả những người xung quanh mình từ người thân bạn bè tới người yêu hay đồng nghiệp. Chỉ có điều, khi mà đối tượng họ đối xử nhiệt tình là cấp trên, thì trong mắt người ngoài, đó lại là tâng bốc nịnh bợ.

Kiểu thứ 2, thực ra, phục tùng quyền lực là bản năng của phần lớn mọi người. Phục tùng quyền lực, nghênh đón quyền lực, là bản năng của con người. Vì vậy, những người gọi dạ bảo vâng với cấp trên hay ông chủ, phần lớn họ chẳng qua cũng chỉ là tuân thủ cái bản năng của mình mà thôi.

Kiểu thứ ba, là kiểu "thông minh", hay nói chính xác hơn thì là khôn lỏi, thông qua nịnh bợ tâng bốc để dễ dàng thăng tiến. Làm 50%, nhưng lại ca ngợi mình làm 100%. Bỏ ra 10% công sức, nhưng lại muốn chiếm 100% công lao. Họ muốn đi đường tắt, và phương pháp đó của họ có thể sẽ làm tổn hại tới lợi ích chính đáng của bạn. Người không ưa thủ đoạn, không thích đi đường tắt sẽ cảm thấy ghét bỏ, không phục hoặc là hoang đường nực cười.

Nhưng mình muốn nói một điều rằng, vì sao bị rất nhiều người ghét, nhưng những kẻ thích nịnh hót, tâng bốc lại vẫn có được lợi ích, vẫn thuận buồm xuôi gió?

Nguyên nhân rất đơn giản, đó là vì cấp trên cần. Có cầu thì mới có cung, có người tâng bốc thì cũng phải có người thích tâng bốc thì họ mới tiếp tục không ngừng. Nếu nghĩ ở tầng nghĩa này, có lẽ bạn sẽ không còn ghét bỏ một cá nhân nào nữa.

Trả lời

Đối với mình, người hay tâng bốc nịnh nọt, chưa chắc đã là người xấu

Họ có thể là kiểu thói quen, cũng có thể là kiểu dễ phục tùng với quyền lực, hoặc cũng có thể là kiểu "thông minh".

Kiểu thứ nhất là kiểu quá để ý tới ý kiến của người khác, sợ xảy ra xung đột gì đó nên thường tự khiến mình tủi thân, mọi hành vi đều xoay quanh người khác. Họ chính là như vậy, luôn muốn làm hài lòng tất cả những người xung quanh mình từ người thân bạn bè tới người yêu hay đồng nghiệp. Chỉ có điều, khi mà đối tượng họ đối xử nhiệt tình là cấp trên, thì trong mắt người ngoài, đó lại là tâng bốc nịnh bợ.

Kiểu thứ 2, thực ra, phục tùng quyền lực là bản năng của phần lớn mọi người. Phục tùng quyền lực, nghênh đón quyền lực, là bản năng của con người. Vì vậy, những người gọi dạ bảo vâng với cấp trên hay ông chủ, phần lớn họ chẳng qua cũng chỉ là tuân thủ cái bản năng của mình mà thôi.

Kiểu thứ ba, là kiểu "thông minh", hay nói chính xác hơn thì là khôn lỏi, thông qua nịnh bợ tâng bốc để dễ dàng thăng tiến. Làm 50%, nhưng lại ca ngợi mình làm 100%. Bỏ ra 10% công sức, nhưng lại muốn chiếm 100% công lao. Họ muốn đi đường tắt, và phương pháp đó của họ có thể sẽ làm tổn hại tới lợi ích chính đáng của bạn. Người không ưa thủ đoạn, không thích đi đường tắt sẽ cảm thấy ghét bỏ, không phục hoặc là hoang đường nực cười.

Nhưng mình muốn nói một điều rằng, vì sao bị rất nhiều người ghét, nhưng những kẻ thích nịnh hót, tâng bốc lại vẫn có được lợi ích, vẫn thuận buồm xuôi gió?

Nguyên nhân rất đơn giản, đó là vì cấp trên cần. Có cầu thì mới có cung, có người tâng bốc thì cũng phải có người thích tâng bốc thì họ mới tiếp tục không ngừng. Nếu nghĩ ở tầng nghĩa này, có lẽ bạn sẽ không còn ghét bỏ một cá nhân nào nữa.

Mình thấy họ giỏi thật. Bởi vì nếu bảo mình đi nịnh bợ người khác, thì mình cũng chẳng biết nịnh bợ sao cho hợp lí luôn.

Chào bạn, cá nhân mình nghĩ người nịnh bợ rất giỏi quan sát tâm ý, đoán biết nhu cầu của người khác và giỏi trong việc sử dụng ngôn từ. Đó là phương thức sinh tồn của họ.

Giống như trong tự nhiên, có loài thích tự lực kiếm ăn, lại có loài thích kí sinh để sống đời tầm gửi.

Người nịnh bợ được nhiều thứ nhưng cũng mất nhiều thứ. Dù sao thì đó cũng là cách mưu sinh mà họ đã chọn.