Người giàu nói chuyện, tâm sự khác người nghèo chỗ nào?

  1. Xã hội

  2. Tâm sự cuộc sống

Mình gặp người bạn thời cấp hai, lai rai trò chuyện hết buổi, nghĩ lại bạn mình giờ khác nhiều lúc xưa. Lối nói chuyện và tâm sự không phải như lúc trước đây tụi mình thân và chia sẻ tất cả mọi thứ nữa. Mình muốn hỏi giữa người đang sống giàu có và mình còn nghèo thì nên nói những chuyện gì cho hợp nhau?

Từ khóa: 

xã hội

,

tâm sự cuộc sống

Tại sao lại đòi hỏi người khác phải giống y chang ngày xưa, khi mỗi ngày thế giới một thay đối nhanh như chong chóng.

Tại sao lại phân biệt người giàu, người nghèo. Hãy xem bạn đó là bạn của bạn, chứ k phải người giàu. Người với người.

Và 2 người chưa được giàu, sau 1-2-5-10 năm đều đã có những tâm sự, đối xử khác nhau. Thì nói chi người đã được hết nghèo.

K còn chung tần số thì chọn bạn khác giao du, cắt. Suy nghĩ đơn giản lại nè.

Trả lời

Tại sao lại đòi hỏi người khác phải giống y chang ngày xưa, khi mỗi ngày thế giới một thay đối nhanh như chong chóng.

Tại sao lại phân biệt người giàu, người nghèo. Hãy xem bạn đó là bạn của bạn, chứ k phải người giàu. Người với người.

Và 2 người chưa được giàu, sau 1-2-5-10 năm đều đã có những tâm sự, đối xử khác nhau. Thì nói chi người đã được hết nghèo.

K còn chung tần số thì chọn bạn khác giao du, cắt. Suy nghĩ đơn giản lại nè.

thực sự giữa ng nghèo và ng giàu luôn tồn tại một ranh giới vô hình

muốn nói chuyện, tâm sự sâu đc với nhau thì phải có chung "tần số", có chung chủ đề và có những trải nghiệm cuộc sống tương đồng với nhau. Còn giữa ng giàu và ng nghèo, nhìn vào là đã biết cuộc sống ở hai thế giới rồi, tìm ra điểm chung thì cũng khó phết. Nếu là bạn bè cũ thì chỉ biết kể về chuyện ngày xưa thoi

Nhưng cũng tùy mục đích cuộc trò chuyện nữa, nếu chỉ là bạn bè xã giao thì nói gì chả được, một ng nói một ng nghe cũng đc mà

Tôi nghĩ rằng phong cách ăn nói của người giàu có phần điềm tĩnh, nhẹ nhàng và tôn người khác, họ cũng vừa biết lắng nghe và biết cách chia sẻ quan điểm của mình, đặc biệt thì không hay chửi bậy. Còn về người nghèo thì họ bô bã và ít giữ phong thái lịch sự hơn, thường thì người nghèo thì ngôn từ không được phong phú và họ chửi bậy rất nhiều, chửi bậy từ những điều nhỏ nhất, khi mệt quá cũng chửi, vui quá cũng chửi,...
Ý kiến của tôi là quan điểm cá nhân, đừng cho nó là ý đúng. Bởi vì ý tôi nói không thể vơ nắm cả đũa được, và đôi khi nó cũng ngược lại với những gì tôi vừa đưa ra. Nhưng tôi cho rằng đa số những người tôi tiếp xúc, cả giàu và nghèo, đều có những đặc điểm trên. Hai tầng lớp hoàn toàn có thể tâm sự với nhau được, không phải là phong cách sống khác nhau, mà không nói chuyện được với nhau đâu. Cùng tần sóng là ngồi nói phét với nhau được thôi. Ngoài Bắc thì có vẻ ranh giới này phân chia khá rõ ràng, nhưng trong Nam mọi người rất thân thiện, 2 tầng lớp vẫn nói chuyện với nhau như bình thường, khái niệm phân biệt giàu-nghèo trong đó chỉ tồn tại ở mặt thiểu số chứ kp đa số như miền Bắc
Thường thì khi nói chuyện với người giàu, người có nhiều kiến thức thì sẽ sướng hơn, người ta hiểu cách dẫn dắt câu chuyện, nhiều lời khuyên hữu ích, hiểu được phong cách sống của người ta. Có những cái mà mình chỉ có thể tìm thấy nơi người giàu, bởi họ có những bí quyết, bí mật rất hay ho.
Khi nói chuyện với người nghèo thì ta vẫn nhận được sự lắng, sự chia sẻ, lời khuyên, nhưng điều đó có thể đúng về khía cạnh phong cách sống mà thôi, không thể đúng trong phong cách kiếm tiền hoặc cách thức làm việc được, bởi nếu đúng thì họ đâu có nghèo 🤷🏻‍♂️, dẫu sao thì người nghèo cái trải nghiệm, kinh nghiệm, kiến thức của họ eo hẹp, nên nhiều lúc nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới tính cách của họ luôn, nên có những người mình tiếp xúc phải thừa nhận rằng: "họ đã nghèo rồi lại còn nông cạn" là có thật. Ngược lại, vì người giàu họ có đk hơn nên họ có nhiều kiến thức- trải nghiệm hơn, vì thế họ mới có thể chia sẻ những thứ hay ho với chúng ta được.
Cuộc sống này ai rồi cũng sẽ thành công thôi. Khi đó, thấy đủ là thấy giàu có, có sống đi sống lại 1000 lần nữa, tôi cũng sẽ không bao giờ chọn nghèo, bởi rơi vào hoàn cảnh nào, cũng đều phụ thuộc vào bản thân mình hết.
Tôi thấy chả khác nhau gì, chỉ khác ở cách họ tâm sự điều gì ở không gian như thế nào thôi.
Tôi chỉ thấy khác biệt nếu như câu hỏi bạn đặt là" người có văn hoá nói chuyện, tâm sự khác người vô văn hoá chỗ nào?" thì hợp lí hơn. 
Giàu-nghèo thì ai cũng đều có câu chuyện, người nói thì phải có người nghe.

Một điều theo mình cần lưu ý đó là không bao giờ nên nói chuyện tiền bạc với người giàu, không nên hỏi làm thế nào mà người ta nhiều thế đến vậy, người ta đang có những tài sản gì (kiểu đang cầm bao nhiêu mảnh đất chẳng hạn) hay hỏi giá của món đồ người ta đang dùng. Những điều này nếu có họ có thiện chí hoặc muốn chia sẻ họ sẽ tự nói với mình. Thay vào đó hãy nói chuyện những câu chuyện thường ngày, dân giã ví dụ công việc từ thiện nếu họ đang tham gia chẳng hạn, hoặc nói về những vấn đề xã hội đang xảy ra lúc này hoặc tâm sự với họ những khó khăn trong công việc hay gia đình của họ. 

Tôi nghĩ người giàu thì ít nói chuyện phiếm hơn.