Người đua diều: Bạn đã từng có một ai đó để nói câu "Vì cậu, cả ngàn lần rồi" chưa?

  1. Sách

Người đua diều lấy bối cảnh thành phố Kabul năm 1978, là câu chuyện về hai cậu bé Hassan và Amir – một câu chuyện vô cùng xúc động về tình bạn và lòng dũng cảm. Rất có thể khi đọc nó, bạn sẽ phải xúc động vì bắt gặp đâu đó chính mình ở trong câu chuyện, hoặc bạn sẽ buộc phải đối diện với chính mình vì câu chuyện đó.

Nói về tình bạn, thường thì tình bạn giữa những người đàn ông với nhau, là thứ mà khó có người phụ nữ nào có hiểu được, bởi ngay cả chính bản thân những người đàn ông trong mối quan hệ “bằng hữu” ấy cũng chưa chắc hiểu nổi. Họ có thể thỉnh thoảng hay thường xuyên vay tiền lẫn nhau, nhậu nhẹt cùng nhau, đôi lúc cả mấy năm trời không gặp, nhưng phải may mắn lắm một người mới có được ai đó để làm bạn. Nếu có thể ví sự chân thành, trung thành và yêu mến nhau vô điều kiện của Tình bạn với một cái gì đó, có lẽ đó chính là tình cảm của… con chó ta nuôi.

Còn về lòng dũng cảm thì đọc Người đua diều, bạn sẽ cảm nhận được đó là lòng dũng cảm đến từ nỗi sợ hãi. Phải thật sự trải qua sự sợ hãi mới hiểu lòng dũng cảm là gì, và khi đó, bạn mới hiểu cảm giác của Amir khi nhìn Hassan bị đánh và phản ứng của cậu ta khi cố loại bỏ Hassan khỏi mình được lý giải như thế nào.

Người đua diều được rất nhiều người đánh giá tích cực, cho rằng hay, hấp dẫn. Tuy nhiên, phải chính bản thân mỗi người đọc nó thì mới thấy nó có thật sự xuất sắc hay không. Cả cuốn sách sẽ mở ra cho bạn cánh cửa thông hành đến với Afghanistan, một quốc gia vẫn còn nhiều bí ẩn, bị che phủ dưới lớp màn chiến tranh và hỗn loạn. Câu chuyện chân thực đến sinh động qua giọng kể của nhân vật tôi – Amir - một người gốc Afghanistan chính tông, quả thực tràn đầy những xúc cảm. Xuyên suốt cả cuốn sách là những nỗi đau dai dẳng và ám ảnh của mỗi nhân vật khác nhau. Ai cũng chứa đựng trong mình một nỗi đau riêng, nhưng cũng rất chung. Có người buồn đến phát khóc vì một chi tiết cụ thể nào đó, nhưng cũng có người khóc vì một câu nói hết sức đơn giản: “Vì cậu, cả ngàn lần rồi!”. Một câu nói chứa đựng cả ngàn nhát dao vào lòng người đọc.

Hassan và Amir trong phim Người đua diều

Điều đặc biệt ở cuốn sách này đó là cái kết không hoàn toàn hạnh phúc. Thay vào đó, nó là một cái kết hơi bị nặng nề. Nhưng dù gì đi nữa, đó vẫn là cái kết được nhiều người cho rằng “như nó phải thế”. Rồi mọi thứ cũng sẽ phai theo thời gian, cũng như tất cả chúng ta, ai rồi cũng sẽ trưởng thành.

Có thể nói, Người đua diều xứng đáng có trên kệ sách của bất cứ ai, và nếu được, hãy đọc đi đọc lại nó. Dù rằng với một số người thì vẫn chưa đủ để “khắc cốt ghi tâm” nhưng ở đời mà, có gì là hoàn hảo vẹn toàn đâu?

Trong Người đua điều có một câu nói mà mình rất thích:

Khi con giết một người, con ăn cắp một cuộc đời. Con ăn cắp quyền làm vợ của một người đàn bà, cướp cha của lũ trẻ. Khi con nói dối là ăn cắp quyền của ai đó được biết sự thật. Khi con lừa bịp, con ăn cắp quyền được ngay thẳng.”

Ở trong đời, bạn đã từng có một người bạn nào đó xứng đáng để bạn nói câu: "Vì cậu cả ngàn lần rồi!" chưa?

Từ khóa: 

người đua diều

,

review sách

,

sách hay

,

vì cậu cả ngàn lần rồi

,

sách

Cảm ơn bạn, bài viết rất hay. Đọc xong review của bạn mà mình muốn mua ngay cuốn này về đọc :)))))

Trả lời

Cảm ơn bạn, bài viết rất hay. Đọc xong review của bạn mà mình muốn mua ngay cuốn này về đọc :)))))

Tội lỗi thời thơ ấu đôi khi day dứt ám ảnh cả đời. Nếu Amirt lúc đó ngăn thằng béo kia không để nó đánh  và hãm hiếp Hazzan thì cậu ta sau này không day dứt thế. (Hazzan chạy theo lấy con diều (phần thưởng) cho Amirt, gặp thằng béo kia nhưng vì muốn được papa khen, và sợ, cậu đã không ngăn cản). Rất lâu sau khi biết sự thật, và không thoát được ân hận, vợ chồng Amirt đã quay lại và đón con của Hazzan (lúc này đang bị thằng béo biến thái giam giữ). Amirt đưa thằng bé về nhà cùng, dạy nó chơi diều như năm xưa, khi con diều đứt sorab mỉm cười nhẹ Amirt lao theo và câu này nói lần nữa: Vì cháu, cả ngàn lần rồi.
Dưới căn nhà đó, tiếng đầu tiên Amit gọi là papa, còn Hazzan gọi là Amirt. Cuốn sách này có chuyển thành film đó