Người đọc sách thì không được nói tục chửi bậy?

  1. Sách

Mình có tham gia và theo dõi một số group đọc sách trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Goodread,...), đồng thời cũng có theo dõi các bài viết chia sẻ của các thành viên về việc đọc sách, review sách, các vấn đề về sách nói chung. Trong quá trình đó, mình phát hiện ra là có một số mâu thuẫn, tranh luận về vấn đề cư xử và giao tiếp giữa các bạn đọc sách/yêu sách với nhau. Theo đó, có một số bạn tuy đọc sách rất nhiều (hoặc đó là do bạn thể hiện ra như thế), sưu tập sách rất khủng (do bạn khoe ra như thế),... nhưng khi trao đổi, giao tiếp với các bạn trong group với nhau thì bạn lại sử dụng những vốn từ ngữ không có trong sách vở, chỉ có trong đời sống hiện thực. Để rồi các bạn ấy nhận lại những lời phản hồi đại loại như là:

  • Không ngờ các bạn đọc sách mà lại cư xử như vậy!
  • Bạn đọc sách mà lại ăn nói thiếu văn hóa thế à?
  • Cách bạn nói chuyện có trong cuốn sách nào vậy? Sách dạy bạn như vậy sao?
  • Bạn chia sẻ cuốn Đắc nhân tâm mà hành xử thiếu tế nhị như vậy sao?
  • Bla bla bla...

Người đọc sách nhất định phải nói toàn lời hay ý đẹp? Ảnh minh họa: Internet

Về cơ bản, mình nghĩ đây giống như những suy nghĩ đã được đóng khung, định hình vào một cá nhân nào đó. Kiểu như đã là phụ nữ thì phải dịu dàng thùy mị nết na ăn nói lễ phép, hay nam giới thì phải mạnh mẽ không được khóc dù chỉ là để rơi một giọt, hay bàn về nghệ thuật thì không được ăn nói như phường thảo khấu...

Đúng là những người đọc sách thường sẽ có một tâm hồn đẹp, và họ sẽ biết cách sống sao cho nó chuẩn mực, nhưng "thường" không có nghĩa là tất cả. Mình nghĩ sách cũng có nhiều loại, có loại "trà sữa cho tâm hồn" thanh lọc cơ thể thì cũng có loại thực tế đời sao sách vậy. Có sách ngôn tình mỹ nam soái ca tình yêu lãng mạn thì cũng có sách toàn những lừa lọc gian trá sở khanh lưu manh các thứ... Và không nhất thiết cứ đọc sách là sẽ biết cư xử, hiểu biết, điềm tĩnh, đúng mực... Và người đọc sách theo đó cũng không thể trở thành một chuẩn mực trong cư xử. Hơn nữa, dù đọc sách hay không thì vấn đề hiểu biết của mỗi người cũng không vì thế mà giống nhau. Đọc nhiều không có nghĩa là hiểu nhiều, áp dụng giỏi, và ngược lại. Có những bạn đọc rất nhiều sách nhưng văn vẫn... dở tệ, đi thi toàn kiếm điểm 5 để "tai qua nạn khỏi", nhưng có bạn chả đọc sách mấy mà lại viết văn như nước chảy mây trôi.

Chính vì lẽ đó, đọc không phải là điều kiện ĐỦ để hoàn thiện một nhân cách con người. Bạn có nghĩ như vậy không? Và theo bạn, có một giới hạn nào trong cư xử của những người đọc sách và không đọc sách? Nếu những người đọc sách nhiều nhưng khi phát ngôn vẫn "phun" ra những từ ngữ không thể chấp nhận được như "xạo l*n", "tử tế cái đ*o", "khóa mõm",...? Bạn cảm thấy thế nào khi giao tiếp với một người chỉ cần mở miệng là lại "phun châu nhả ngọc" như vậy, mà người đó lại còn đọc sách rất nhiều?

Từ khóa: 

đọc sách

,

phong cách đọc sách

,

nhân cách con người

,

chuẩn mực giao tiếp

,

sách

Với cá nhân mình thì theo tiêu chí "Đi với bụt mặc cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Mình tuyệt đối không thể nói về thuyết tiến hóa của vạn vật với một chú cún được, điều này vượt ngoài khả năng hiểu biết của nó.

Bản thân mình khi nói những điều đó với một chú cún nghĩa là mình có vấn đề về nhận thức, nên mình nghĩ cư xử phù hợp với hoàn cảnh là được, đừng tỏ ra trịch thượng, đạo đức một cách lố bịch, nhưng cũng cần phải nhớ, giấy rách phải giữ lấy lề, không phải cái gì cũng nói ra được, cũng đừng giới hạn ngôn ngữ của mình chỉ trong 50% vốn từ cửa tiếng Việt, đôi khi cũng cần này nọ một tí.

Trả lời

Với cá nhân mình thì theo tiêu chí "Đi với bụt mặc cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Mình tuyệt đối không thể nói về thuyết tiến hóa của vạn vật với một chú cún được, điều này vượt ngoài khả năng hiểu biết của nó.

Bản thân mình khi nói những điều đó với một chú cún nghĩa là mình có vấn đề về nhận thức, nên mình nghĩ cư xử phù hợp với hoàn cảnh là được, đừng tỏ ra trịch thượng, đạo đức một cách lố bịch, nhưng cũng cần phải nhớ, giấy rách phải giữ lấy lề, không phải cái gì cũng nói ra được, cũng đừng giới hạn ngôn ngữ của mình chỉ trong 50% vốn từ cửa tiếng Việt, đôi khi cũng cần này nọ một tí.

Ngày xưa sơ yếu lý lịch hay có phần trình độ văn hóa. Nhưng giờ thấy ghi là trình độ học vấn. Bởi vì người có học vấn cao chưa chắc đã có văn hóa. Giáo sư tiến sĩ còn có người chửi vợ đánh con ra đường bồ bịch đấy thôi. Học vấn hoặc đọc sách chỉ là cơ hội cho 1 ng tiếp xúc và học theo nếp sống văn hóa. Mà trong 1 lớp học lượng kiến thức như nhau nhưng có đứa giỏi đứa dốt thì đọc số lượng sách như nhau thì cũng có ng lĩnh hội hết mà cũng có ng chẳng hiểu đc là bao. Sách chỉ bổ túc cho chính tâm hồn của con người. Bản chất con người mới chính là nguồn cơn của văn hóa.

Nhiều khi ngứa miệng thì nói vài câu chửi cho nó vui tai, cũng không gây hại đến ai mà lại còn góp phần làm không khí thêm hứng khởi. Chứ trong một nhóm mà ai cũng đạo đức ăn nói nhẹ nhàng thì còn gì vui. Phải có người này người nọ chứ lị. Chẳng qua là "Chẳng may" nên người nói tục chửi bậy ấy đọc nhiều sách thôi. :D