Người Đẹp và Quái Vật – Những câu chuyện chưa kể
Nhà tâm lý học Bruno Bettelheim có nói, mỗi câu chuyện cổ tích đều là tấm gương thần phản chiếu một vài khía cạnh thế giới nội tâm của chúng ta, và những bước ta phải đi trong tiến trình từ ban sơ non nớt đến trưởng thành chín chắn. Với những ai đắm đuối tìm hiểu thông điệp mà cổ tích muốn gửi gắm, họ sẽ thấy nó giống như một hồ nước thẳm sâu, yên ả, lúc đầu tưởng như chỉ soi bóng hình riêng mình, nhưng rồi họ sẽ sớm phát hiện ra những xốn xao trong tâm hồn – tầng sâu của truyện, những cách để được bình yên tự tâm tưởng giữa bao xô bồ của cuộc đời, chính là phần thưởng cho những cố gắng đấu tranh của ta.
Câu chuyện cổ tích quen thuộc với chúng ta – Người Đẹp và Quái Vật, câu chuyện bất hủ về tình yêu và sự cứu rỗi, hấp dẫn bởi hai thông điệp:
- Nam giới và nữ giới có thể trông khác biệt, nhưng họ sẽ trở thành một cặp hoàn hảo khi tâm hồn họ đồng điệu nhờ tình yêu dành cho người bạn đời có tính cách xứng hợp với mình;
- Việc con cái quyến luyến cha mẹ là tự nhiên và thỏa đáng, nếu trong quá trình trưởng thành, mối quyến luyến ấy chuyển sang dành cho một người bạn đời phù hợp.
Người Đẹp và Quái Vật là một tác phẩm rất được lòng giới làm phim. Khi các họa sĩ của Disney bắt tay vào làm việc thì truyện đã lên phim ít nhất 30 lần. Quá ghê! Chẳng phải vô cớ mà trên thế giới tồn tại không biết bao nhiêu phiên bản của truyện cổ tích này. Hàng trăm họa sĩ đã dồn bao tâm huyết để làm nên phim hoạt hình Người Đẹp và Quái Vật năm 1991, mặc dù sau đó có những phản hồi cả ngợi khen và chê trách. Dưới đây là những câu chuyện đã đi cùng năm tháng mà có thể bạn chưa từng được biết vì chưa có ai kể về Người Đẹp và Quái Vật, với những kỹ xảo lung linh và tinh thần nhân văn sâu sắc.
1. Lý do khiến Người Đẹp và Quái Vật được đưa thành phim, là bởi chủ đề truyện không bao giờ lỗi thời: Bề ngoài hào nhoáng có thể dối lừa, còn vẻ đẹp đích thực thì ẩn giấu bên trong.
2. Tác phẩm phim gây tiếng vang nhất là La belle et la bête (1946), một bộ phim siêu thực đen trắng. Tuy nhiên, đến khi Disney vào cuộc thì phiên bản được khán giả biết đến nhiều nhất lại là loạt phim truyền hình nhiều tập của đài CBS năm 1987. Với các tập phim lãng mạn đan xen hành động, Người Đẹp và Quái Vật phiên bản này lên sóng tổng cộng ba phần và đoạt một giải Quả Cầu Vàng cùng vài giải Emmy.
3. Phim hoạt hình Bông hoa đỏ thắm năm 1952 của đạo diễn Lev Atamanov, được chuyển thể từ truyện cùng tên của Sergei Aksakov, chính là phiên bản Nga của Người Đẹp và Quái Vật.
4. Nếu như bạn đã từng biết qua Howard Ashman (nhà biên kịch và viết lời bài hát người Mỹ) và Alan Menken (nhà soạn nhạc kịch, nhà soạn nhạc phim và một nghệ sĩ piano người Mỹ) đã từng thành công với các ca khúc trong phim hoạt hình Nàng Tiên Cá như Part Of Your World hay Under The Sea, thì trong Người Đẹp và Quái Vật, bạn sẽ gặp lại hai người đó với các ca khúc như Belle (khúc hát mở đầu cho ta biết lai lịch của Belle và những ước mơ nàng ấp ủ); Beauty and the Beast (bản tình ca chủ đề, nhẹ nhàng, nhỏ nhắn, nhưng cảm xúc lại không thua bản tình ca nào); Be Our Guest (màn hợp ca vui nhộn) cùng những ca khúc kết nối khác như Something There (Ca khúc cất lên lúc Belle và Quái Vật nhận ra tình cảm dành cho đối phương),…
5. Nếu như với phim người đóng, các họa sĩ dựng cảnh, sáng tạo phục trang hay đồ dùng sân khấu có thể dựa vào địa điểm, vải vóc và đồ vật có thật, thì với phim hoạt hình, mọi thứ đều phải được sáng tạo từ con số 0. Bởi họ không thể “quay phim” tại một địa điểm có sẵn, cũng như không thể lấy trang phục trực tiếp từ giá treo đồ!
6. Khi bộ phim Người Đẹp và Quái Vật được hoàn thành cũng là lúc Howard Ashman qua đời. Ông đã phải đối mặt với căn bệnh chết người khi chỉ mới 40 tuổi, đó là bệnh AIDS. Ông qua đời do các biến chứng của bệnh.
7. Tháng 9 năm 1991, hãng phim Disney đã bất ngờ công chiếu Người Đẹp và Quái Vật tại Liên hoan phim New York. Khi đó, bộ phim chỉ mới ở tình trạng “đang hoàn thiện”. Trước đó, chưa từng có chuyện một bộ phim chưa hoàn thiện mà được đem chiếu ở liên hoan. Bộ phim sau đó còn được góp mặt tại Liên hoan phim Cannes.
8. Phim khởi chiếu chính thức vào ngày 15/11/1991 và thu về doanh thu không hề nhỏ vào thời điểm đó: Tuần đầu tiên thu về 13 triệu đô la, sau đó là 141 triệu đô la doanh thu nội địa và thêm 206 triệu đô la từ các thị trường nước ngoài.
9. Tháng 1/1992, phim giành giải Quả Cầu Vàng cho Ca khúc hay nhất, Nhạc phim hay nhất và Phim ca nhạc/Phim hài hay nhất.
Tháng 2/1992, phim nhận sáu đề cử giải thưởng Oscar: Âm thanh, nhạc phim hay nhất, Ca khúc hay nhất (3 đề cử) và Phim hay nhất.
10. Người Đẹp và Quái Vật như vậy đã chiếm một vị trí đặc biệt không chỉ trong trái tim hàng triệu khán giả, mà cả trong lịch sử Xưởng phim Disney và nghệ thuật hoạt hình. Cũng chính vì vậy mà nó đã trở thành phim người đóng (live-action) sau đó qua tài năng của biên kịch gia kiêm đạo diễn đa tài Bill Condon. Các diễn viên góp mặt trong phiên bản người đóng gồm: Emma Watson (vai Belle), Dan Stevens (vai Quái Vật), Josh Gad (vai LeFou), và Luke Evans (vai Gaston)… Và bộ phim đã không làm phụ tình yêu của khán giả dành cho bản hoạt hình.
Có thể nói Người Đẹp và Quái Vật, dù là chuyện cổ tích trên sách hay chuyện trên phim thì đều là một tác phẩm kinh điển được các gia đình và em nhỏ yêu thích. Đây có thể nói là một trong những câu chuyện cổ tích đẹp nhất, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.
người đẹp và quái vật
,walt disney
,chuyện cổ tích
,phim hoạt hình
,live action
,nghệ thuật
Beauty and the Beast truyện cổ tích yêu thích nhất của mình, kiểu điên cuồng yêu thích ấy. Mình thậm chí ám ảnh với truyện này đến nỗi sưu tầm đủ loại văn hóa phẩm liên quan, giờ nhà mình có bao nhiêu bản truyện Beauty and the Beast rồi cũng không nhớ. Trên blog của mình ngày xưa mình còn làm hẳn một bài lý giải vì sao là "Beauty and the Beast" mà không phải "The Beauty and the Beast" cơ :))) Bài của mình ở đây:
Lena Et Films
Beauty and the Beast truyện cổ tích yêu thích nhất của mình, kiểu điên cuồng yêu thích ấy. Mình thậm chí ám ảnh với truyện này đến nỗi sưu tầm đủ loại văn hóa phẩm liên quan, giờ nhà mình có bao nhiêu bản truyện Beauty and the Beast rồi cũng không nhớ. Trên blog của mình ngày xưa mình còn làm hẳn một bài lý giải vì sao là "Beauty and the Beast" mà không phải "The Beauty and the Beast" cơ :))) Bài của mình ở đây: