Người da đen có thật sự hết bị kỳ thị?

  1. Kiến thức chung

Mình đặt vấn đề kỳ thị người da đen ở Mỹ nhé, vì đây là nơi được xem như miền đất hứa của tất cả chúng ta. Thế nhưng hơn 150 năm kể từ khi chế độ nô lệ được bãi bỏ và hơn 50 năm trôi qua kể từ khi Đạo luật dân quyền sự lịch sử (cấm phân biệt chủng tộc trong việc làm, giáo dục và nơi công cộng) được thông qua, kỳ thị người da đen thực chất vẫn còn tồn tại ngầm trong tâm lý và cách nghĩ của người Mỹ.

Một số liệu thống kê cho thấy: 2/3 trong tổng số 37% lao động Mỹ gốc Phi chỉ kiếm được vài công việc đơn giản, được trả lương thấp hơn người da trắng. Người Mỹ gốc Phi chiếm 13% dân số (45 triệu người) nhưng trong các nhà tù thì lại chiếm tới 40%.

Số lượng các tổ chức thù ghét sắc tộc ở Mỹ gia tăng bên cạnh việc xuất hiện thêm hàng loạt các website ẩn danh mang tư tưởng kỳ thị, ví dụ như trang Daily Stormer.

Tóm lại cá nhân mình thấy nói không kỳ thị người da đen vẫn là ở mặt báo giới và truyền thông, còn thực tế thì họ vẫn đang đấu trang để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một Obama là chưa đủ để nói lên điều gì.

Mọi người nghĩ sao về vấn đề này?

phan-biet-chung-toc-1499861690997
Từ khóa: 

kỳ thị chủng tộc

,

phân biệt chủng tộc

,

người da đen

,

kiến thức chung

Thật sự đúng như anh nói, việc không kì thị, có những lời nói và hành động ưu đãi cho người da màu chủ yếu là trên caác kênh truyền thông. Thực tế ở ngoài xã hội, kể cả một nơi có sự đa sắc văn hóa và không quá kì thị người da màu trước đây như nước Úc thì người da màu vẫn là dân bị người da trắng kì thị nhất. Người da trắng tuy có thể thân thiện, nói chuyện cười đùa bên ngoài nhưng trong thâm tâm họ vẫn nghĩ họ ở một level (tầng lớp) khác, họ không muốn những người da màu được như họ, được đãi ngộ cũng như được dối xử như họ. Nên thỉnh thoảng chính mắt em thấy những người da màu bị trêu đùa rồi bị săm soi với cặp mắt khác. Khi tuyển dụng làm việc thì họ cũng ưu tiên người da trắng đầu tiên, rồi tới người châu á và cuối cùng là người da màu. Cái này chỉ mong phụ thuộc vào nhận thức và thay đổi cách suy nghĩ của mỗi người. Đến cả những người da màu còn nói "it is what it is" (có thể dịch là: bạn phải chấp nhận kể cả nó không được như mong muốn) thì điều này còn diễn ra lâu dài

Trả lời

Thật sự đúng như anh nói, việc không kì thị, có những lời nói và hành động ưu đãi cho người da màu chủ yếu là trên caác kênh truyền thông. Thực tế ở ngoài xã hội, kể cả một nơi có sự đa sắc văn hóa và không quá kì thị người da màu trước đây như nước Úc thì người da màu vẫn là dân bị người da trắng kì thị nhất. Người da trắng tuy có thể thân thiện, nói chuyện cười đùa bên ngoài nhưng trong thâm tâm họ vẫn nghĩ họ ở một level (tầng lớp) khác, họ không muốn những người da màu được như họ, được đãi ngộ cũng như được dối xử như họ. Nên thỉnh thoảng chính mắt em thấy những người da màu bị trêu đùa rồi bị săm soi với cặp mắt khác. Khi tuyển dụng làm việc thì họ cũng ưu tiên người da trắng đầu tiên, rồi tới người châu á và cuối cùng là người da màu. Cái này chỉ mong phụ thuộc vào nhận thức và thay đổi cách suy nghĩ của mỗi người. Đến cả những người da màu còn nói "it is what it is" (có thể dịch là: bạn phải chấp nhận kể cả nó không được như mong muốn) thì điều này còn diễn ra lâu dài

Ngày còn bé mình cứ tưởng da đen là đen hơn da bánh mật một xíu, vì ở quê gặp nhiều người da đen cháy nắng. Sau này gặp mới biết dan đen đúng là đen thật, dù dưới ánh nắng cũng không sáng lên được tí nào.