Người châu Á và việc đề cao sự xếp hạng trường lớp

  1. Giáo dục

  2. Văn hóa

  3. Tâm lý học

  4. Xã hội

  5. Tâm sự cuộc sống

“ẾCH NHỎ Ở HỒ LỚN, HAY ẾCH LỚN Ở HỒ NHỎ?”: NGƯỜI CHÂU Á VÀ VIỆC ĐỀ CAO SỰ XẾP HẠNG TRƯỜNG LỚP
Năm 2018, 3 nhà nghiên cứu Wu, Garcia và Kopelman hỏi người 75 gốc Á và 198 người gốc Âu cùng một câu hỏi: “Nếu chỉ được chọn một, bạn chọn làm một con ếch nhỏ ở hồ lớn, hay một con ếch lớn ở hồ nhỏ?”. Kết quả là người gốc Á chọn làm ếch nhỏ nhiều hơn người gốc Âu. Nghiên cứu này thực chất được thiết kế để khảo sát những yếu tố văn hoá có thể tác động đến lựa chọn trường đại học của một cá nhân.
“Thà làm đầu gà còn hơn đuôi phượng”
Đó là một câu thành ngữ phổ biến ở Trung Quốc. Cơ bản, nó có nghĩa là bạn nên có thừa, nhiều năng lực hơn cần thiết, để làm một việc, hơn là thiếu năng lực. Câu thành ngữ truyền miệng này được dẫn chứng thực tế bởi nghiên cứu năm 2018.
Kết luận của Wu và cộng sự không gây nhiều ngạc nhiên, đặc biệt là khi ta xét đến những khác biệt thường thấy trong văn hóa Đông - Tây. Người Đông Á thường đề cao tính tập thể và đưa ra quyết định dựa trên lợi ích chung. Mặt khác, người phương Tây lại theo chủ nghĩa cá nhân và đưa ra quyết định dựa trên tham vọng cá nhân. Suy rộng ra từ đó, người Đông Á có xu hướng đánh giá bản thân dựa trên nhóm xã hội rộng lớn hơn (“hồ lớn”) mà họ thuộc về (ví dụ như so với toàn chuyên ngành trong đại học), còn người gốc Âu đánh giá bản thân dựa trên so sánh với những người khác trong nhóm nhỏ hơn (“hồ nhỏ”) mà học thuộc về (ví dụ như bạn cùng lớp).
Nhưng nghiên cứu năm 2018 lại đem đến một sự ngạc nhiên ở phương diện khác: nhóm Đông Á mà họ khảo sát dù coi trọng sự khiêm tốn, lại rất đề cao danh tiếng của cá nhân họ, hay nói cách khác là xếp hạng của họ.
Qua nghiên cứu, Wu nhận định rằng văn hóa Đông Á rất đề cao một khái niệm cô gọi là văn hóa “mặt”. “Chỉ bạn biết bạn đang làm tốt là chưa đủ, bạn cần phải cho mọi người xung quanh - một người thân trong họ hàng, một người lạ mặt, một nhà tuyển dụng lướt 5 phút qua CV của bạn - biết là bạn đang làm tốt. Đánh giá năng lực của bạn là dựa trên đánh giá của người khác về bạn”. Một cá nhân nên cố gắng để không bị “mất mặt”.
Nhưng hồ lớn có phải luôn tốt hơn? Nghiên cứu chiều dọc (loại nghiên cứu giúp xác định xu hướng, thay đổi qua thời gian) của Seaton và Craven cho thấy sinh viên có thành tích cao ở các trường ít chọn lọc hơn (hay ếch nhỏ ở hồ to) cảm thấy tự tin về năng lực bản thân hơn, có điểm trung bình cao hơn và có nhiều khát vọng nghề nghiệp hơn so với sinh viên có thành tích thấp ở các trường chọn lọc hơn (hay ếch to ở hồ nhỏ). Niềm tin rằng “trường tốt có nghĩa là sinh viên ra trường có việc làm tốt” cũng không còn đúng. Tỷ lệ các giám đốc điều hành cấp cao của Fortune 100 tốt nghiệp từ các trường Ivy League đã giảm kể từ năm 1980, và tỷ lệ giám đốc có bằng từ đại học có xếp hạng thấp hơn lại tăng lên. Khảo sát gần 30.000 sinh viên tốt nghiệp đại học cũng cho thấy rằng việc theo học tại một trường danh tiếng không ảnh hưởng đến hạnh phúc của mỗi cá nhân trong cuộc sống và công việc.
Trong khi đó, để tranh giành những cái hồ lớn, nhiều người trở nên căng thẳng bởi áp lực phải thành công, cố gắng quá sức đến mức họ bị nuốt chửng bởi stress, nghi ngờ bản thân, hay thậm chí những rối loạn tâm lý. Wu kết luận bài phỏng vấn về nghiên cứu của mình với câu hỏi: “Cuối cùng thì liệu có đáng để chọn cái hồ lớn, trong khi những con ếch lớn ở hồ nhỏ cũng đạt được thành công?”
Tham khảo:
Seaton, M., & Craven, R. G. (2011). From frogs to fish: The big-fish-little-pond effect then and now. Psihološka obzorja, 20.
Wong, A. (2017, July 20). For Asians, Attending a Top School Is Worth the Struggle. The Atlantic.
Wu, K., Garcia, S. M., & Kopelman, S. (2018). Frogs, ponds, and culture: Variations in entry decisions. Social Psychological and Personality Science, 9(1), 99-106.
------------------------------
GIỎI Initiative là dự án tâm lý-xã hội phi lợi nhuận với mục tiêu tạo một cầu nối để các thành viên trong gia đình và xã hội trao đổi và hiểu hơn về kỳ vọng trong học tập, đặc biệt nhắm đến cộng đồng người Á châu trên thế giới.

Website:
 

Email: info.gioiinitiative@gmail.com
Facebook:
 

LinkedIn:
 
Từ khóa: 

giáo dục

,

văn hóa

,

tâm lý học

,

xã hội

,

tâm sự cuộc sống

Lúc mình đọc tựa bài này, mình cũng chọn làm ếch nhỏ trong hồ lớn. Nhưng cái câu "thà làm đầu gà còn hơn đuôi phượng" sao mình thấy hơi ngược.. Ko phải đầu gà là tương ứng với ếch lớn trong hồ nhỏ hở..?

Trả lời

Lúc mình đọc tựa bài này, mình cũng chọn làm ếch nhỏ trong hồ lớn. Nhưng cái câu "thà làm đầu gà còn hơn đuôi phượng" sao mình thấy hơi ngược.. Ko phải đầu gà là tương ứng với ếch lớn trong hồ nhỏ hở..?

Là mình mình cũng sẽ chọn làm ếch nhỏ ở hồ lớn. Tuy nhiên một vài điều mình lại theo hướng phương Tây nhiều hơn, như là hay theo theo chủ nghĩa cá nhân và đưa ra quyết định dựa trên tham vọng cá nhân,... 

Và là một người châu Á, mình lại chưa bao giờ đề cao quá sự xếp hạng trường lớp, với mình, điểm không cần quá cao, cũng không cần đứng đầu hay trong top vì mình luôn cân bằng giữa việc học và đi thực tập để lấy kinh nghiệm.