Người bị trầm cảm thì có cần ''kiêng cữ'' điều gì không?

  1. Sức khoẻ

Mình nghĩ bệnh lý tinh thần cũng k khác nhiều so với bệnh lý thuộc về thể chất, cũng sẽ cần có những ''kiêng cữ'' nhất định. Những ai không may phải đối mặt với căn bệnh này thì cần phải kiêng cữ những gì?

Từ khóa: 

trầm cảm

,

bệnh lý

,

tâm lý học

,

kiêng cữ

,

tinh thần

,

sức khoẻ

Quan điểm của mình thì cái cần kiêng nhất là kiêng mở lòng bất chấp, kiêng tìm kiếm sự giúp đỡ khi chưa tìm hiểu về đối tượng mà mình có ý định tìm đến trò chuyện.
Nghe thì có vẻ mâu thuẫn vì thường người trầm cảm sẽ được khuyên là nên trò chuyện, tâm sự với mọi người xung quanh. Và lúc trầm cảm thì cũng không nghĩ được gì nhiều ngoài việc cần người thấu hiểu, lắng nghe. 
Nhưng mình nghĩ nếu không sàng lọc đối tượng để trò chuyện thì việc tâm sự sẽ phản tác dụng và có thể gây nên hậu quả lớn hơn.
Bởi thực tình thì ai cũng sẽ quan tâm đến vấn đề của cá nhân mình nhiều nhất. Có những người sẽ có khả năng thấu cảm cho vấn đề của người khác, nhưng cũng có những người vô tâm vô tư, cho những vấn đề của người khác là không có gì, thì việc tâm sự mở lòng với những người vô tâm để rồi nhận được câu an ủi là "Có gì đâu, thôi vui lên, thế mà cũng buồn,..." quả thực là một nhát dao chí mạng. Và thường những lúc gặp vấn đề về tâm lý người ta sẽ rất nhạy cảm, kể cả lời nói là an ủi vỗ về nhưng cảm nhận thái độ đối phương dửng dưng thì cũng dễ bị tổn thương, dễ có suy nghĩ là không ai quan tâm mình.
Nên là phải chọn đúng đối tượng, đúng nơi đúng chỗ để chia sẻ.
Ví dụ như có suy nghĩ muốn tự tử, post vu vơ trên mạng xã hội để giải tỏa thì lại gặp những bình luận là yếu đuối, ích kỉ này kia. Nhưng nếu post vào cộng đồng chữa lành tâm lý thì lại có tác dụng rất tốt, vì đó là nơi có những người đồng cảm được với mình và có thể giúp mình vượt qua suy nghĩ tiêu cực.
Hoặc bạn bè thì có người này người kia, mình kể với một người bạn nhẹ nhàng thấu cảm sẽ khác, kể với một người bạn tuy tốt bụng nhưng tính tình vô tư vô tâm thì sẽ khác.
Việc chọn lựa đối tượng thực ra đã luôn luôn cần đánh giá và quan sát những khi mình ở trạng thái bình thường, và suy nghĩ chọn đúng đối tượng, đúng nơi chia sẻ cũng nên luôn có sẵn. Kiểu như bình thường bạn bè mình sẽ hiểu đứa này có tính này, đứa này có tính kia,... 
Có sẵn đánh giá thì lúc có vấn đề về tâm lý, lúc mà mình yếu đuối hoang mang nhất, không nghĩ được gì thì cũng biết những người nào mình có thể chia sẻ, người nào không.
Trả lời
Quan điểm của mình thì cái cần kiêng nhất là kiêng mở lòng bất chấp, kiêng tìm kiếm sự giúp đỡ khi chưa tìm hiểu về đối tượng mà mình có ý định tìm đến trò chuyện.
Nghe thì có vẻ mâu thuẫn vì thường người trầm cảm sẽ được khuyên là nên trò chuyện, tâm sự với mọi người xung quanh. Và lúc trầm cảm thì cũng không nghĩ được gì nhiều ngoài việc cần người thấu hiểu, lắng nghe. 
Nhưng mình nghĩ nếu không sàng lọc đối tượng để trò chuyện thì việc tâm sự sẽ phản tác dụng và có thể gây nên hậu quả lớn hơn.
Bởi thực tình thì ai cũng sẽ quan tâm đến vấn đề của cá nhân mình nhiều nhất. Có những người sẽ có khả năng thấu cảm cho vấn đề của người khác, nhưng cũng có những người vô tâm vô tư, cho những vấn đề của người khác là không có gì, thì việc tâm sự mở lòng với những người vô tâm để rồi nhận được câu an ủi là "Có gì đâu, thôi vui lên, thế mà cũng buồn,..." quả thực là một nhát dao chí mạng. Và thường những lúc gặp vấn đề về tâm lý người ta sẽ rất nhạy cảm, kể cả lời nói là an ủi vỗ về nhưng cảm nhận thái độ đối phương dửng dưng thì cũng dễ bị tổn thương, dễ có suy nghĩ là không ai quan tâm mình.
Nên là phải chọn đúng đối tượng, đúng nơi đúng chỗ để chia sẻ.
Ví dụ như có suy nghĩ muốn tự tử, post vu vơ trên mạng xã hội để giải tỏa thì lại gặp những bình luận là yếu đuối, ích kỉ này kia. Nhưng nếu post vào cộng đồng chữa lành tâm lý thì lại có tác dụng rất tốt, vì đó là nơi có những người đồng cảm được với mình và có thể giúp mình vượt qua suy nghĩ tiêu cực.
Hoặc bạn bè thì có người này người kia, mình kể với một người bạn nhẹ nhàng thấu cảm sẽ khác, kể với một người bạn tuy tốt bụng nhưng tính tình vô tư vô tâm thì sẽ khác.
Việc chọn lựa đối tượng thực ra đã luôn luôn cần đánh giá và quan sát những khi mình ở trạng thái bình thường, và suy nghĩ chọn đúng đối tượng, đúng nơi chia sẻ cũng nên luôn có sẵn. Kiểu như bình thường bạn bè mình sẽ hiểu đứa này có tính này, đứa này có tính kia,... 
Có sẵn đánh giá thì lúc có vấn đề về tâm lý, lúc mà mình yếu đuối hoang mang nhất, không nghĩ được gì thì cũng biết những người nào mình có thể chia sẻ, người nào không.

Kiêng các chất kích thích bạn nhé (rượu bia, thuốc lá, cafe)