Người bị trầm cảm: những cái gai ngầm cần phải được cắt bỏ

  1. Tâm lý học

Bạn đừng nghĩ trầm cảm là điều gì đó quá xa xôi. Ai cũng có thể bị trầm cảm. Thậm chí có những người bị bệnh trầm cảm trong một thời gian rất dài và chỉ đến khi họ biến mất khỏi thế giới thì người khác mới biết.

Tại sao mình nói người bị trầm cảm là những cái gai ngầm? Là bởi vì họ nguy hiểm như những cái gai vô hình mà thậm chí cầm nắm vào bạn vẫn không nhận ra. Nếu không sớm nhận biết người bị trầm cảm, quá ngây thơ lún sâu vào họ mà không biết, bạn sẽ sớm nhận những hậu quả không mấy tốt đẹp. Điển hình là gì? Từ từ rồi mình nói cho nghe.

Trước hết hãy bắt đầu với việc nhận biết một người trầm cảm!

https://cdn.noron.vn/2018/09/06/31bcd4de5e57152d667174dcad8b600a.jpg

Dấu hiệu để nhận biết một người đang bị trầm cảm

Hãy nhận biết những người này thông qua các dấu hiệu sau đây (với trường hợp những người thân của bạn, những người quan trọng với bạn thôi nhé, còn với người lạ, hoặc không thân, cơ bản bạn không cần để tâm đến họ. Hãy để cho người thân của họ làm chuyện đó, đừng đèo bòng! Bạn không phải người cứu vớt cả thế giới!):

  • Dấu hiệu tâm lý:
https://cdn.noron.vn/2018/09/06/c0b43b5fb10c03153dff50708c910bdf.jpg

Đặc trưng của dấu hiệu tâm lý trầm cảm đó là cảm giác buồn dai dẳng, gọi là "phiền muộn". Nếu tiếp xúc phải một người đang trầm cảm, bạn sẽ nhận thấy họ có những giai đoạn cảm xúc như sau:

  • Liên tục trong trạng thái thiếu hứng thú và niềm vui trong các hoạt động ưa thích, hay còn gọi là "mất hứng". Họ mất hứng trong mọi mặt của cuộc sống, kể cả trong những gì họ vốn luôn ưa thích làm trước đây.
  • Luôn có tình trạng bất lực, vô vọng, chán nản, buồn rầu, nói chung là mọi mĩ từ để chỉ cảm giác buồn bực đến tận cùng.
  • Họ sẽ cảm thấy bản thân vô dụng, bất lực, vô giá trị, luôn tiêu cực về mọi mặt: về bản thân, về tương lai (cảm thấy tương lai không thể cải thiện nổi), về những người xung quanh (căm ghét mọi người, không muốn gặp ai, cảm giác ai cũng ghét mình). Cảm giác này dẫn đến họ dễ khóc, dễ cáu, dễ thất vọng, có biểu hiện cảm giác tội lỗi một cách không cần thiết, làm quá.
  • Giảm tự tôn, tự tin, dằn vặt bản thân.
  • Có dấu hiệu mất niềm tin vào cuộc sống, cảm thấy cuộc sống đáng chán, vô vọng.

Những người có những dấu hiệu tâm lý này sẽ có những cách thể hiện của riêng họ. Có người thể hiện toàn bộ các giai đoạn cảm xúc này ra ngoài, có người lại hoàn toàn không thể hiện gì cả. Với những người không thể hiện gì cả, thường họ chỉ bộc lộ khi ở một mình bởi cảm giác không thể tin tưởng ai, không ai hiểu mình. Chưa kể cảm giác thứ cảm xúc đó bị cho là yếu đuối, gánh nặng. Với những người như vậy, rất khó để bạn nhận biết. Bạn sẽ không thể biết được họ đang cảm thấy thế nào nếu bạn không gặng hỏi và quan sát thật kỹ hành vi.

Những tình trạng tâm lý trên nếu kéo quá dài sẽ dẫn tới triệu chứng trầm trọng nhất là hành vi tự sát.

  • Tự sát thể nhẹ: tự dằn vặt bản thân, liên tục tự thoá mạ chính mình, tự gây áp lực cho chính mình, luôn u uất, suy nghĩ liên tục dồn vào ngõ cụt không lối thoát, dẫn đến suy nhược cơ thể và đầu óc.
  • Tự sát thể nặng: có kế hoạch làm hại bản thân (hoặc cả người khác). Biểu hiện cơ bản như tự cào, cấu, tự làm đau cơ thể, hành hạ động vật, hành hạ những sinh vật hoặc con người xung quanh yếu thế hơn, lên kế hoạch và dự định kết thúc cuộc sống, tức là tìm tới cái chết.
  • Dấu hiệu thể lý:
https://cdn.noron.vn/2018/09/06/efe902880a894378f3e0df94c494803a.jpg

Đây là những dấu hiệu bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua quan sát hành vi, cách sống của họ, chứ không phải "đoán mò" hoặc "gặng hỏi" hoặc "nghe kể mới biết" như các dấu hiệu tâm lý.

  • Rối loạn giấc ngủ: khi thì ngủ quá nhiều, khi thì lại mất ngủ. Có những khó khăn phát sinh trong lúc ngủ: giấc ngủ liên tục bị xáo trộn hoặc tỉnh giấc giữa đêm, lúc dậy rất sớm, lúc dậy rất muộn.
  • Rối loạn ăn uống: cảm giác thèm ăn tăng giảm bất thường, biến động tương ứng trong cân nặng.
  • Rối loạn hành vi: hay bị kích động, lo âu, giảm hoạt động, quá trình tư duy chậm, suy giảm trong nội dung, đôi khi có hiện tượng "làm thinh", tức là các giác quan bị đóng lại, không để ý tới xung quanh, người nói người gọi không phản ứng, hỏi không trả lời. Đôi khi thì lại high quá mức (tăng động), tỏ thái độ vui vẻ bất thường và không có lí do gì cả.

Mình đúc kết ngắn gọn nhất có thể những dấu hiệu trên. Khi đọc vào đó chắc các bạn cũng đủ hiểu một người trầm cảm chứa đựng bao nhiêu điều tiêu cực bên trong họ chứ hả?

Nếu ví một người bị trầm cảm như một loại quả, mình sẽ coi họ giống như những quả mít dai chín nẫu. Nhìn thì ngon và thơm, nhưng cầm vào thì nặng và đau tay. Mới ăn thì ngon nhưng ăn nhiều thì nổi mụn. Kiểu như vậy!

https://cdn.noron.vn/2018/09/06/eede4f6527422b053814c217213116cc.jpg

Người trầm cảm giống như những quả mít chín nẫu!

Lí do tại sao những cái gai này cần phải được cắt bỏ?

Ngày hôm nay bạn nhận ra một người thân của mình bị trầm cảm nhờ một vài dấu hiệu, bạn nhìn thấy họ là một quả mít, nhưng ngay ngày hôm sau có thể bạn đã thấy họ trở lại bình thường rồi. Có thể có hai trường hợp xảy ra: một là gai mít đã bị mài nhẵn, hai là gai mít đã mọc ngược vào trong.

  • Gai mít bị mài nhẵn: như mình đã nói đấy. Trầm cảm rất khó lường, và mỗi người lại biểu hiện khác nhau. Nên bản thân họ chẳng hiểu nổi họ nữa là bạn. Nếu trầm cảm mà không giải quyết tận gốc, những cái gai có thể một là được bản thân họ mài nhẵn đi, hai là rụng đi thật trong một giai đoạn nào đó, rồi ngay khi có một tác nhân nào đó tương tự, hoặc tác nhân cũ sưng tấy lên, thì những cái gai sẽ mọc lại. Ngày hôm nay bạn tưởng chừng đã giúp những quả mít được mài nhẵn đi rồi, nhưng vài ngày sau những quả mít lại mọc gai tiếp. Những quả mít đau 1, bạn đau 10.
  • Gai mít mọc ngược vào trong: những người như quả mít mọc ngược gai, thì có muôn đời muôn kiếp bạn cũng vẫn tưởng họ không có gai. Chỉ đến khi quả mít nẫu ra, rụng xuống và vỡ làm đôi bạn mới biết bên trong nó toàn gai. Nhưng lúc đấy thì đã muộn rồi. Hệ quả là chính bạn cũng sẽ dằn vặt, khốn khổ, đau đớn vì không thể nhìn ra những cái gai đó và ngăn chặn mít rụng nát ngay từ đầu. Bạn không hề bị gai mít đâm, nhưng đau không khác gì bị đâm.

Đó là lí do vì sao mình rất sợ những người bị trầm cảm, và cả thương họ. Và cũng là lí do tại sao mình nói họ là những cái gai cần phải cắt bỏ. Trầm cảm không lây, nhưng nó để lại những vết thương rất lớn cho cả người trầm cảm những người xung quanh họ. Để ở cạnh một người bị trầm cảm (nếu bạn tự nguyện muốn thế, hoặc thật tâm muốn thế, còn không thì hãy tránh thật xa họ ra, bằng bất cứ giá nào, đừng bao giờ ra vẻ là người từ bi và muốn giúp đỡ những người bị trầm cảm, họ không cần, bạn không cần, đừng chà xát vào những cái gai của họ và ra vẻ "Ồ tôi cứng rắn lắm, không đau đâu!". Vì chắc chắn là bạn sẽ đau!) bạn cần có một quyết tâm và dũng cảm vô cùng, vì bạn sẽ phải chấp nhận chịu đau cùng họ, thậm chí đau gấp nhiều lần họ, và thậm chí bạn sẽ phải chấp nhận rủi ro sau cùng đó là mất họ.

Người ta ví trầm cảm như quỷ satan. Mình nghĩ cũng đúng. Nó gặm nhấm tâm hồn con người và dẫn dắt họ đi vào con đường bế tắc không lối thoát để họ phải bước tới bước đường cùng và tội lỗi to lớn nhất của một con người đó là tự kết liễu bản thân. Ở thời điểm đó, với người trầm cảm thì đó là sự cứu rỗi, là giải thoát, còn người đau đớn nhất sẽ luôn là bạn, người chấp nhận ở cạnh họ, chấp nhận bị gai đâm nhưng cuối cùng vẫn phải chứng kiến họ rụng như những quả mít chín nẫu.

Vậy nên ý, nếu có thể hãy quan sát những người thân của mình, biết đâu bạn sẽ may mắn nhận thấy những cái gai đang nhú lên từ khi nó còn non. Lúc đấy hãy cắt ngay nó đi. Những quả mít sẽ chẳng bao giờ tự cắt tận gốc được gai, khó lắm! Nếu những người thân không giúp họ cắt nó, sẽ đến lúc họ chín nẫu và rụng xuống. Rớt cái bịch. Và vỡ nát!

Từ khóa: 

trầm cảm

,

bệnh trầm cảm

,

tâm lý học

Bạn viết rất có tâm, có phải ai đó gần bạn cũng bị không? Nhưng mà bạn ơi, đừng viết như kiểu những người như vậy đáng bị xa lánh. Thứ họ thực sự cần là sự cảm thông kìa, không phải là thương hại. Mình bị trầm cảm mình biết, 10 năm rồi. Công nhận là nó phiền phức và khó khăn với mình vô cùng, nhưng nó cũng cho mình nhiều bài học. Nên trầm cảm không thực sự đáng sợ đâu, đáng sợ hơn cả là cái nhìn của những người xung quanh kìa. Chính những cái nhìn săm soi đầy thành kiến từ những con người bình thường mới khiến họ tổn thương và mất bình tĩnh. Họ chỉ là kém may mắn hơn bạn chút thôi. Đừng làm tổn thương họ vì họ khác bạn, đừng ghét bỏ và đừng nhìn họ như nhìn một thứ kỳ lạ. Mỗi một giây họ còn cố gắng sống tốt hơn là một giây họ còn phải đối mặt với những thành kiến ấy. Bạn chưa thể hiểu hết những gì mà một người trầm cảm phải đối mặt đâu.

Trả lời

Bạn viết rất có tâm, có phải ai đó gần bạn cũng bị không? Nhưng mà bạn ơi, đừng viết như kiểu những người như vậy đáng bị xa lánh. Thứ họ thực sự cần là sự cảm thông kìa, không phải là thương hại. Mình bị trầm cảm mình biết, 10 năm rồi. Công nhận là nó phiền phức và khó khăn với mình vô cùng, nhưng nó cũng cho mình nhiều bài học. Nên trầm cảm không thực sự đáng sợ đâu, đáng sợ hơn cả là cái nhìn của những người xung quanh kìa. Chính những cái nhìn săm soi đầy thành kiến từ những con người bình thường mới khiến họ tổn thương và mất bình tĩnh. Họ chỉ là kém may mắn hơn bạn chút thôi. Đừng làm tổn thương họ vì họ khác bạn, đừng ghét bỏ và đừng nhìn họ như nhìn một thứ kỳ lạ. Mỗi một giây họ còn cố gắng sống tốt hơn là một giây họ còn phải đối mặt với những thành kiến ấy. Bạn chưa thể hiểu hết những gì mà một người trầm cảm phải đối mặt đâu.

Ban mình bị trầm cảm cũng lâu rồi, nên nó rất tuyệt vọng, cho rằng không gì giúp nổi hết những vấn đề của nó. Trường mình có phòng tham vấn nhưng sau khi đến vài lần nó nói kiểu xuống mấy lần rồi mà không hết trầm cảm, k muốn phiền ai, cô tham vấn... Nó có bảo là kể cả nó có đi khám tâm lí thì cùng lắm là uống thuốc chống trầm cảm rồi thì cũng thế thôi, không hết được. Đại khái là bâyh nó cho rằng bệnh của nó là không ai làm hết được, vậy mình phải làm sao để nó chịu tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia? (bố mẹ nó không quan tâm đến vấn đề này, thậm chí còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng của nó)

Mình cũng rất sợ những người bị trầm cảm, đôi lúc dù biết là do bị bệnh tâm lý nên mới vậy nhưng nghĩ đến những trường hợp mẹ sinh con xong tự bóp chết con chỉ vì trầm cảm mình thấy ghê thực sự. Như hôm trước có đọc ai đó nói về chuyện sinh con xong nhưng do trầm cảm nên lúc nào cũng thấy trên đầu con có một cái tai thừa, nhìn chỉ muốn cắt nó đi ấy. :(( Nghe rợn hết cả người!

Mình có hết các dấu trên nhưng mình đã cố gằng kiềm nén cảm xúc và giữ bình tĩnh để cố gắng thay đổi (mình không đi khám) hành vi để không bị nặng hơn. Nhưng như vậy lại càng mệt mỏi, cứ như bình thường , mình luôn cư xử như mình của thường ngày nhìn thì có vẻ mìn không sao nhưng cứ ở một mình là mình mới giống như là chính mình vậy. Mìnhos cần đi khám không? Mình sợ là mình không bị bện, nếu có bệnh thì ình trạng của mình có lẽ chỉ mới là tự cấu, véo, đánh bản thân dể bình ổn cảm xúc thôi
Với những dấu hiệu bạn kể trên , có một số giai đoạn mình cũng gặp phải và mình thuộc nhóm thể hiện và bộc phát ra Bên ngoài.
Mình nhìn nhận là mình đang có vấn đề, và mất khả năng kiểm soát bản thân ; nên thời điểm đó mình đã tìm đến sự trợ giúp của bác sỹ tâm lý. 
Sau đó mọi thứ ổn hoen, mình hiểu bản thân và nhận biết các vde của mình rõ hơn. 
Từ sau khi trải qua giai đoạn đó , mình có khả năng nhận diện những vde của bạn bè và nguoi xung quanh tốt hoen. Ben cạnh việc lắng nghe, mình thường khuyên mọi ng tìm đến sự trợ giúp của điều trị tâm lý một cách khoa học và rõ ràng về lộ trình hơn .

Cảm ơn bạn, mình thấy thông tin thật hữu ích. Mình thì chỉ bị trầm cảm xúc xuống, bị chùng và mau chán thôi. Chứ trong mọi lúc khác mình luôn hướng ngoại, đẩy năng lượng tích cực cho người khác và dẫn dắt để cân bằng lại con người mình. Nhưng kèm theo đó mình lại bị một số triệu chứng về hoang tưởng, ảo giác. Chắc mình nghiêng về bên tâm thần rồi

Bạn tôi nó vừa mơi sinh con được vài tháng nhưng nó không đủ điều kiện nuôi nên nó cho con nó. Kể từ lúc đó nó lầm lì, hay tức giận. Nó từng tự tử 2 lần nhờ mẹ nó phát hiện cứu kịp. Nghe mẹ nó kể nó ngủ cứ hay giật mình rồi không ngủ lại được, nó hay trốn khóc một mình. Vậy ccó phải bị trầm cảm không ạ. Nếu phải thì phải làm sao?
Hình như tôi mới là người bị trầm cảm. . Luôn muốn ở nhà và không muốn ra ngoài tiếp xúc với ai.. suốt ngày chơi game nói chuyện với mấy người trên mạng ảo rồi yêu ảo. Nhưng lại tin là thật.. ăn ún ngủ nghỉ không đúng giờ giấc. Gần đây nhất là 4ngày rồi chỉ ăn được 1 chén cơm..
Sáng hưng phấn cảm gíac rất muốn ngủ,tối lại buồn rầu, mất ngủ. Không biết phải là sao cho hết
Bạn em cũng từng bị trầm cảm,nó cứ dính lấy em suốt như kiểu em là mẹ nó hay gì ý