Người Bắc thực sự yêu bóng đá hơn người Nam!?
Giới thiệu một chút, mình là người miền Nam, có 4 năm gắn bó với Giải thể thao sinh viên toàn Quốc. Bài viết mình biên để mục đích phân tích và trả lời cho câu hỏi này:
Ý kiến chủ quan của mình là: Đúng! Người Bắc nhìn chung hâm mộ bóng đá hơn người nam. Ở đây mình cũng xin giải thích cụ thể hơn một chút, để cho các bạn tránh hiểu nhầm. Từ "hâm mộ" ở đây được mình hiểu và tổng hòa từ vài ý như sau:
- Số lượng khán giả đến sân xem trực tiếp một trận đấu bóng đá.
- Mức độ cuồng nhiệt trong cách cổ động.
- Các hoạt động văn hóa kèm theo.
Tất nhiên, bài viết này mình sẽ bám sát vào 3 ý trên, dựa trên nhận thức chủ quan, khảo sát và quan sát xung quanh.
Đầu tiên, xét về số lượng cổng động viên trực tiếp đến sân:
Mình sẽ nêu một ví dụ điển hình, là tại giải đấu V-League. Đây là giải Vô Địch Quốc Gia hạng cao nhất và hấp dẫn nhất Việt Nam (có vài thống kê còn chỉ ra rằng nó còn hấp dẫn nhất Đông Nam Á):
Đây là thống kê tổng số lượng khán giả đến sân xem các trận đấu của các CLB tại V-League 2018 (trên sân nhà), tính đến hết vòng 23 (giải có 26 vòng). Top 4 được thống trị bởi 3 đội bóng đến từ phía Bắc (mình đang xếp Bắc Trung Bộ thuộc miền Bắc nói chung), và chỉ có duy nhất đội bóng phố núi Hoàng Anh Gia Lai là đến từ miền Nam thuộc top 4. Nhìn xuống dưới, thì 4/4 đội chót bảng toàn đến từ miền Nam. Ở giữa là nơi phân bố chủ yếu của các đội đến từ miền Trung.
Nếu bạn chưa thấy bị thuyết phục, mình sẽ tiếp tục nêu một ví dụ khác về giải thể thao sinh viên Việt Nam VUG 2018 bộ môn bóng đá nam (Futsal) - đây là giải thể thao lớn nhất và danh tiếng nhất trong giới sinh viên Việt Nam:
Số lượng khán giả tại Hà Nội (đại diện cho miền Bắc) gấp rưỡi số lượng khán giả tại HCM (đại diện cho miền Nam). Nếu bạn nào thắc mắc là tại sao số lại thấp lè tè chưa đến 100 khán giả như vậy, thì dể hiểu thôi, đây là giải đấu Cup, có những đội rất mạnh và những đội rất yếu, và theo thông thường thì những trận vòng bảng nhận được sự quan tâm rất ít, càng vào sâu thì khán giả đến cổ vũ mới đông.
Đây là phần giải thích của mình về việc tại sao lại có sự khác biệt này:
Mình là một người dành cả tuổi thanh xuân ở Đại Học cho giải VUG. Hơn ai hết mình thấy và cảm nhận rõ sự khác biệt này.
Đầu tiên, mình nói về giải Futsal VUG. Số lượng khán giả ở Tp.HCM ít hơn là do các trường ở HCM làm truyền thông tương đối kém hơn Hà Nội; tiếp theo là do yếu tố khách quan, việc quy hoạch và phân bố các cơ sở của các trường đại học tại Hồ Chí Minh tương đối phân tán, ví dụ như Bách Khoa HCM (trường đạt nhiều thành tích nhất tại VUG HCM) - sinh viên thì bị phân ra 2 cơ sở, mỗi cơ sở cách nhau gần 30km. ĐH Kinh Tế HCM thậm chí còn có cả 8 cái cơ sở. Các trường có 2-3 cơ sở thì rất nhiều, như Tài Chính - Marketing, Sư Phạm, Sài Gòn, v.v… Thật ra HCM có khu làng đại học ở Thủ Đức, nhưng lại nằm cách quá xa trung tâm, về mặt lý thuyết cũng là một khó khăn gây “cản trở” tinh thần bóng đá. Ngược lại, mức độ tập trung và khoảng cách chính ra điểm thuận lợi để phong trào cổ động thể thao nói chung hay bóng ra nói riêng phát triển mạnh ở Hà Nội, lấy ví dụ về ĐH Bách Khoa Hà Nội (đội giàu thành tích nhất của VUG Hà Nội), Trường học, ký túc xá, nhà thi đấu được quy hoạch thành một cụm. Thậm chí mức độ tập trung của nó đủ để tạo thành một cái phường, và thực tế đó chính là phường Bách Khoa ở quận Hai Bà Trưng - khu này tập trung 3 trường ĐH rất lớn là Bách Khoa - Kinh Tế Quốc Dân - Xây Dựng.
Còn về bóng đá chuyên nghiệp, điều này chắc ai cũng nhìn thấy, Hà Nội có nhiều CLB mạnh hơn (riêngNam Định là một trường hợp cá biệt), giàu truyền thống hơn, ngoài ra các giải đấu lớn cấp đội tuyển Quốc gia cũng chủ yếu được tổ chức ở Hà Nội (vì sân vận động Quốc gia ở Hà Nội mà). Ý này chắc mình không cần giải thích quá nhiều nữa, vì nó quá rõ ràng rồi.
Tiếp theo, tại sao mình lại cho rằng các CĐV miền Bắc cuồng nhiệt hơn miền Nam?
Thực chất đây là ý kiến chủ quan của mình, dựa trên cảm nhận khi được trải nghiệm tham gia cổ vũ ở cả 2 miền. Tương đối khó để diễn tả và giải thích ý này, nếu ai từng trải nghiệm có lẽ sẽ hiểu hơn tại sao mình lại nhận xét như vậy. Còn để giải thích, mình nghĩ các bạn chỉ cần lên google search từ khóa “
Cuối cùng, đó là về định nghĩa “túc cầu giáo”:
Nhìn chung ở Việt Nam đi đâu cũng nhận thấy “tôn giáo” này. Nhưng theo mình cảm nhận văn hóa này ở Hà Nội có những điểm khác biệt rất thú vị. Hôm trước tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của một nhóm các bạn nữ ở Hà Nội, có một ý làm mình nhớ mãi, đó là các bạn này đưa “biết đá banh” vào tiêu chí để đánh giá độ “chuẩn men” của đàn ông :D Thật thú vị, mình chưa từng nghe đến ý này trước đó bao giờ. Nếu mình mà biết được nó sớm, có khi mình cũng đã cố gắng tập chơi bóng thật giỏi rồi :D
Phía trên là những phân tích từ nội tại của vấn đề. Ở góc độ khách quan, các phong trào thể thao nói chung và bóng đá nói riêng ở miền Bắc (mà điện hình là Hà Nội) trên phương diện tổ chức, quản lý đang được đầu tư nhiều và bài bản hơn miền Nam (đại diện là Hồ Chí Minh). Riêng về bóng đá, mình thấy điều này là hoàn toàn bình thường, vì sân vận động Quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội cơ mà. Hay ví dụ nếu Việt Nam có đăng cai các giải thể thao trong khu vực hay Quốc tế thì Hà Nội vẫn là sự lựa chọn đầu tiên vì sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng.
Nghĩa là tựu trung, việc người Nam có vẻ ít hâm mộ bóng đá hơn người Bắc là có thật. Nhưng không phải đến từ văn hóa hay tinh thần thể thao, mà lý do chính là sự đầu tư, tổ chức và quy hoạch từ thượng tầng có xu hướng hướng tập trung về miền Bắc. Theo mình thấy, miền nam đang có cơ hội phát triển các môn thể thao “trending” khác trên thế giới, như Bóng rổ, vì người Nam khá cởi mở nên có xu hướng tiếp thu cái mới rất tốt. Trên thực tế, Sài Gòn Heat đang là CLB bóng rổ có lượng người hâm mộ lớn nhất Việt Nam. (Hay cụ thể hơn là nói về VUG, HCM đúng là đang thất thế hơn HN về môn Futsal, nhưng ở bộ môn khác là Dance Battle thì nhìn chung các đội ở HCM có chất lượng chuyên môn và khán giả vượt trội so với HN.)
Với tư cách là một fan “túc cầu giáo”, mình vẫn hy vọng người hâm mộ Sài Gòn có cơ hội một lần được chứng kiến đội tuyển Việt Nam thi đấu tại các giải đấu lớn (như AFF) trên sân vận động Thống Nhất. Mặc dù vẫn biết là nếu chuyện này xảy ra thì việc mua vé sẽ rất khó khăn, nhưng tỷ lệ thấp vẫn tốt hơn là tỷ lệ bằng không.
bóng đá
,văn hóa việt nam
,văn hóa vùng miền
,việt nam
,thể thao
Mình nghĩ chắc do sân vận động Quốc gia đang ở Hà Nội nên tỷ lệ các trận cầu lớn ngoài đó nhiều, các thống kê vô hình chung cũng lớn hơn chăng.
Thêm một ý nữa là về các hoạt động giải trí, ở ngoài Bắc cảm nhận của mình là nó kém phong phú hơn ở miền Nam; vì thế các môn thể thao như bóng đá trở thành một hoạt động vừa là thể thao - vừa giải trí rất phổ biến, thu hút được số đông từ tầng lớp bình dân, lao động cho tới văn phòng đều tham gia và yêu thích được hết.
Hường Hoàng
Mình nghĩ chắc do sân vận động Quốc gia đang ở Hà Nội nên tỷ lệ các trận cầu lớn ngoài đó nhiều, các thống kê vô hình chung cũng lớn hơn chăng.
Thêm một ý nữa là về các hoạt động giải trí, ở ngoài Bắc cảm nhận của mình là nó kém phong phú hơn ở miền Nam; vì thế các môn thể thao như bóng đá trở thành một hoạt động vừa là thể thao - vừa giải trí rất phổ biến, thu hút được số đông từ tầng lớp bình dân, lao động cho tới văn phòng đều tham gia và yêu thích được hết.
Nguyễn Việt Anh
Mình không biết người bắc hay người nam ai máu hơn nhưng chắc chắn là người nam sẽ máu đá banh hơn người nữ =)))
Thiên Thiên