Ngưng thở khi ngủ là bệnh gì?
Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, biểu hiện bằng bằng những tiếng ngáy to cùng hơi thở ngắt quãng trong khi ngủ. Bạn có thể ngưng thở lên tới 10s/ lần trong khi ngủ.
Triệu chứng
Các triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:
- Ngáy to
- Thở hổn hển trong khi ngủ
- Hay bị khô miệng và đau đầu khi ngủ dậy
- Ngủ không yên giấc vào ban đêm
- Luôn cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày
- Thiếu tập trung, suy giảm trí nhớ
- Tâm lý bị ảnh hưởng, thường xuyên cáu gắt, stress
Nguyên nhân
Chứng ngưng thở khi ngủ thường xảy ra với những người gặp vấn đề với các cơ ở cổ họng, gây ảnh hưởng đến đường thở, đó là những người bị amidan, có lưỡi lớn, phì đại VA.
Khi các cơ bắp thư giãn, đường thở của bạn thu hẹp hoặc đóng lại khi bạn hít vào. Do đó, lượng không khí đi vào phổi bị giảm, mức oxy lên não vì đó cũng tụt giảm theo. Bộ não của bạn cảm nhận được việc bạn không thể thở liền mạch, nên nó đã phát ra các tính hiệu nhanh chóng đánh thức bạn khỏi giấc ngủ để bạn có thể mở lại đường thở. Chính vì thế mà những người bị mắc bênh này thường khó ngủ yên trong đêm. Bạn có thể khịt mũi, sặc hoặc thở hổn hển trong khi ngủ. Những hiện tượng này có thể lặp lại từ 5 - 30 lần/h.
Các yếu tố rủi ro
Ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, ngay cả trẻ em. Nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này, đó là:
- Béo phì: Cân nặng quá mức làm tăng đáng kể nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Các mô mỡ xung quanh cổ họng và đường thở của bạn có thể cản trở sự hô hấp dẫn tới ngưng thở khi ngủ.
- Cổ to: Những người có vòng cổ lớn dễ mắc phải bệnh này.
- Là nam giới: Đàn ông có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao gấp 2 -3 lần so với phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ tăng nguy cơ nếu họ thừa cân và đến độ tuổi mãn kinh.
- Người cao tuổi: Ngưng thở khi ngủ xảy ra thường xuyên hơn ở người lớn tuổi, đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên.
- Lịch sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có cha hoặc mẹ đã từng bị bệnh này, thì bạn cũng rất dễ mắc phải.
- Sử dụng rượu, thuốc an thần: Rượu hoặc thuốc an thần có thể làm thư giãn các cơ trong cổ họng khiến chứng ngưng thở khi ngủ trầm trọng thêm.
- Hút thuốc: Những người hút thuốc có khả năng bị ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn cao gấp 3 lần so với những người chưa bao giờ hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tăng lượng viêm và giữ nước ở đường hô hấp trên.
- Nghẹt mũi: Nếu bạn khó thở bằng mũi - cho dù là do vấn đề về giải phẫu hoặc dị ứng - bạn có nhiều khả năng bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
- Rối loạn tim: Bị suy tim sung huyết làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ
- Đột quỵ: Bị đột quỵ làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ ở trung tâm hoặc ngưng thở khi ngủ do điều trị cấp cứu.
Biến chứng
Ngưng thở khi ngủ là một vấn đề rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Về lâu dài, tình trạng này có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Thứ nhất, chứng ngưng thở khi ngủ gây ra sự mệt mỏi kéo dài vào ban ngày. Người bệnh luôn trong trạng thái thiếu tập trung, suy giảm năng suất làm việc, tính tình hay cáu gắt, ủ rũ, suy giảm ham muốn tình dục. Vì bạn có thể buồn ngủ mọi lúc, nên người xung quanh có thể đánh giá bạn là người lười nhác, làm việc thiếu chăm chỉ.
Vấn đề về huyết áp và tim mạch: Khi hơi thở bị ngắt quãng liên tục, lượng oxy lên não giảm, các tế bào não suy yếu và chết dần. Người bệnh có nguy cơ đối diện với chứng cao huyết áp, bệnh tim mạch, thậm chí là đột quỵ.
Tiểu đường: Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ phát triển kháng insulin và tiểu đường tuýp 2.
Biến chứng với thuốc và phẫu thuật. Ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn cũng là một mối quan tâm với một số loại thuốc và gây mê nói chung. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có thể dễ bị biến chứng sau cuộc phẫu thuật lớn vì họ dễ bị khó thở.
Xem thêm: