Ngủ như thế nào là thông minh?
Trong khi đó, Elon Musk (CEO Tesla và SpaceX) lại là một người không quan trọng đến giấc ngủ. Thay vào đó, ông làm việc tới 120h/tuần. Tức trung bình một ngày làm việc của ông kéo dài tới 17h! Một thói quen có thể dẫn đến sự suy sụp về cả thể chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, nếu như bạn sở hữu trong mình gen di truyền DEC2 bị đột biến (loại gen chịu trách nhiệm điều hòa số lượng giấc ngủ chúng ta cần mỗi đêm để cơ thể có thể hoạt động bình thường) được phát hiện bởi một chuyên gia về thần kinh của Đại học Utah với các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco (UCSF) và Đại học Stanford, thì bạn hoàn toàn có thể ngủ ít mà vẫn minh mẫn như thường. Tức là nếu người bình thường cần 8h đồng hồ để ngủ, thì người có gen DEC2 bị đột biến (chiếm khoảng 5% dân số) chỉ cần 4-6h đồng hồ!
Vậy nếu chúng ta không phải người có gen DEC2 nhưng lại mất ngủ vì làm việc quá sức thì phải làm thế nào để tạo thói quen ngủ tốt? Và ngủ như thế nào mới thông minh?
- Đi ngủ ngay khi mệt mỏi?
- Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định?
- Không ăn nhiều trước khi đi ngủ?
- Nếu không thể ngủ được sau 20 phút cố gắng, thì đọc sách cho đến khi cảm thấy buồn ngủ?
- Tập thể dục thường xuyên?
- Tắt các thiết bị điện tử khi đi ngủ?
giấc ngủ
,thomas edison
,elon musk
,ceo tesla
,thói quen ngủ
,phong cách sống
Ngủ ít nhiều ko quan trọng. Quan trọng chất lượng. Ng thường ngủ 8h nhưng chỉ có 1 số giai đoạn là thực sự tạo nên tác dụng của giấc ngủ. Vì vậy, ngủ ít mà chất lượng, ko bị làm phiền, ko bị giật mình thì vẫn tốt hơn là trằn trọc cả đêm.
Và ngủ nhiều quá cũng ko tốt, vì vậy cái mốc 8h chỉ là trung bình cho tuổi trẻ thôi, chứ ông già 80 tuổi hiếm ai thực sự ngủ đc 8h/1 ngày.
Nếu ai khó ngủ thì nên chơi thể thao hoặc lao động tay chân nhiều nhiều tý làm đảm bảo ngủ khỏe. Mấy a công nhân có thể ngủ bên cái máy chạy ầm ầm là do vậy. Còn lao động trí óc để ngủ theo cá nhân mình ko nên lắm. Vì có thể bạn đọc 1 cuốn sách, chơi game để ngủ nhưng đôi lúc lại làm cho não hưng phấn quá. Đến lúc thả sách xuống chắc cũng tầm 3-4h. Theo kinh nghiệm cá nhân. :D
Nguyễn Quang Vinh
Ngủ ít nhiều ko quan trọng. Quan trọng chất lượng. Ng thường ngủ 8h nhưng chỉ có 1 số giai đoạn là thực sự tạo nên tác dụng của giấc ngủ. Vì vậy, ngủ ít mà chất lượng, ko bị làm phiền, ko bị giật mình thì vẫn tốt hơn là trằn trọc cả đêm.
Và ngủ nhiều quá cũng ko tốt, vì vậy cái mốc 8h chỉ là trung bình cho tuổi trẻ thôi, chứ ông già 80 tuổi hiếm ai thực sự ngủ đc 8h/1 ngày.
Nếu ai khó ngủ thì nên chơi thể thao hoặc lao động tay chân nhiều nhiều tý làm đảm bảo ngủ khỏe. Mấy a công nhân có thể ngủ bên cái máy chạy ầm ầm là do vậy. Còn lao động trí óc để ngủ theo cá nhân mình ko nên lắm. Vì có thể bạn đọc 1 cuốn sách, chơi game để ngủ nhưng đôi lúc lại làm cho não hưng phấn quá. Đến lúc thả sách xuống chắc cũng tầm 3-4h. Theo kinh nghiệm cá nhân. :D
Thanh Nga Trần
Mình vừa mới sinh con xong, thèm ngủ như gì mà không ngủ được. Toàn canh lúc nào con ngủ thì mình cũng ngủ, được lúc nào hay lúc đó thôi chứ không quan tâm chi đến việc ngủ như nào mới thông minh haha
Trần Việt
Đi nhậu về nhà giờ nào thì ngủ giờ đó, xong toàn tỉnh lúc người ta ngủ hết :))
Kha Vạn Cân
Mệt thì ngủ, buồn ngủ thì ngủ, bệnh thì ngủ, trưa ngủ, tối ngủ, nói chung ngủ theo nhu cầu.
Hường Hoàng
Em sẽ stress vô cùng nếu e bị mất ngủ. Em cố gắng ngủ từ 6h - 8h/ ngày; tất nhiên có những ngày ko ngủ được thì em chấp nhận zoombie nguyên ngày đó rồi đến hsau mệt thật mệt để ngủ được 1 giấc thật sâu cho nó tỉnh táo
Đúng như bạn Vinh nói, ngủ ít nhiều ko quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ; thường nếu 6h-8h ngủ mình chắc đc tầm khoảng 3-4h ngủ chất lượng thôi; nên có những người ngủ 4h- 5h mỗi ngày vẫn khỏe vì giấc ngủ họ chất lượng thật sự . Giờ ngủ sâu nhất của mình theo e nhớ đã đọc đâu đó tầm 1h - 3h gì đó thì phải.
Gần đây em sử dụng một số app sức khỏe; em set các mục tiêu cho giấc ngủ và sinh hoạt để nó remind e mỗi ngày, cũng vui :))