Ngư cụ đánh bắt cá truyền thống, Đặt Lờ, nơm, đó
Đặt Lú
Đặt lờ
Đặt nơm
Đặt ống trúm
Lòng bát quái khung vuông
- Lòng bát quái dài
- Vó bè
Lờ là đồ đan bằng tre nứa, miệng có hom, dùng đặt ở chỗ nước đứng để nhử bắt tôm cá
Kỹ thuật đan lờ của người dân quê cũng khá thú vị. Những nan tre được chuốt ra thành từng sợi nhỏ, khi kết nối lại với nhau, người đan cố tình chừa ra nhiều khoảng cách giữa các sợi tre, với mục đích chỉ chặn bắt cá lớn chứ không bắt cá bé. Người đặt lờ đặt sao cho thuận với chiều nước chảy, ắt sẽ “dính” được nhiều cá.
Dân quê vùng sông nước thường đặt lờ nơi dòng nước chảy để bắt cá. Dọc theo bờ nước có những chỗ cỏ xanh rậm có
***cái lợp
XÀ DI :
Xà di là dụng cụ để bắt cá rô được làm bằng tre rất gọn nhẹ không cần phải đi bằng ghe hay vỏ lãi (tắc ráng), mà chỉ cần một chiếc xuồng nhỏ là có thể làm được nghề. Để làm xà di, người ta phải đốn tre, cắt ra từng khúc dài khoảng 1,2 m, ngâm nước một thời gian rồi chẻ ra, vót nan cho thật tròn, đều. Sau đó dùng dây bện (buộc) lại thành hình tròn giống như cái lọp, đầu trên túm lại như cái chóp, đầu dưới hình tròn như vành thúng, được gọi là đáy. Đáy cũng được bện kín bằng tre để khi cá vào không thoát ra được
Xà di phải đặt ở bờ mẫu có nhiều cỏ, gợt lớp bùn để khi cắm xà di bùn không trộn lẫn mồi. Tủ cỏ lại để có chỗ êm cá vô ăn mồi. Đặt xà di sao cho cao hơn mặt nước khoảng 10cm để cá chạy không bị chết, buộc dây để xà di đặt được vững
Cái nơm
2. Các loại ngư cụ truyền thống
2. 1. Chài
Chài là một loại ngư cụ được sử dụng phổ biến ở nước ta để đánh bắt cá ở ao, hồ sông suối. Đối tượng đánh bắt được chủ yếu là cá mương, cá dầu và các loại cá ngạnh, cá chép, cá chày, cá mè
Chài có dạng hình chóp, kích thước mắt lưới của chài thường làm đồng đều từ đỉnh đến dụi nhưng số mắt lưới tăng dần. Dụi chài là phần túi lắp theo vòng tròn đáy và dụi chài là nơi chứa cá. Dụi chài đan bằng sợi có độ thô chỉ lưới lớn hơn phần thân chài. Chài thường được trang bị số lượng chì khá lớn để đảm bảo miết giềng chì sát đáy khi thu chài. Do diện tích đáy chài nhỏ, phạm vi bao vây cá hẹp, nên chài chỉ hoạt động có kết quả ở những khu vực có cá tập trung. Nếu cá phân tán người ta dùng mồi tập trung cá trước khi quăng chài. Khi quăng chài thì phải tung mạnh chài về phía trước để chài xòe rộng và chụp xuống nước vây cá ở phía trong. Lúc này cá hoảng sợ chúi xuống đáy, ngâm chài một lát chờ cá ngoi lên, dùng dây dong kéo chài từ từ để dụi chài chụm lại, cá dồn về dụi chài và tiến hành thu cá.
2. 2. Dậm
Dậm là ngư cụ dùng để khai thác các loài thủy sản ven bờ ở ao, đầm, hồ
Nguyên lý đánh bắt chủ động và thường đánh bắt kết hợp. Dậm làm bằng tre, gồm 2 phần là phần gọng và phần chứa cá. Gọng dậm dùng để định hình phần miệng và làm bằng tre kết hợp với sắt giúp cho dậm luôn sát đáy. Phần chứa cá được làm từ các nan tre nhỏ, mềm và được đan lại với nhau. Khi đánh bắt, dậm được dìm xuống trong nước sao cho khung bám sát đáy và dùng tay hoặc dụng cụ để dồn cá vào trong dậm. Cấu tạo và kỹ thuật khai thác của dậm rất khác nhau phụ thuộc vào vùng hoạt động, đối tượng đánh bắt và tập quán của người dân địa phương. Khi cá đã được dồn vào trong dậm, tiến hành nhấc dậm lên để thu cá.
2. 3. Dập
Dập là ngư cụ cầm tay loại nhỏ dùng để khai thác các loài cá nước ngọt, nơi có độ sâu nhỏ, đánh bắt chủ động. Dập là ngư cụ khai thác cá chép tự nhiên trong sông, hồ, hồ chứa rất có hiệu quả. Dập là tấm lưới có dạng hình vuông, bốn cạnh được lắp với dây giềng và tấm lưới được căng ra nhờ khung tre vắt chéo nhau hình chữ “X”, bốn đầu căng bốn góc của tấm lưới. Khi hoạt động dập được úp từ trên xuống, nếu phát hiện có cá thì dùng tay bắt cá.
2. 4. Đáy
Đáy là ngư cụ dùng để khai thác các loài thủy sản, nơi có dòng chảy và nó thường được đặt cố định ở khu vực cửa sông hay ở vùng biển nông ven bờ. Đáy đánh bắt cá theo nguyên lý lọc nước lấy cá. Tùy theo vùng hoạt động, đối tượng đánh bắt và kiểu kết cấu, đáy được chia làm các loại sau:
Đáy biển, gồm: đáy hàng câu, đáy hàng khơi, đáy neo, đáy rạo
…
Đáy sông, gồm: đáy rạch, đáy bày, đáy tôm
…
Một số kiểu đáy như: đáy hàng khơi có thể đặt ở nơi có độ sâu tới 15m, đáy neo có thể di chuyển vị trí đặt.
Đáy có cấu tạo như một chiếc túi, mắt lưới nhỏ dần về phía đụt. Đáy biển loại lớn có chu vi miệng lưới tới 1.700m mắt lưới với kích thước tới 6,5cm. Miệng lưới được cố định bằng cọc, cạnh dưới nằm sát đáy biển, cạnh trên của miệng đáy có thể điều chỉnh được theo độ cao của thủy triều. Đáy thường đón tôm, cá khi thủy triều lên, xuống, lúc triều đứng thu đụt đáy lấy tôm cá lên thuyền hoặc thu cả đáy nếu không muốn hoạt động tiếp. Thuyền sử dụng cho nghề đáy biển được lắp máy đến 20CV, thường có từ 2-9 lao động, đáy sông có thể sử dụng thuyền thủ công. Nghề đáy phát triển mạnh ở các tỉnh phía nam, đặc biệt là Cà Mau.
2. 5. Đăng sông, hồ, đầm nuôi thủy sản và đăng biển
Đăng là loại ngư cụ cố định sử dụng phổ biến ở ven bờ biển và trong nước ngọt, để chặn bắt cá di chuyển. Đăng có cấu tạo vô cùng phong phú, tùy theo vùng đánh bắt, tập tính của đối tượng đánh bắt và tập quán của người dân địa phương. Đăng được làm bằng lưới hoặc bằng tre tùy theo khả năng nguyên liệu của từng địa phương. Đăng thường hoạt động ở ngư trường có dòng chảy, mật độ cá qua lại nhiều. Có 2 loại đăng:
- Đăng tre: được làm bằng tre. Đánh bắt tôm, cá nhỏ ở vùng nước có độ sâu nhỏ (ven sông, ao, đầm
…
)
- Đăng lưới: được làm bằng lưới và hệ thống dây giềng, có kích thước và quy mô lớn và rất lớn. Cánh lưới, lưới dẫn có thể dài đến hàng ngàn mét. Diện tích bao vây của chuồng lưới có thể rộng từ 1000-2000m2. Loại đăng này thường được sử dụng để khai thác cá ngoài biển.
Cấu tạo của đăng gồm 4 bộ phận chính: lưới dẫn, lưới cánh, cửa hom và lưới chuồng.
- Lưới dẫn: là một dải lưới hình chữ nhật, được thả thành bức tường để chặn đường cá di chuyển, cá sẽ dựa lưới dẫn và đi về phía của đăng.
- Lưới cánh: lắp ở hai bên cửa đăng, góc xiên của lưới cánh phải thích hợp để hướng cá đi vào cửa đăng.
- Cửa hom có tác dụng dẫn cá vào trong đăng đồng thời hạn chế cá quay trở ra.
- Lưới chuồng là nơi nhốt cá sau khi đã vào đăng.
2. 5. Đó
Đó là ngư cụ cố định dùng để khai thác các loài thủy sản nơi có độ sâu và dòng chảy nhỏ. Nguyên lý đánh bắt thụ động, cá di chuyển theo dòng nước qua hom vào trong đó.
Đó chủ yếu được làm bằng tre. Hình dáng, kích thước của đó tùy thuộc vào khu vực đánh bắt và tập quán của người dân địa phương.
2. 6. Lờ
Lờ là dụng cụ đan bằng tre, có dạng hình trụ hoặc hình quả nhót, phía miệng có hom dẫn cá, được đặt cố định ở khu vực có dòng chảy nhỏ để khai thác cá. Tùy đối tượng đánh bắt mà trong lờ có đặt loại mồi thích hợp. Cá vào lờ qua cửa hom và không thoát ra được; thường có dùng 1 hoặc 2 hom.
Hình dáng, kích thước của lờ tùy thuộc vào khu vực đánh bắt, đối tượng đánh bắt và tập quán của người dân địa phương.
2. 7. Nơm
Nơm là ngư cụ dùng để khai thác các loài cá ở ruộng, ao, đầm. Nguyên lý đánh bắt hoàn toàn chủ động. Nơm được làm từ nhiều thanh tre liên kết với nhau, có dạng gần giống hình nón cụt, có 2-3 vành đai mây chắc chắn, miệng trên và đáy dưới thủng. Miệng nơm thường có đường kính khoảng 0,2- 0,25m, đáy dưới có đường kính từ 0,5-0,7m. Khi đánh bắt cá, người ta thường phải lội xuống ao, ruộng dùng tay cầm miệng nơm úp liên tục từ trên xuống, khi phát hiện có cá quẫy bên trong người ta dùng tay bắt cá qua miệng nơm, độ cao của nơm khoảng từ 0,5-0,8m.
2. 8. Ống lươn
Ống lươn là ngư cụ cố định dùng để đánh bắt lươn hoặc chạch. Nguyên lý đánh bắt bị động ở những nơi như ao, đầm, ruộng
ống đánh lươn được làm bằng nứa hoặc tre. Hình dáng, kích thước của ống đánh lươn tùy thuộc vào khu vực đánh bắt và tập quán của người dân địa phương. Miệng của ống đánh lươn có đường kính khoảng 0,04-0,06m, chiều dài khoảng 0,6-0,8m. Một đầu bịt chặt được khoan từ 3-5 lỗ nhỏ để thông hơi, một đầu rỗng đặt một hệ thống cửa hom. Khi đánh bắt, mồi thường được đặt ở trong ống và bôi phía ngoài cửa hom để nhử mồi, đầu có hom được cấm sát đáy sao cho ống nghiêng so với mặt đáy từ 15 0-300, vị trí đầu bịt chặt cao hơn vị trí đầu có hom, đầu bịt chặt nổi trên mặt nước. Ống lươn thường thả lúc chiều tối và thu vào sáng hôm sau.
2. 9. Te (xiệp)
Te (xiệp) là ngư cụ đánh bắt chủ động dùng để khai thác hải sản ven bờ, nơi có độ sâu nhỏ. Te (xiệp) đươc làm bằng lưới có hình dạng giống như cái túi, miệng lưới được căng bằng hai sào tre vắt chéo nhau và đầu sào gắn guốc để dễ trượt trên nền đáy. Hình dáng kích thước của te (xiệp) tùy thuộc địa hình, độ sâu của bãi, đối tượng khai thác và tập quán ngư dân của từng vùng. Miệng te thường rộng từ 1,5-2,5m. Khi khai thác te (xiệp) được đẩy về phía trước bằng sức người hoặc bằng thuyền gắn máy (te được gắn ở mũi thuyền) và được nhấc lên đều đặn để thu gom tôm cá. Nghề te (xiệp) có năng suất và sản lượng thấp, đối tượng khai thác có kích thước nhỏ.
Nghề te (xiệp) ở Việt Nam phát triển tự phát không được quản lý, đang gây tác hại lớn đến nguồn lợi hải sản ven bờ, làm cạn kiệt nhiều loại cá con kinh tế, cần hạn chế tiến tới xóa bỏ nghề này.
2. 10. Vó bè
Vó bè là ngư cụ dùng để khai thác các loài thủy sản ở cửa sông, cửa cống lớn, đón bắt cá di chuyển theo dòng nước. Nguyên lý đánh bắt bị động theo kiểu đón lõng. Vó bè thường hoạt động vào mùa mưa, cá di chuyển theo dòng chảy.
Cấu tạo vó bè gồm 4 bộ phận chính: lưới, gọng, giá kéo và bè.
Lưới vó bè có dạng hình vuông; được chia ra 2 phần: thân vó và tai vó. Thân vó có số mắt lưới tăng dần từ rốn đến miệng, kích thước mắt lưới cũng tăng dần; rốn vó có kích thước mắt lưới nhỏ nhất 2a = 10-12mm; miệng vó có kích thước mắt lưới lớn nhất 2a = 37-40mm.
Gọng vó làm bằng tre dài, chắc và thẳng thường làm từ 4 cây tre quay ngọn về phía mắc lưới, phần bắt chéo nhau thường ốp thêm tre bên ngoài để đảm bảo độ bền.
Bè để đỡ gía kéo và di chuyển vị trí vó trên mặt nước. Bè làm bằng nứa hoặc các loại tre có sức nổi lớn.
Vó bè khi thao tác chỉ cần một người, với khoảng thời gian nhất định dùng dây và đối trọng để kéo vó lên. Khi miệng giỏ nâng lên khỏi mặt nước thì ngừng kéo, cá dồn xuống giỏ, thu cá, buông dây kéo đặt lại vó. Nghề vó bè cho năng suất và sản lượng không nhiều.