Ngôn ngữ trung gian (Interlanguage) là gì Ai là người đưa ra khái niệm này?

  1. Ngoại ngữ

Từ khóa: 

ngoại ngữ

Khái niệm ngôn ngữ trung gian: Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ INTERLANGUAGE (1972) là Larry Selinker. Ông cho rằng, người học ngoại ngữ tạo ra một ngôn ngữ riêng của mình. Cái ngôn ngữ này khác với cả bản ngữ và ngôn ngữ đích nhưng lại bao hàm cả những đặc điểm của cả bản ngữ của người học và ngôn ngữ đích. Ngôn ngữ này có quá trình phát triển của nó tuỳ theo quá trình học. Mỗi một giai đoạn như thế là một IL (interlanguage) và cái IL này ngày càng "tiệm tiến" tới gần ngôn ngữ đích nhưng không bao giờ là ngôn ngữ đích 100%. Theo Selinker, ngôn ngữ trung gian này có năm đặc trưng chính : 1) Chuyển di ngôn ngữ (language transfer), 2) Chuyển di giảng dạy (transfer of training), 3) Những chiến lược học ngôn ngữ thứ hai (strategies of second language learning, 4) Những chiến lược giao tiếp ngôn ngữ thứ hai (strategies of second language communication), 5) Sự vượt tuyến ngữ liệu ngôn ngữ đích (Overgeneralization of TL linguistics). Ngôn ngữ trung gian là một hệ thống ngôn ngữ đương nhiên của người học ngoại ngữ và khi họ học tiếng Việt cũng sử dụng một số chiến lược như một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ.
Trả lời
Khái niệm ngôn ngữ trung gian: Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ INTERLANGUAGE (1972) là Larry Selinker. Ông cho rằng, người học ngoại ngữ tạo ra một ngôn ngữ riêng của mình. Cái ngôn ngữ này khác với cả bản ngữ và ngôn ngữ đích nhưng lại bao hàm cả những đặc điểm của cả bản ngữ của người học và ngôn ngữ đích. Ngôn ngữ này có quá trình phát triển của nó tuỳ theo quá trình học. Mỗi một giai đoạn như thế là một IL (interlanguage) và cái IL này ngày càng "tiệm tiến" tới gần ngôn ngữ đích nhưng không bao giờ là ngôn ngữ đích 100%. Theo Selinker, ngôn ngữ trung gian này có năm đặc trưng chính : 1) Chuyển di ngôn ngữ (language transfer), 2) Chuyển di giảng dạy (transfer of training), 3) Những chiến lược học ngôn ngữ thứ hai (strategies of second language learning, 4) Những chiến lược giao tiếp ngôn ngữ thứ hai (strategies of second language communication), 5) Sự vượt tuyến ngữ liệu ngôn ngữ đích (Overgeneralization of TL linguistics). Ngôn ngữ trung gian là một hệ thống ngôn ngữ đương nhiên của người học ngoại ngữ và khi họ học tiếng Việt cũng sử dụng một số chiến lược như một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ.