Ngôn ngữ học gồm những bộ môn nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ngôn ngữ gồm ba bộ phận là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Trên cơ sở đó, hình thành ba bộ môn ngôn ngữ học khác nhau: ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học. Ngữ âm học là bộ môn nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ. Ngữ âm có mặt tự nhiên và mặt xã hội của nó. Mặt tự nhiên của ngữ âm là những thuộc tính về âm học (cao độ, trường độ, âm sắc...) và những thuộc tính về cấu âm (hoạt động của bộ máy hô hấp và chuyển động của các cơ quan phát âm như môi, lưỡi... tạo ra một âm nào đó) của chúng. Mặt xã hội hay chức năng của ngữ âm là những quy định, những giá trị mà cộng đồng người sử dụng chung một ngôn ngữ gán cho các đặc trưng âm thanh. Ngữ âm học nghiên cứu toàn bộ phương tiện ngữ âm trong tất cả những hình thái và chức năng của nó và mối liên hệ giữa hình thức âm thanh và chữ viết của ngôn ngữ. Từ vựng học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu các từ và các đơn vị tương đương với từ (cụm từ cố định, thành ngữ, quán ngữ) trong các ngôn ngữ. Nội dung của từ vựng học rất phong phú và đa dạng, do đó đã hình thành một số phân môn như từ nguyên học, ngữ nghĩa học, danh học và từ điển học. Ngữ pháp học là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu các hình thức biến đổi từ, các mô hình kết hợp từ và các kiểu câu trong sự trừu tượng hoá khỏi ý nghĩa vật chất cụ thể (ý nghĩa từ vựng) của các từ, cụm từ và câu. Nói cách khác, ngữ pháp học nghiên cứu cách thức và phương tiện cấu tạo từ và câu. Ngữ pháp học bao gồm Từ pháp học và Cú pháp học. Từ pháp học nghiên cứu các phương diện cấu tạo từ. Cú pháp học nghiên cứu các cụm từ và câu. Ngoài ba bộ môn cơ bản (ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học) ứng với ba bộ phận cấu thành ngôn ngữ là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, ngôn ngữ học còn bao gồm một bộ môn nữa có liên quan đến cả ba bộ phận kể trên. Đó là phong cách học. Nhiệm vụ của phong cách học là: • Nghiên cứu tất cả các phong cách khác nhau, bao gồm cả các phong cách cá nhân lẫn phong cách thể loại. • Nghiên cứu các thuộc tính biểu cảm và bình giá của các phương tiện ngôn ngữ khác nhau cả trong hệ thống ngôn ngữ lẫn trong quá trình sử dụng chúng ở những phạm vi giao tiếp khác nhau.
Trả lời
Ngôn ngữ gồm ba bộ phận là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Trên cơ sở đó, hình thành ba bộ môn ngôn ngữ học khác nhau: ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học. Ngữ âm học là bộ môn nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ. Ngữ âm có mặt tự nhiên và mặt xã hội của nó. Mặt tự nhiên của ngữ âm là những thuộc tính về âm học (cao độ, trường độ, âm sắc...) và những thuộc tính về cấu âm (hoạt động của bộ máy hô hấp và chuyển động của các cơ quan phát âm như môi, lưỡi... tạo ra một âm nào đó) của chúng. Mặt xã hội hay chức năng của ngữ âm là những quy định, những giá trị mà cộng đồng người sử dụng chung một ngôn ngữ gán cho các đặc trưng âm thanh. Ngữ âm học nghiên cứu toàn bộ phương tiện ngữ âm trong tất cả những hình thái và chức năng của nó và mối liên hệ giữa hình thức âm thanh và chữ viết của ngôn ngữ. Từ vựng học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu các từ và các đơn vị tương đương với từ (cụm từ cố định, thành ngữ, quán ngữ) trong các ngôn ngữ. Nội dung của từ vựng học rất phong phú và đa dạng, do đó đã hình thành một số phân môn như từ nguyên học, ngữ nghĩa học, danh học và từ điển học. Ngữ pháp học là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu các hình thức biến đổi từ, các mô hình kết hợp từ và các kiểu câu trong sự trừu tượng hoá khỏi ý nghĩa vật chất cụ thể (ý nghĩa từ vựng) của các từ, cụm từ và câu. Nói cách khác, ngữ pháp học nghiên cứu cách thức và phương tiện cấu tạo từ và câu. Ngữ pháp học bao gồm Từ pháp học và Cú pháp học. Từ pháp học nghiên cứu các phương diện cấu tạo từ. Cú pháp học nghiên cứu các cụm từ và câu. Ngoài ba bộ môn cơ bản (ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học) ứng với ba bộ phận cấu thành ngôn ngữ là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, ngôn ngữ học còn bao gồm một bộ môn nữa có liên quan đến cả ba bộ phận kể trên. Đó là phong cách học. Nhiệm vụ của phong cách học là: • Nghiên cứu tất cả các phong cách khác nhau, bao gồm cả các phong cách cá nhân lẫn phong cách thể loại. • Nghiên cứu các thuộc tính biểu cảm và bình giá của các phương tiện ngôn ngữ khác nhau cả trong hệ thống ngôn ngữ lẫn trong quá trình sử dụng chúng ở những phạm vi giao tiếp khác nhau.