Ngôn ngữ giới là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Lý thuyết về “giới ngữ” (Genderlect) do Kramer đặt ra năm 1979, song trong nghiên cứu này, khái niệm “giới ngữ” sẽ thao tác hóa theo quan điểm của Deborah Tannen (2001): - Thái độ và kết nối (Connection and status): Sự khác biệt cơ bản ở giới ngữ là ở chỗ nữ giới thường đề cao sự kết nối trong giao tiếp, con nam giới đề cao thái độ giao tiếp. - Cảm xúc và quan hệ (Emotion and rapport): Khi giao tiếp, nam giới sẽ tránh những điều không cần thiết để khỏi làm ảnh hưởng tới thái độ và mối quan hệ, còn phụ nữ vì cần sự kết nối nên sẽ dùng nhiều tình thái từ để động viên, khích lệ hay chia buồn. - Riêng tư và công khai (Private and public): Nữ giới có xu hướng giao tiếp trong cảnh huống riêng tư giữa bạn bè với nhau, còn nam giới thường giao tiếp nhiều ở những nơi công động. Hành động của nam giới có phần bản năng vì nó mang tính cạnh tranh để trở thành con đầu đàn. - Lắng nghe và gián đoạn (Listening and interrupting): Nữ giới thường sẽ lắng nghe kỹ hơn nam giới. Ngược lại, nam giới thường sẽ gián đoạn cuộc trò chuyện để thể hiện uy quyền và tạo sự chú ý. - Trò chuyện và chuyện phiếm (Jokes and stories): Nam giới có xu hướng kể chuyện phiếm trong giao tiếp để tránh đưa cuộc hội thoại rơi vào bế tắc; nữ giới thường sẽ trò chuyện với bạn bè về những chuyện tình cảm và từ đó đạt được sự cảm thông. - Xung đột (Conflict): Khi xảy ra xung đột trong giao tiếp, nữ giới thường chọn cách tránh mặt còn nam giới chọn cách giải quyết xung đột ngay.
Trả lời
Lý thuyết về “giới ngữ” (Genderlect) do Kramer đặt ra năm 1979, song trong nghiên cứu này, khái niệm “giới ngữ” sẽ thao tác hóa theo quan điểm của Deborah Tannen (2001): - Thái độ và kết nối (Connection and status): Sự khác biệt cơ bản ở giới ngữ là ở chỗ nữ giới thường đề cao sự kết nối trong giao tiếp, con nam giới đề cao thái độ giao tiếp. - Cảm xúc và quan hệ (Emotion and rapport): Khi giao tiếp, nam giới sẽ tránh những điều không cần thiết để khỏi làm ảnh hưởng tới thái độ và mối quan hệ, còn phụ nữ vì cần sự kết nối nên sẽ dùng nhiều tình thái từ để động viên, khích lệ hay chia buồn. - Riêng tư và công khai (Private and public): Nữ giới có xu hướng giao tiếp trong cảnh huống riêng tư giữa bạn bè với nhau, còn nam giới thường giao tiếp nhiều ở những nơi công động. Hành động của nam giới có phần bản năng vì nó mang tính cạnh tranh để trở thành con đầu đàn. - Lắng nghe và gián đoạn (Listening and interrupting): Nữ giới thường sẽ lắng nghe kỹ hơn nam giới. Ngược lại, nam giới thường sẽ gián đoạn cuộc trò chuyện để thể hiện uy quyền và tạo sự chú ý. - Trò chuyện và chuyện phiếm (Jokes and stories): Nam giới có xu hướng kể chuyện phiếm trong giao tiếp để tránh đưa cuộc hội thoại rơi vào bế tắc; nữ giới thường sẽ trò chuyện với bạn bè về những chuyện tình cảm và từ đó đạt được sự cảm thông. - Xung đột (Conflict): Khi xảy ra xung đột trong giao tiếp, nữ giới thường chọn cách tránh mặt còn nam giới chọn cách giải quyết xung đột ngay.