Ngôn ngữ của dân tộc Châu Mạ?
Em đang làm về chủ đề này nên mọi người ai có biết thì cho em xin thông tin với ạ
văn hóa
Mình cung cấp một số thông tin sau, hy vọng là nó giúp ích cho bạn nhé
1. Nguồn gốc lịch sử:
Người Mạ là một dân tộc thiểu số cư trú lâu đời ở phía nam Tây Nguyên.
Về tên tự gọi, người Mạ có cách phân biệt theo địa vực cư trú như Mạ Blao, Mạ Đạ Đơng, Mạ Đạ Huoai... và theo các nhóm địa phương, bao gồm Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô và Mạ Krung.
2.Phân bố địa lý:
Địa bàn cư trú chủ yếu của người Mạ từ vùng giáp ranh khu vực cao nguyên Đà Lạt trên địa bàn các huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đức Trọng và Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, 1 phần ở vùng đệm rừng quốc gia Cát Tiên về phía tây nam, tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
3. Ngôn ngữ:
Người Mạ thuộc thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me, gần cận với ngôn ngữ của các dân tộc Mnông, Chơro, Xtiêng và đặc biệt là người Cơ-ho. Người Mạ không có chữ viết riêng. Sau năm 1975, con em dân tộc Mạ được đến trường đi học tiếng phổ thông.
4. Tín ngưỡng
Trong truyền thống, người Mạ theo tín ngưỡng đa thần giáo. Thần (Yàng) là các thế lực siêu nhiên chi phối đời sống con người. Có nhiều loại thần như Thần núi (Yang bơ nơm), Thần nhà (Yang hiu), Thần lúa (Yang koi), Thần sông (Yang đạ)... Họ thường giết súc vật tế thần vào những dịp được mùa, sinh đẻ, bệnh tật, chết chóc. Lễ hiến sinh lớn nhất là lễ đâm trâu, thường được thực hiện lúc kết thúc mùa rẫy, cảm tạ thần đã ban cho một vụ mùa bội thu và cầu mong cho mùa vụ năm sau được tốt tươi.
Nhật Lê
Mình cung cấp một số thông tin sau, hy vọng là nó giúp ích cho bạn nhé
1. Nguồn gốc lịch sử:
Người Mạ là một dân tộc thiểu số cư trú lâu đời ở phía nam Tây Nguyên.
Về tên tự gọi, người Mạ có cách phân biệt theo địa vực cư trú như Mạ Blao, Mạ Đạ Đơng, Mạ Đạ Huoai... và theo các nhóm địa phương, bao gồm Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô và Mạ Krung.
2.Phân bố địa lý:
Địa bàn cư trú chủ yếu của người Mạ từ vùng giáp ranh khu vực cao nguyên Đà Lạt trên địa bàn các huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đức Trọng và Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, 1 phần ở vùng đệm rừng quốc gia Cát Tiên về phía tây nam, tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
3. Ngôn ngữ:
Người Mạ thuộc thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me, gần cận với ngôn ngữ của các dân tộc Mnông, Chơro, Xtiêng và đặc biệt là người Cơ-ho. Người Mạ không có chữ viết riêng. Sau năm 1975, con em dân tộc Mạ được đến trường đi học tiếng phổ thông.
4. Tín ngưỡng
Trong truyền thống, người Mạ theo tín ngưỡng đa thần giáo. Thần (Yàng) là các thế lực siêu nhiên chi phối đời sống con người. Có nhiều loại thần như Thần núi (Yang bơ nơm), Thần nhà (Yang hiu), Thần lúa (Yang koi), Thần sông (Yang đạ)... Họ thường giết súc vật tế thần vào những dịp được mùa, sinh đẻ, bệnh tật, chết chóc. Lễ hiến sinh lớn nhất là lễ đâm trâu, thường được thực hiện lúc kết thúc mùa rẫy, cảm tạ thần đã ban cho một vụ mùa bội thu và cầu mong cho mùa vụ năm sau được tốt tươi.