Ngoài gấu ra thì có loài nào ngủ đông nữa không?
Gấu thường có một chu kỳ ngủ đông để sống sót qua mùa đông, có loài nào ngủ đông nưa không ??? Tại sao con người không thể ngủ đông
động vật
,khoa học
,khoa học
Ngủ đông (Hibernation) là một tập tính sinh tồn của không ít loài động vật khi nguồn thức ăn trở nên hiếm hoi và nhiệt độ giảm xuống quá thấp vào mùa đông.
Vào các thời điểm đó, việc nạp đủ năng lượng cần thiết để đi kiếm ăn, sinh sản, hay thực hiện các chức năng khác của sự sống là bất khả thi đối với nhiều loài động vật.
- Đối với nhóm động vật ăn lá cây, hạt, hay mật hoa, việc tìm thấy một nguồn thức ăn thực vật xanh tốt và dồi dào như vậy vào mùa đông là không thể. Chính vì vậy tập tính sinh hoạt của chúng vào thời điểm này thường là dự trữ thức ăn từ mùa hè hoặc thậm chí đi vào trạng thái ngủ đông. Một số loài chim lại có tập tính di cư đến các khu vực có thời tiết ấm áp hơn để trú đông.
- Với tập tính sinh hoạt như vậy với các loài động vật nằm ở phía dưới trong chuỗi thức ăn, các loài thú săn mồi cỡ lớn như gấu cũng vì thế không thể nạp đầy đủ năng lượng để sinh tồn qua suốt khoảng thời gian này. Do đó, loài Gấu cũng lựa chọn phương án ngủ đông để đảm bảo sự sống sót của mình.
Vì vậy, có thể kết luận rằng ngoài loài gấu vốn là nhân vật tiêu biểu chơi hệ ngủ đông, chúng ta vẫn còn một số loài vật khác có tập tính tương tự:
1. Sóc chuột (Chipmunks):
Loài sóc chuột thuộc bắt đầu tìm kiếm thức ăn và dự trữ chúng trong các hố sâu khoảng 1m vào trong lòng đất. Suốt mùa đông, nhiệt độ cơ thể chúng sẽ giảm mạnh và rơi vào trạng thái ngủ sâu, và chỉ thỉnh thoảng tỉnh dậy để nạp phần thức ăn được dự trữ trước đó.
2. Dơi (Bats):
Không phải mọi loài dơi đều ngủ đông bởi vì không ít số chúng sinh sống tại các miền khí hậu ấm áp, hoặc có tập tính di cư đến miền khí hậu ấm áp khi nguồn thức ăn trở nên cạn kiệt. Trong các khu dân cư, các loài dơi quyết định ở lại suốt mùa đông thường tìm chỗ trú ẩn trên tầng gác mái hoặc các góc tối của nhà dân, đôi khi là các thân cây rỗng.
Khác với các loài động vật khác, loài dơi không dự trữ thức ăn hay nạp sẵn năng lượng. Khi vào trạng thái ngủ đông, nhiệt độ cơ thể của chúng cũng như quá trình trao đổi chất sẽ giảm mạnh, giúp chúng có thể rơi vào trạng thái ngủ sâu hơn 6 tháng. Loài dơi thường bắt đầu quá trình ngủ đông từ cuối thu đến giữa tháng 3 năm sau.
3. Rùa hộp (Box turtles):
Thời gian ngủ đông của loài rùa phụ thuộc vào từng giống loài cũng như vùng khí hậu. Chúng không phải đi đâu xa mà chỉ cần chui vào mai của chúng và ngủ đông từ tầm giữa tháng 9 đến tháng 11.
Thông thường, loài Rùa sẽ ăn ít lại khoảng 14 ngày trước khi đi vào trạng thái ngủ đông, và chỉ tỉnh dậy khi chúng cần tìm nguồn nước.
4. Ong mật (Bumblebees):
Vốn là loài côn trùng sống dựa trên việc tìm kiếm mật hoa, việc có được nguồn thức ăn như thế vào mùa đông là bất khả thi. Đáng buồn thay, chỉ có mỗi ong chúa đi vào trạng thái ngủ đông bằng cách đào một cái hố hướng về phía bắc để tránh ánh nắng mùa đông, và chỉ tỉnh dậy khi mùa xuân đến. Còn tất cả những chủ ong thợ đều chết đi.
Ong chúa trước khi ngủ đông đã nạp đủ một lượng lớn năng lượng dữ trừ từ phấn hoa thu được vào mùa xuân và hạ, và sẵn sàng cho một sự khởi đầu mới khi quá trình này kết thúc.
5. Rắn nịt tất (Garter snakes):
Rắn nịt tất là một trong số loài rắn ít gây nguy hiểm cho con người và thường được nuôi như thú cưng.
Vào mùa đông, chúng sẽ tìm một cái hang phù hợp cùng với một số lượng "bạn đồng hành" nhất đính. Sau đó, các nhóm rắn sẽ quấn lấy vào nhau để giữ ấm. Có những hang rắn được tìm thấy với hơi 8000 cá thể rắn nịt tất đang quấn lại vào nhau.
Ngoài 5 loài kể trên, vẫn còn những loài động vật khác có tập tính ngủ đông như ếch, sóc, ốc sên, phân họ nhím gai, vượn cáo, chồn hôi, cầy thảo nguyên, v.v.
Ông Rùa
Ngủ đông (Hibernation) là một tập tính sinh tồn của không ít loài động vật khi nguồn thức ăn trở nên hiếm hoi và nhiệt độ giảm xuống quá thấp vào mùa đông.
Vào các thời điểm đó, việc nạp đủ năng lượng cần thiết để đi kiếm ăn, sinh sản, hay thực hiện các chức năng khác của sự sống là bất khả thi đối với nhiều loài động vật.
- Đối với nhóm động vật ăn lá cây, hạt, hay mật hoa, việc tìm thấy một nguồn thức ăn thực vật xanh tốt và dồi dào như vậy vào mùa đông là không thể. Chính vì vậy tập tính sinh hoạt của chúng vào thời điểm này thường là dự trữ thức ăn từ mùa hè hoặc thậm chí đi vào trạng thái ngủ đông. Một số loài chim lại có tập tính di cư đến các khu vực có thời tiết ấm áp hơn để trú đông.
- Với tập tính sinh hoạt như vậy với các loài động vật nằm ở phía dưới trong chuỗi thức ăn, các loài thú săn mồi cỡ lớn như gấu cũng vì thế không thể nạp đầy đủ năng lượng để sinh tồn qua suốt khoảng thời gian này. Do đó, loài Gấu cũng lựa chọn phương án ngủ đông để đảm bảo sự sống sót của mình.
Vì vậy, có thể kết luận rằng ngoài loài gấu vốn là nhân vật tiêu biểu chơi hệ ngủ đông, chúng ta vẫn còn một số loài vật khác có tập tính tương tự:
1. Sóc chuột (Chipmunks):
Loài sóc chuột thuộc bắt đầu tìm kiếm thức ăn và dự trữ chúng trong các hố sâu khoảng 1m vào trong lòng đất. Suốt mùa đông, nhiệt độ cơ thể chúng sẽ giảm mạnh và rơi vào trạng thái ngủ sâu, và chỉ thỉnh thoảng tỉnh dậy để nạp phần thức ăn được dự trữ trước đó.
2. Dơi (Bats):
Không phải mọi loài dơi đều ngủ đông bởi vì không ít số chúng sinh sống tại các miền khí hậu ấm áp, hoặc có tập tính di cư đến miền khí hậu ấm áp khi nguồn thức ăn trở nên cạn kiệt. Trong các khu dân cư, các loài dơi quyết định ở lại suốt mùa đông thường tìm chỗ trú ẩn trên tầng gác mái hoặc các góc tối của nhà dân, đôi khi là các thân cây rỗng.
Khác với các loài động vật khác, loài dơi không dự trữ thức ăn hay nạp sẵn năng lượng. Khi vào trạng thái ngủ đông, nhiệt độ cơ thể của chúng cũng như quá trình trao đổi chất sẽ giảm mạnh, giúp chúng có thể rơi vào trạng thái ngủ sâu hơn 6 tháng. Loài dơi thường bắt đầu quá trình ngủ đông từ cuối thu đến giữa tháng 3 năm sau.
3. Rùa hộp (Box turtles):
Thời gian ngủ đông của loài rùa phụ thuộc vào từng giống loài cũng như vùng khí hậu. Chúng không phải đi đâu xa mà chỉ cần chui vào mai của chúng và ngủ đông từ tầm giữa tháng 9 đến tháng 11.
Thông thường, loài Rùa sẽ ăn ít lại khoảng 14 ngày trước khi đi vào trạng thái ngủ đông, và chỉ tỉnh dậy khi chúng cần tìm nguồn nước.
4. Ong mật (Bumblebees):
Vốn là loài côn trùng sống dựa trên việc tìm kiếm mật hoa, việc có được nguồn thức ăn như thế vào mùa đông là bất khả thi. Đáng buồn thay, chỉ có mỗi ong chúa đi vào trạng thái ngủ đông bằng cách đào một cái hố hướng về phía bắc để tránh ánh nắng mùa đông, và chỉ tỉnh dậy khi mùa xuân đến. Còn tất cả những chủ ong thợ đều chết đi.
Ong chúa trước khi ngủ đông đã nạp đủ một lượng lớn năng lượng dữ trừ từ phấn hoa thu được vào mùa xuân và hạ, và sẵn sàng cho một sự khởi đầu mới khi quá trình này kết thúc.
5. Rắn nịt tất (Garter snakes):
Rắn nịt tất là một trong số loài rắn ít gây nguy hiểm cho con người và thường được nuôi như thú cưng.
Vào mùa đông, chúng sẽ tìm một cái hang phù hợp cùng với một số lượng "bạn đồng hành" nhất đính. Sau đó, các nhóm rắn sẽ quấn lấy vào nhau để giữ ấm. Có những hang rắn được tìm thấy với hơi 8000 cá thể rắn nịt tất đang quấn lại vào nhau.
Ngoài 5 loài kể trên, vẫn còn những loài động vật khác có tập tính ngủ đông như ếch, sóc, ốc sên, phân họ nhím gai, vượn cáo, chồn hôi, cầy thảo nguyên, v.v.
Myhangu
Tự dưng mình nghĩ đến mấy người trong phim Interstellar nữa. Mấy ông đó cũng "ngủ bảo tồn" mà ngủ qua mấy năm luôn. =)))