Nghịch Lý Du Hành Không Gian Với Tốc Độ Tiệm Cận Ánh Sáng
1.Năm ánh sáng là gì?
Năm ánh sáng là đơn vị ĐO CHIỀU DÀI sử dụng trong đo khoảng cách thiên văn.Nó bằng khoảng 9,5 nghìn tỷ km .
MỘT NĂM ÁNH SÁNG là khoảng cách ánh sáng truyền trong chân không trong khoảng thời gian một năm - 365,25 ngày.Bởi vì nó gồm từ "năm", thuật ngữ năm ánh sáng đôi khi bị giải thích nhầm thành đơn vị của thời gian.
Tuy nhiên định nghĩa trên rất dễ gây hiểu nhầm
Vậy thiếu sót ở đâu ?
Ví dụ mấy ngày hôm nay NASA phát hiện ra hành tinh "TOI 700d" cách trái đất 100 năm ánh sáng gần như hoàn hảo để tồn tại sự sống : ta có thể hiểu là khoảng cách hành tinh đó với trái đất là 950 nghìn tỷ km.
Ví dụ ta chiếu một chiếc đèn pin đủ mạnh, thì ánh sáng của đèn sẽ mất 100 năm trái đất để đến được hành tinh đó.
Và vấn đề nổi cộm gây tranh cãi ở đây là : Nhiều bạn nói với tôi rằng , vì ánh sáng còn phải mất 100 năm để đến nơi, thì giả sử con người có di chuyển với tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng thì cũng phải mất hơn 100 năm trái đất.
NHẬN ĐỊNH ĐÓ SAI !
Nếu bạn muốn tự trả lời thì hãy đọc bài viết của tôi về Thuyết Tương Đối tại đây.
Tôi sẽ sửa lại cho đúng như sau :
Nếu hành tinh TOI 700 cách chúng ta 100 năm ánh sáng thì khi CHÚNG TA quan sát ánh sáng của đèn pin chiếu đi, thì đúng là mất 100 năm, ánh sáng mới đến được TOI. Còn nếu chúng ta lên tàu có vận tốc tiệm cận ánh sáng thì thời gian di chuyển của con tàu sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều.
Lấy ví dụ con tàu của chúng ta đạt vận tốc bằng 99,99% vận tốc ánh sáng thì người trên tàu chỉ mất 1,4 năm để đến hành tinh TOI 700 cách trái đất 100 năm ánh sáng.
Link giải thích chi tiết cách để tính ra con số 1,4 năm tại đây.
Trong thuyết tương đối Einstein đã chứng minh được rằng thời gian giữa người quan sát và người trực tiếp di chuyển là hoàn toàn khác nhau.Người nào di chuyển càng nhanh thì thời gian của người đó so với người quan sát càng trôi chậm lại.
2.Thuyết tương đối , vị cứu tinh của loài người.
Vì vũ trụ quá rộng lớn, nên mọi nỗ lực di chuyển ra khỏi hệ mặt trời của con người đều rất khó khăn, hiện nay tốc độ lớn nhất loài người đạt được là 265.000 km/h thuộc về tàu thăm dò sao Mộc mang tên JUNO của Nasa.
Tốc độ Juno khủng khiếp như vậy nhưng so với tốc độ ánh sáng thì chỉ bằng 0.02 % …Tuy nhiên nếu con người đạt được vận tốc 80% tốc độ ánh sáng thì mọi chuyện sẽ khác, khi đó quãng đường và thời gian di chuyển giữa các hành tinh sẽ bị co ngắn lại, và càng tiệm cận tốc độ ánh sáng thì thời gian di chuyển càng nhỏ về 0, tương tự như “dịch chuyển tức thời” hay bước nhảy “alpha” trong các phim viễn tưởng.
Chính thuyết tương đối của Einsten đã mở ra tương lai khá tươi sáng cho con người.Vì vậy Nasa vẫn đang mải miết tìm kiếm các hành tinh khác phù hợp cho sự sống, dù có cách xa 100 hay 1000 năm ánh sáng đi chăng nữa.
Việc cần làm bây giờ là loài người phải tìm những nguồn năng lượng mới, vật chất mới để chế tạo những con tàu vũ trụ có thể “sánh đôi” với ánh sáng.
3.Nghịch lí du hành không gian với tốc độ tiệm cận ánh sáng.
Mọi chuyến du hành với tốc độ tiệm cận ánh sáng đều sẽ là 1 chiều, ví dụ NASA giao nhiệm vụ cho một nhóm phi hành gia đến hành tinh TOI 700 , lúc này vận tốc tàu vũ trụ đã đạt 99,99% tốc độ ánh sáng.
Vậy khi nhóm phi hành gia đó đến nơi và quay trở về, thì họ chỉ già đi 2,8 tuổi.Còn những người ở trái đất đã trải qua 202 năm…Lúc này Nasa có khi chẳng còn tồn tại nữa…vì vậy những chuyến đi đó mang tính di cư nhiều hơn là nghiên cứu.
tốc độ ánh sáng
,năm ánh sáng
,thuyết tương đối
,du hành vũ trụ
,khoa học
phải quay trở về ngay lập tức chứ họ ở đấy 1 năm mới như ông nói
Manh Hai
phải quay trở về ngay lập tức chứ họ ở đấy 1 năm mới như ông nói
Nguyễn Linh
BÀI VIẾT RÂT HAY!
CHÚC BẠN MAY MẮN VỚI TÌNH YÊU VÀ CHÂN LÝ CỦA VŨ TRỤ!