“Nghỉ việc trong im lặng” có phải là hành vi xấu?
Tôi tự hỏi tại sao giới trẻ bây giờ lạ thật đấy. Cứ 10 đứa thì có tới 6,7 đứa là thích “bốc hơi’ khi ra khỏi công ty. Làm đủ giờ là về, mà đã về nhà tôi có nhắn tin thế nào cũng không rep. Công ty tôi đang quản lý thì tôi tự tin là đem lại quyền lợi đủ tốt cho các bạn. Vậy thì lý do gì mà các bạn lại không cống hiến hết mình. Phải chăng đây là 1 phần văn hóa của những người trẻ?
tin nóng
,gen z lạ lắm
,hướng nghiệp
,quản trị doanh nghiệp
,xã hội
- Gen Z bây giờ thích nhảy việc. Do một phần môi trường tẻ nhạt hay công việc lặp lại nhàm chán, thiếu trẻ trung hoặc công việc ko có tiến triển tốt. Các bạn trẻ không muốn thành con Zombie công sở, mang nặng quá nhiều kpi, áp lực và mục tiêu.
- Họ có tuổi trẻ rạng rỡ nên họ sẽ khao khát tận dụng, họ sẽ làm một điều gì đó kích thích nhiệt huyết bên trong.
- Hiện nay, kinh tế khủng hoảng dẫn đến thu nhập suy giảm, công việc càng áp lực, mức sống trẻ trung của giới trẻ nhạt nhòa, chính vì những việc này cũng đã giảm nhiệt huyết trong họ, khiến họ "bốc hơi" nhanh chóng.
- Ngoài ra, ngày càng nhiều bạn trẻ về quê nuôi cá và trồng thêm rau, bỏ phố về rừng trong năm vừa qua, không những là trào lưu, còn là điều làm "châm ngòi" kích thích ồ ạt giới trẻ vứt áo cty ra đi.
- Theo tôi cty cung cấp quyền lợi thôi chưa đủ, làm sếp nên khích lệ, động viên và chia sẻ nhiều hơn với nhân viên trẻ của mình, nhằm thấu cảm lẫn nhau trong công việc.
- Vấn đề bạn trẻ làm đủ = lương của công sức 8 tiếng. Có thể, họ không muốn nhắn tin để "cuốn thêm" việc với sếp, vì trên công ty đã làm việc quá nhiều, nên ngoài giờ ấy họ giải khuây hoặc đi chill.
- Chốt lại câu hỏi, theo ý kiến chủ quan của mình "nghỉ việc trong im lặng" là hành vi xấu, chỉ khi bạn trẻ nhận vị trí CV khó thay thế, và sau đó nghỉ việc mà không bàn giao công việc. Nhưng cũng phải nhìn lại sếp hay môi trường công ty có phải là yếu tố then chốt làm bạn trẻ nghỉ việc trong im lặng hay không ?
Vĩ Content - Sứ Giả Content
👉Nhớ cho mình xin lượt follow nhen. Cảm ơn bạn ^^
Nội dung liên quan
Võ Thanh Vĩ
Vĩ Content - Sứ Giả Content
👉Nhớ cho mình xin lượt follow nhen. Cảm ơn bạn ^^
Solitary
Xấu, rất xấu nhé bạn.
Đến có lời mà đi cũng có lời chứ bốc hơi thế là vô văn hóa lắm.
Tuấn Anh
Em là gen Z, em cũng vừa mới ra trường thôi nhưng trước đó em có có thời gian làm công sở 2 năm. Với em thì hiện tượng “Nghỉ việc trong im lặng” mà anh nhắc tới hay nói đúng hơn là “Quiet Quitting” không phải là văn hóa của giới trẻ nha anh.
Nghe từ văn hóa nó nặng nề và có cảm giác áp đặt lên một bộ phận người ý. Với em, “ nghỉ việc trong im lặng” đang là 1 vấn đề và xu hướng của xã hội nói chung và cụ thể hơn là trong doanh nghiệp. Vậy tại sao e lại cho rằng nó là vấn đề nổi cộm chứ không phải và văn hóa. Vì văn hóa là ở đây là người nào cũng vậy, nhưng vấn đề xã hội thì vẫn sẽ có người này người kia chứ không bao hàm hết. Theo báo cáo của Gallup, mức độ stress trong công việc của nhân sự trên toàn thế giới gia tăng mức cao kỷ lục là 44 điểm vào năm 2021 so với mức 33 điểm năm 2014. Đây chính là một trong nguyên do tạo nên xu hướng đáng buồn này.
Bản thân em cũng từng vướng vào vấn đề này ở công ty thứ 2. Một nơi mà chỉ cho em sự áp lực, căng thẳng và nhàm chán khi những đầu việc cứ lặp đi lặp lại. Không lâu sau đó em đã nghỉ việc và với em đó là quyết định đúng đắn nhất thay thì cứ ép bản thân thành zoobie công sở. Và càng đúng đắn hơn nữa khi hiện tại em đã tìm được một môi trường thực sự đem lại nhiệt huyết cống hiến cho em. Nếu như trước kia cứ đúng giờ tan là em xách túi đi về thì bây giờ em không ngại việc ở lại tăng ca cùng mọi người. Có khi hôm nào ốm không đi làm còn thấy nhớ sếp ấy chứ.
Từ câu chuyện của e mà e dám khẳng định rằng, nếu công ty anh đang vô tình “rơi” vào vấn đề này thì lý do lớn nhất có thể là ở chính công ty. Đôi khi quyền lợi mà anh trao cho các bạn thôi chưa thực sự đủ anh ạ. Chúng em đi làm để kiếm tiền. Đúng. Nhưng hiệu suất có tốt hay không nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc có động lực và tinh thần tốt. May mắn ở môi trường thứ 2 em gặp những người sếp tâm lý, những nhân viên luôn hòa đồng và sẵn sàng kết nối khi em cần. Đơn giản là mỗi ngày đến làm việc cảm giác như đến 1 ngôi nhà thứ 2. Mọi người đều vui vẻ, và giúp đỡ bất kể thân thiết từ lâu hay là mới quen. Cảm giác được làm việc trong một tập thể đoàn kết và cùng phát triển nó thích lắm a ạ.
Điều em muốn nói ở đây là hiện tượng “ “Nghỉ việc trong im lặng” là một vấn đề nổi cộm trong xã hội. Tất nhiên nó là hành vi xấu, vì khởi nguồn nguyên do của nó cũng rất tiêu cực (điều này em đã giải thích ở trên). Nhưng thay vì tập chung vào vấn đề thì công ty anh nên tìm cách xử lý từ nguồn gốc. Hãy than thiện và thấu hiểu nhân viên của mình hơn, mọi việc sẽ được cải thiện.
Chúc anh và công ty ngày một phát triển ạ
Linhhalav
Trí Nguyễn
"Bốc hơi" sau khi ra khỏi công ty hay chính xác hơn là sau giờ làm việc với "nghỉ việc trong im lặng" là khác nhau hoàn toàn bạn nhé.
Quyền lợi đủ tốt của công ty như thế nào trong khi về cái vấn đề giờ giấc cũng không đảm bảo cho nhân viên? Bây giờ, thời gian làm việc đã lù lù trong hợp đồng ra đấy, làm đủ giờ là về thì có gì là sai? Ngoài công việc thì người ta còn có gia đình, có thú vui riêng chứ. Còn chưa nói đến giới trẻ ngày nay, các bạn có lối sống rất thoáng, không thích sự gò bó. Mà nói đúng ra, làm đủ giờ trên văn phòng cũng là gò bó rồi, mà bây giờ bạn còn muốn các bạn ấy mang theo công việc về nhà nữa thì mấy ai mà hài lòng, mà chịu được. Đó cũng chính là lí do mà xu hướng các bạn chọn làm freelancer ngày càng nhiều. Tự do, linh hoạt thời gian, giờ giấc, thoải mái tinh thần nữa.
Cống hiến hết mình cho công việc là tốt. Nhưng bên công ty đã thực sự hết mình với nhân viên? Cống hiến hết mình cho công việc không đồng nghĩa với việc các bạn ấy lúc nào cũng mang theo công việc bên mình, ăn ngủ với công việc. Các bạn ấy hoàn toàn có thể cống hiến hết mình cho công việc chỉ với vài giờ làm việc thật năng suất và hiệu quả.
Cá nhân mình cảm thấy rất mệt mỏi và cũng thường xuyên sủi khi đã hoàn thành tốt công việc của mình nhưng khi về nhà hay ngày nghỉ lại bị ghô cổ, gọi hồn lên. Nhiều lúc đang chill cùng gia đình, bạn bè, thấy ib sếp những công việc không quá gấp là xin phép em bay màu luôn:)))
Nguyenphuhoang Nam
Chào anh, em chưa từng có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp nhưng em được mời trả lời câu hỏi này. Để cung cấp thông tin khách quan, thiết thực thì em xin được trích dẫn những câu trả lời từ Chuyên gia Mai Xuân Đạt (tác giả cuốn sách “OKRs - Hiểu đúng làm đúng", có trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp) để anh tham khảo nhé anh:
Theo em nghĩ thì vấn đề nằm ở đây:
Theo kinh nghiệm của bản thân chuyên gia thì có những yếu tố nào được coi là nhân viên tốt và có những yếu tố nào thì được coi là sếp tốt ạ?
www.noron.vn
Qua quá trình đào tạo OKRs cho doanh nghiệp Việt, chuyên gia thấy các sếp hiện nay thường có những điểm mạnh và nhưng mặt hạn chế nào?
www.noron.vn
Còn đây là giải pháp:
Làm thế nào để thực sự xây dựng được văn hóa doanh nghiệp?
www.noron.vn
Mong chuyên gia chia sẻ những tựa sách mà các nhà quản trị, lãnh đạo nên tìm đọc?
www.noron.vn
Chúc anh tốt và gặp được những nhân viên tốt nhé anh. Cá nhân em nghĩ ai cũng tốt, chỉ có điều là chúng ta thường tốt theo những cách khác nhau hoặc ưu tiên việc tốt với bản thân trước nên mới gây ra các tình huống khó nghĩ ạ.