Nghi vấn bỏ quên trẻ trên xe buýt đưa đón dẫn đến cái chết thương tâm: Trách nhiệm thuộc về ai?
Tối ngày 06/08, MXH xôn xao vụ việc trường Quốc tế G. vừa có một ca tử vong. Cụ thể, bé L. được cho là bị bỏ quên trên xe buýt đưa đón của trường và cho đến 16h30 cùng ngày, L. được phát hiện trong tình trạng tím tái khắp người. L. được chuyển đến bệnh viện sau 20 phút nhưng không thể qua khỏi và được kết luận tử vong trước đó.
Mình đọc tin này đầu tiên trên báo Tuổi Trẻ. Trong mục gợi ý của báo Tuổi Trẻ, mình vô tình phát hiện đây không là ca hi hữu đầu tiên trên thế giới. Các quốc gia lân cận như Thái, Trung Quốc... cũng có những trường hợp tương tự. Phương án giải quyết của họ là giam và xét xử hai người liên can nhất đến vụ việc: tài xế và cô phụ trách đón xe (monitor).
Tuy nhiên, GVCN và giám thị nhà trường cũng có thể liên can đến vụ việc. GVCN là người điểm danh cuối cùng sỉ số lớp học. GVCN xác nhận không thấy bé và thông báo đến ban giám thị (theo lời khai của GVCN) nhưng phía trường lại cho rằng GVCN không hề thông báo.
Mình muốn lật lại một chút một vụ việc cũng dẫn đến thương vong tại trường học nhưng do sự vô ý của một cô giáo (link trong bình luận). Cụ thể, cô hiệu trưởng lái xe hơi trong khuôn viên trường học và không may đạp phanh dẫn đến 1 hs thương vong và 1 hs gãy chân. Câu chuyện được khép lại khi cô được các thầy cô trong trường kí tại ngoại và chia buồn gia đình với số tiền bồi thường 330 triệu đồng. Nếu theo dõi hai vụ việc, bạn có thể có sự so sánh nhẹ ở đây: Một thương vong được xác định 99% do giáo viên vô ý được khép lại một cách "êm đẹp" và một thương vong vẫn chưa xác định lại được quan tâm sâu sắc. Bằng chứng là bây giờ bạn có thể gõ GG từ khóa trường học này sẽ cho ra hàng trăm kết quả trong khi đó vụ việc cô giáo tông học sinh thương vong chỉ có đúng 5 đầu báo.
Quay lại vụ việc ban đầu, nếu truy xét, ai cũng sẽ có lỗi trong vụ việc này. Những hành động lơ là của nhóm dẫn giáo viên đều góp phần dẫn đến tin buồn này. Nó cũng giống như con người đang chặc lưỡi cho qua khi dùng 1 chiếc ly nhựa nhưng 8 tỷ người đều chặc lưỡi lại dẫn đến hậu quả khó lường: Nhựa trên biển còn nhiều hơn tất cả động vật trên biển cộng lại. Nó cũng giống như việc chơi "trò đổ lỗi": khi hậu quả đã xảy ra và cần người chịu trách nhiệm để lí giải về hậu quả, mọi người bắt đầu đào bới lỗi của nhau dù chỉ nhỏ nhất.
Giá như mọi người có thể quan tâm một chút về gia đình trong cuộc và đó nên là trách nhiệm của những người trong hoặc cả ngoài vụ việc.
Ý kiến của bạn như thế nào?
tin không vui trường học
,tin tức
Có người mời mình trả lời câu hỏi này, nhưng mình không theo dõi những vụ như thế này nên mình không có đủ thông tin. Vả lại, mình không phải dân luật và cũng không nghiên cứu về luật hình sự.
Còn về quan điểm, chỉ ngắn gọn thôi: Hãy để chuyện này cho toà án giải quyết. Nếu toà án sai thì sau đó hãy kiến nghị và loại bỏ toà án. Còn khi mà toà án chưa đưa ra quyết định, dư luận nói thì cứ nói, nhưng mình không kết tội ai cả.
Nói chung, chúng ta càng phải bao dung khi cả xã hội bắt đầu lên án một người có tội. Vì người có tội mới cần được bao dung và tha thứ.
Mình mới đọc một tự truyện nọ, con gái của tác giả bị một viên gạch rơi trúng đầu và chết. Cả hai vợ chồng đều rất buồn khổ, nhưng đọc từ đầu đến cuối, mình không thấy họ đổ lỗi cho ai cả. No blame game.
Kha Nguyen
Có người mời mình trả lời câu hỏi này, nhưng mình không theo dõi những vụ như thế này nên mình không có đủ thông tin. Vả lại, mình không phải dân luật và cũng không nghiên cứu về luật hình sự.
Còn về quan điểm, chỉ ngắn gọn thôi: Hãy để chuyện này cho toà án giải quyết. Nếu toà án sai thì sau đó hãy kiến nghị và loại bỏ toà án. Còn khi mà toà án chưa đưa ra quyết định, dư luận nói thì cứ nói, nhưng mình không kết tội ai cả.
Nói chung, chúng ta càng phải bao dung khi cả xã hội bắt đầu lên án một người có tội. Vì người có tội mới cần được bao dung và tha thứ.
Mình mới đọc một tự truyện nọ, con gái của tác giả bị một viên gạch rơi trúng đầu và chết. Cả hai vợ chồng đều rất buồn khổ, nhưng đọc từ đầu đến cuối, mình không thấy họ đổ lỗi cho ai cả. No blame game.
Ghost Wolf
Nó là tai nạn chẳng ai muốn xảy ra cả. Ai tắc trách làm ko đúng trách nhiệm để xảy ra hậu quả thì nên bị phạt, và để có tính răn đe thì nên phạt nặng, để những người đang làm những công việc tương tự biết sợ mà làm cẩn thận có trách nhiệm hơn.
Còn cứ nâng tầm quan điểm theo kiểu nên là trách nhiệm của gia đình xã hội gì gì đó, mọi người nên nhìn nhận lại bla bla gì đó nó vô nghĩa lắm, chẳng có tác dụng thực tế gì cả. Hô khẩu hiệu thì hay nhưng đi ra đến cửa phòng là nó bay hơi hết rồi, đâu lại vào đấy.
Sự sợ hãi là động lực để con người ta ko phạm lỗi hiệu quả hơn nhiều so với việc hô hào vận động nói xuông.
Nói chung theo ý kiến cá nhân mình thì cô đưa nhận trẻ, đội liên lạc với phụ huynh của trường thì tội vô ý làm chết người, kịch khung 5 năm tù. Lái xe thì hên xui, khép vào khung đấy có vẻ hơi gượng vì phần lớn ko phải trách nhiệm của lái xe, ban giám hiệu tuyển người ko ra gì cũng nên chịu trách nhiệm liên đới. Trường thì nên đóng cửa 1 thời gian ngắn để xem lại quy trình.
Trang Thục Văn
Một chị sẻ của chị Phương Huyên Lê tại Mỹ:
"Xe bus đưa đón học sinh tại Mỹ thường có một chiếc máy cảnh báo đặt ở cuối xe, sẽ tự động kêu khi xe dừng, buộc tài xế phải đi xuống hàng ghế cuối để tắt. Ở một số bang, đây là yêu cầu nằm trong luật để đảm bảo trẻ em không bị bỏ quên trên xe.
Đưa đón trẻ em không chỉ là chuyện của ngành giáo dục, mà còn là chuyện hệ thống giao thông và an toàn.
Nhưng đã là người thì thể nào cũng có lúc lười, được chăng hai chớ. Trường đắt hay rẻ cũng không quan trọng bằng việc họ buộc phải có trách nhiệm với mạng người, nhưng không phải lúc nào người ta cũng nhớ ra mình có trách nhiệm ấy. Đến cha mẹ còn có lúc bỏ quên con trên xe nên không thể chỉ trông vào tinh thần trách nhiệm được.
Có lẽ đã đến lúc hệ thống xe đưa đón học sinh của Việt Nam cần lắp đặt máy cảnh báo như vậy."
Trang Thục Văn
Câu chuyện cô giáo tông xe học sinh trong khuôn viên trường học:
Vụ lùi ô tô trong sân trường cán chết HS lớp 1: Cô giáo cầm lái
vietnamnet.vn