Nghi lễ Nhật Bản
kiến thức chung
Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, nếu như không tiếp nhận văn hóa Trung Hoa (có cả Nho giáo và Phật giáo) thì diện mạo của lễ hội ở Nhật Bản khó lòng đạt đến sự đa dạng và phong phú như ngày nay. Sách Nhật Bản tăng cường hiểu biết và hợp tác cho rằng, nhiều lễ hội truyền thống của Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng để biến đổi để phù hợp với đặc điểm tự nhiên và gần gũi với tập quán Nhật Bản, tạo nên nét đặc trưng riêng có của Nhật Bản ngày nay
Khi theo dõi từng lễ hội hàng năm, ta sẽ thấy văn hóa Nhật Bản thấm đậm màu sắc của đạo Shinto, đồng thời lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ đạo Phật. Ở Nhật Bản vẫn lưu truyền truyền thống hòa hợp tâm linh của con người đối với Thần, Phật và lòng cảm tạ những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng. Quả vậy, những lễ hội của Nhật Bản trong đó phần lễ đều có quan hệ với cái thiêng liêng, đó là Thần, Phật. Đối với cái thiêng liêng, người Nhật bao giờ cũng cung kính, hành lễ để tỏ rõ sự kính trọng, lòng biết ơn và sự cầu mong được giúp đỡ, được che chở.
Lễ hội ở Nhật Bản thường được tổ chức theo các mùa trong năm mà địa điểm bao giờ cũng là các đền của đạo Shinto hay các chùa viện của Phật giáo. Trong lịch sử Nhật Bản, có giai đoạn Thần - Phật hợp nhất, hơn nữa, do ảnh hưởng của Phật giáo nên các đền thờ Shinto thường có sự pha trộn. Hơn nữa các Kami của Shinto không có hình hài mà chỉ là những thực thể trừu tượng, vì vậy đạo Shinto, phải dung nạp các yếu tố của Phật giáo. Đó là hệ thống các tượng Phật rất đa dạng mà nhiều người Nhật còn tin rằng, thần thánh của Shinto cũng là những đệ tử của Phật nên có hình tượng của Phật. Vào mùa xuân, cũng giống như ở Trung Quốc, Việt Nam hay Triều Tiên, người Nhật Bản tổ chức nhiều lễ hội để đón mừng năm mới. Trong các lễ hội ấy, người ta làm lễ cúng gia tiên, thực hiện những nghi thức để trừ tà, đuổi quỷ và cầu chúc cho người thân một năm mới mạnh khỏe và thịnh vượng. Sau đó, là kéo đến các đền, chùa để lễ Thần, Phật, để nghe 108 tiếng chuông chùa nhằm thanh lọc thân tâm.
Lễ hội tại đền Tosho và hội rước xe Takayama là lễ quan trọng nhất. Đền Tosho được xây dựng năm 1624 và hoàn thành năm 1626 tại vùng núi Hida quận Gifu thuộc thành phố lịch sử Takayama. Đây là một ngôi đền bằng gỗ kiến trúc theo kiểu truyền thống. Trong lễ hội, có 12 chiếc xe rước dùng cho lễ hội mùa xuân và 11 chiếc dùng cho lễ hội mùa thu. Trong lễ hội mùa xuân, theo sau 12 xe rước được diễu hành khắp thành phố là đông đảo các tầng lớp dân cư. Mục đích của lễ hội là cầu cho sản xuất phát triển, mùa màng bội thu, cầu cho người quản lý đất nước luôn coi trọng nghề nông... Trong lễ hội cầu mùa, nhà tu hành đại diện cho Tenno thành kính nói lên công đức của thần thánh, trời, Phật. “Trời, Phật đã ban cho mùa màng tươi tốt, lúa ngô đầy đồng, đã thấu hiểu lao động nặng nhọc mồ hôi nước mắt, chân lấm tay bùn của muôn dân”.
Theo truyền thống, các lễ hội được kế tiếp nhau theo mùa trong một năm. Thông thường tháng giêng có lễ tết nguyên đán, tết bảy loài hoa cỏ, lễ thành nhân. Tháng 2 có lễ tết Tiết Phân, lễ Cúng Kim. Tháng 3 có lễ Tiết hoa anh đào, có lễ ngày xuân phân...
Trong tháng 7 có lễ Obon (xá tội vong nhân) là quan trọng nhất. Cũng như ở Việt Nam, lễ xá tội vong nhân là một lễ hội của Phật giáo cúng vong linh những người đã mất. Lễ hội này bắt nguồn từ một điển tích của Phật giáo. Nó cho rằng, xưa có vị đại đệ tử của Phật tên là Mục Kiều Liên. Khi tu đã đắc đạo, nhờ phép thần thông quảng đại mà Ngài nhìn thấu các tầng địa ngục. Ông thấy mẹ mình đang bị một cực hình đày đoạ, đó là cực hình “chân treo ngược”. Thương mẹ, ông đến cầu Phật tổ. Phật tổ khuyên ông nên dùng tâm lực của mình, tổ chức bố thí chúng sinh để dùng nghiệp thân chuyển nghiệp ác cho mẹ. Vâng lời, ông tổ chức lễ đại thí trong nhân gian, nhờ vậy mẹ ông được vãng sanh thành người (sau đó cũng theo Phật và cũng đắc chánh quả). Ở Nhật Bản, người ta cũng tin rằng, vào rằm tháng 7, các vong hồn trở về. Bởi vậy, người ta châm lửa trước cổng nhà để nghênh đón, thắp đèn lồng trong nhà để đợi, Sau đó mọi người lui tới chùa chiền, làm lễ dâng hương chư Phật. Khi lễ Xá tội vong nhân kết thúc, người ta tiễn vong hồn đi, gọi là lễ tiêu hồn. Họ châm lửa tiễn trước cổng nhà, thả đồ cúng xuống sông và biển. Nhiều nơi người ta thắp sáng các cây đèn lồng rồi thả xuống nước gọi là lễ thả hồn hoặc những gia đình đón lễ xá tội vong nhân lần đầu tiên thì đặt đồ cúng vào thuyền cực lạc thay cho đèn lồng. Người ta cho rằng, các linh hồn sẽ theo các đèn lồng mà về được chốn cực lạc. Qua lễ Vu lan con người muốn bày tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên, thỉnh nguyện thần linh về lòng nhân từ và sự khoan dung, hình thành một nét đẹp trong nhân cách: sự ghi nhớ và tri ân...
Duy chỉ có một điều dễ nhận thấy là, trong các lễ hội, có nhiều lễ hội phát tích từ Phật giáo. Nhiều lễ hội có địa điểm "thiêng" là các chùa viện Phật giáo. Quan trọng hơn, ý nghĩa của các lễ hội rất phù hợp với tinh thần "từ, bi, hỷ, xả" của nhà Phật. Ngoài ra, nghi thức tang ma của Nhật Bản cũng có những nét mang yếu tố của Phật giáo kết hợp với thần đạo.
Trước hết, thi hài của người quá cố được tắm bằng nước nóng (yukan). Các thành viên trong gia đình mặc đồ trắng (kyokatabira) hoặc 1 loại quần áo mà khi sống người quá cố thích, để trở tang. 1 nhà sư đọc kinh Phật bên cạnh giường người chết để siêu độ và đặt pháp danh cho người chết để siêu độ cho linh hồn người chết về với nơi Đất Phật. Nghi thức đưa hồn người chết có thể đánh thức suốt đêm hoặc đánh thức nửa chừng. Người đưa tang dâng quà cho thân nhân người quá cố bằng tiền mặt để trong phong bì, được gọi là tiền để mua hương hoa (koden). Đám tang được tiến hành ở chùa gần nhà hoặc gần nhà tang lễ.
Sau khi hỏa táng theo phong tục Phật giáo, người nhà tập hợp các mẩu xương người chết rồi cho vào lọ nhỏ (kotsutsubo) mang về nhà. Trong thời gian 49 ngày đầu, cứ 7 ngày người nhà lại tổ chức "nghi thức" tưởng nhớ người quá cố quanh bàn thờ nơi để kotsutsubo. Gia chủ thể hiện lòng biết ơn đối với người đưa tang bằng cách gửi tiền cảm tạ và quà cáp trả lễ trị giá bằng nửa koden nhận được. Sau 49 ngày hài cốt được mai táng ở gần nghĩa trang. 50 năm sau, gia đình tổ chức ngày giỗ để tưởng nhớ vì họ tin rằng, sau 50 năm nhà chất cá nhận sẽ bị phân hủy và nhập vào cơ thể chung của tổ tiên trong gia đình.
Nội dung liên quan
Thanh Thanh Hiền