Nghệ thuật và khiêu dâm - Tại sao khoảng cách giữa chúng lại mong manh đến vậy?
Xã hội Việt Nam thường hay đánh đồng những tấm ảnh chỉ cần chứa những chi tiết “quá thiếu vải” hay “không che những chỗ nên che” mặc nhiên là khiêu dâm. Cái mà nền mĩ thuật gọi là nghệ thuật đôi khi lại trở thành sự giễu cợt trong mắt người khác. Nhưng trên thực tế ảnh nude nghệ thuật hoàn toàn bình đẳng như ảnh về các đề tài, nội dung khác. Vậy giới hạn của khái niệm giữa nghệ thuật và khiêu dâm nằm ở đâu? Anh/chị có từng kì thị nghệ thuật này hay không?
Chuyện là em đang làm bài luận về chủ đề này nhưng vẫn chưa có nhiều góc nhìn về nó. Nên rất mong có thể nhận được nhiều ý kiến từ các anh chị và các bạn.
Em xin cảm ơn ạ.
phong cách sống
,góc nhìn
,nghệ thuật
,nghệ thuật
Mình nghĩ bạn nên tách nó thành hai vấn đề độc lập với nhau: Nghệ thuật, Khiêu dâm.
Nghệ thuật có rất nhiều hình thái và trường phái khác nhau.
Khiêu dâm có nhiều cách thức triển khai khác nhau.
Thực ra miền giao nhau của hai khái niệm trên không lớn. Tại vùng giao nhau thì gọi nó là nghệ thuật hay khiêu dâm thì tuỳ vào góc nhìn của mỗi người.
Lê Minh Hưng
Mình nghĩ bạn nên tách nó thành hai vấn đề độc lập với nhau: Nghệ thuật, Khiêu dâm.
Nghệ thuật có rất nhiều hình thái và trường phái khác nhau.
Khiêu dâm có nhiều cách thức triển khai khác nhau.
Thực ra miền giao nhau của hai khái niệm trên không lớn. Tại vùng giao nhau thì gọi nó là nghệ thuật hay khiêu dâm thì tuỳ vào góc nhìn của mỗi người.
Nguyễn Quang Vinh
Trừ những tấm ảnh dung tục, hầu như chẳng có một ranh giới nào rõ ràng giữa cả 2. Bức ảnh nghệ thuật sẽ có một sự chuẩn bị kỹ càng về bối cảnh, ý nghĩa. Phông nền phù hợp với chủ đề. Ng mẫu chỉ hở đủ cho chủ đề đó. Góc chụp trau chuốt, ko cần nhiều ảnh, ko cố phô bày "da thịt", ko "phô" ra 1 cách thô thiển. Chỉ cần úp mở thôi.
Một bức ảnh chụp trong nhà nghỉ bằng điện thoại thì khó có thể là 1 tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa đc, nhất là khi ng chụp chẳng phải là một phó nháy. 1 sự tùy tiện thì hầu như chỉ có dung tục.
Việc e ấp của ng mẫu, việc chọn góc chụp của nhiếp ảnh gia, chỉnh sửa hậu kỳ sẽ tạo nên một tác phẩm nghệ thuật mặt dù "hở" rất nhiều. Còn ko "hở" nhưng lại phô cơ thể quá mức (như mấy bộ gần đây) thì lại trở nên phản cảm rất nhiều.
Vậy đấy, thấy 1 con bò đen bên đường, ông nhà văn sẽ nói là 1 đàn bò đen ven đường, ông vật lý thì 1 con bò đen ven đường, còn ông toán thì nửa con bò đen thôi. Nghệ thuật, ko như toán nó là thứ ko chính xác, ko ranh giới cố định mà tùy cảm nhận của mỗi ng, tùy tâm trạng, học vấn, giáo dục, nhận thức. "Ta thấy những gì ta muốn thấy", thành kiến điều khiển cảm nhận. Phản cảm hay ko còn tùy cảm nhận mỗi ng. 1 bộ ảnh ra đời sẽ chẳng thiếu ng ném đá nhưng cũng ko ít ng ủng hộ.
Đem mấy bộ đồ thời nay mà về thời cách đây vài trăm năm chắc bị bỏ lồng thả sông rồi. Xã hội VN hiện nay chưa thoáng như Tây nên các nhiếp ảnh gia cứ mang cái Tây phương vào mà áp dụng thì sao ko khỏi bị ghép vào đồi trụy.