Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết “Ngày đẹp hơn sẽ tới” của Chetan Bhagat là gì?
kiến thức chung
Trong Ngày đẹp hơn sẽ tới, Chetan Bhagat đã lựa chọn và sử dụng hai ngôi kể là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và người kể chuyện ở ngôi thứ ba để dễ dàng truy cập vào trong từng suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Thông qua điểm nhìn zero và điểm nhìn toàn tri, nhân vật chính cũng đã tự bộc lộ bản thân mình qua diễn biến tâm trạng và dòng độc thoại nội tâm, từ đó độc giả sẽ cảm nhận được cuộc sống và con người nhân vật truyện một cách tự nhiên nhất.
Với phương diện thế giới nhân vật truyện, Chetan Bhagat cũng đã khắc họa thành công hình ảnh những người trẻ năng động, say mê, nhiệt huyết. Họ luôn luôn theo đuổi niềm đam mê của mình, tuy khó khăn thất bại nhưng cuối cùng họ đã tìm được ra con đường của mình.
Bên cạnh đó, ông còn thành công trong việc vẽ lên bức tranh về Ấn Độ sống động và nhiều màu sắc: có những sắc màu của tự nhiên và của xã hội, có những sự bất công, tham nhũng trong cuộc sống.
Truyện được xây dựng bởi sự phát triển theo thời gian. Thời gian đó vừa mang cái hiện tại nhưng nó cũng vừa là sự hồi tưởng của quá khứ để rồi nó cùng hướng tới một tương lại tươi đẹp hơn. Theo dòng thời gian, từng nhân vật trong truyện cũng đã bộc lộ được tính cách và nội tâm của mình. Tâm lý của nhân vật cũng được phát triển theo thời gian từ những cảm xúc ngây thơ hồn nhiên đến những suy nghĩ chín chắn của người trưởng thành để rồi từ đó họ đã nhìn ra những sai lầm của mình và quay đầu lại.
Ngôn ngữ trần thuật trong truyện cũng là một điểm sáng, thể hiện đầy đủ những đặc điểm của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại. Đặc biệt, Chetan Bhagat còn sáng tạo hơn trong việc sử dụng đối thoại độc thoại nội tâm để bộc lộ tính cách nhân vật. Qua đó cũng cho ta thấy được tài năng ngôn từ của nhà văn.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Phương Thảo Lan