Nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa và trong thời kỳ chiến tranh cứu nước từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X là gì?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

lịch sử

Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước lịch sử Việt Nam có bề dày rất lớn đối với lịch sử quân sự. Việt Nam có vị trí thuận lợi và quan trọng về chính trị, quân sự, văn hóa và kinh tế hơn nữa nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng vì vậy bọn xâm lược luôn lăm le xâm lược nước ta. Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của nước ta, có lãnh thổ khá rộng và vị trí địa lí quan trọng, bao gồm vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay. Vào nửa sau thế kỷ thứ III trước công nguyên, nhân sự suy yếu của triều đại Hùng Vương cuối cùng, Thục Phán đã thành lập nước Âu Lạc, dời đô từ Lâm Thao về Cổ Loa (Hà Nội). Nhà nước Âu Lạc có vị trí địa lý thuận lợi, từ khi mới bắt đầu dựng nước nước ta bị các thế lực bên ngoài nhòm ngó đặc biệt là phía Bắc trực tiếp đe doạ vận mệnh đất nước. Các cuộc chiến xâm lược đã xảy ra liên miên đòi hỏi ông cha ta phải chống trả bọn xâm lược để bảo vệ độc lập đất nước. Người Việt muốn tồn tại chỉ có thể đứng lên đoàn kết đánh đuổi bọn giặc xâm lược ra khỏi đất nước. Hoạt động quân sự trở thành yếu tố quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lịch sử quân sự Việt Nam từ thế kỷ III Tr.CN đến đầu thế kỷ X trải qua nhiều thời kỳ lịch sử với các giai đoạn phát triển hào hùng và biết bao sự kiện quân sự phong phú, đa dạng. Đầu tiên phải kể đến đó là thời kỳ đầu giữ nước, thời Hùng Vương - An Dương Vương, mở đầu bằng những hoạt động quân sự thời Hùng Vương. Cuộc kháng chiến đầu tiên mà sử sách ghi lại là cuộc kháng chiến chống quân Tần từ năm 214 đến năm 208 TCN. Sau đó là cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Triệu Đà từ năm 184 đến 179 TCN nhưng thất bại nước ta bắt đầu rơi vào thời kỳ Bắc thuộc. Trong hơn một nghìn năm nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Trong thời gian này nhân dân Việt đã biết cùng nhau nêu cao tinh thần đoàn kết, bất khuất, kiên cường đấu tranh để giành lại độc lập dân tộc. Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng vào mùa xuân năm 40 đã giành được độc lập, giữ vững trong ba năm chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần một. Năm 542, dưới sự lãnh đạo của Lí Bí, nhân dân bốn phương vùng lên lật đổ chính quyền của nhà Lương. Đầu năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế (Lí Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần hai. Cùng với đó là rất nhiều cuộc chiến tranh giành lại độc lập dân tộc khác đến khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905. Lịch sử đã liên tiếp đặt ra cho dân tộc ta biết bao thử thách khó khăn, gian khổ trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhưng với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường với truyền thống đoàn kết vươn lên trong đấu tranh và xây dựng với tài thao lược kiệt xuất của cha ông, nhân dân ta đã vượt qua tất cả mọi trở ngại, chiến thắng mọi kẻ thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Trong quá trình đó, những trận thắng vang dội trên đã góp phần tạo nên những bước đầu tiên cho sự phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trong đó nghệ thuật quân sự được chia thành nghệ thuật quân sự khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng và nghệ thuật quân sự của chiến tranh giữ nước. Đầu tiên khi nói về nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến tranh du kích tiêu biểu là cuộc chiến tranh chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của An Dương Vương năm 214 đến 208 TCN. Tiếp đó là cuộc chiến tranh chống quân Triệu vào cuối những năm 80 thế kỉ II TCN đến cuộc kháng chiến chống Lương dưới sự lãnh đạo của Lý Bí năm 545 đến 550. Từ những trận thắng ấy ta có thể thấy được nghệ thuật mà ông cha ta đã để lại là tiến hành cuộc chiến theo lối đánh du kích. Vào những năm đầu thập kỉ 2 thế kỉ III trước công nguyên sau khi giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất Trung Hoa nhà Tân thôn tính đến việc mở rộng lãnh thổ xuống phía nam. Nước ta lúc đó rất nhỏ bé so với nhà Tần cả về kinh tế và xã hội. Hơn nữa nước ta vừa mới thành lập binh khí và quân đội không đủ để chống trả lại một đất nước to lớn phía bắc. Vì vậy, nước ta phải tiến hành chiến tranh du kích nhiều năm để chống lại cuộc xâm lược ồ ạt của quân Tần. Đến cuộc chiến thứ hai khi nước ta phải chiến đấu với nhà Lương vào những năm 543 đến 544. Khi đó lực lượng quân đội Vạn Xuân là ta lúc đó mới thành lập quá yếu để đánh lại với quân đội Lương là một đội quân chính quy được trang bị vũ khí đầy đủ. Khi trận chiến xảy ra giữa hai bên Vạn Xuân liên tiếp bị tổn thất nạng nề và phải rút quân đi nhiều nơi. Sau đó nước ta áp dụng lối đánh du kích trong điều kiện lực lượng hai bên quá chênh lệch. Nhưng yếu tố quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến tranh quan trọng nhất vẫn là ý chí chiến đấu quyết thắng kẻ thù mạnh một cách quyết liệt. Lạc Việt và Âu Việt có nền văn hóa bản địa lâu đời ở ven sông Hồng. Là những người dân bản địa ngay từ khi dựng nước người dân đã có một ý thức tự chủ, tự cường mạnh mẽ, ý chí chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ. Chính vì vậy ông cha ta đã đứng lên áp dụng lối đánh du kích lâu dài với quân Tần. Sau rất nhiều cuộc chiến chống lại quân xâm lược phía Bắc để giữ lấy nền độc lập của đất nước ý chí quyết tâm đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi càng được tôi luyện hơn nữa. Để duy trì được cuộc chiến tranh du kích lâu dài với sự chênh lệch về lực lượng quá lớn đòi hỏi ông cha ta không chỉ có ý chí quyết tâm cao mà còn có nghệ thuật đánh giặc giỏi. Nhiều cuốn sử sách mà Trung Quốc là nước ta ghi lại được những cuộc chiến tranh du kích của ta thời đó. Sử ký Tư Mã Thiên, sách Đại Việt sử ký toàn. Khi áp dụng lối đấu tranh du kích không thể không nói đến lực lượng địa bàn tác chiến, căn cứ địa và Phương thức tác chiến. Đầu tiên là về lực lượng và địa bàn tác chiến. Năm 218 TCN quân Tần đánh xuống miền Châu Giang trong đó có Âu Lạc. Lực lương hai bên chênh lệch lớn vì vậy Thục Phán tiến hành áp dụng lối chiến du kích với sự tham gia của cả nước. Một số người trực tiếp cầm vũ khí đứng lên chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm một số khác chốn vào rừng khiến quân giặc không thể cướp được sức người để phục vụ chiến tranh cho chúng. Với cơ cấu tổ chức dân binh và tinh thần đoàn kết toàn dân đánh giặc những người trai tráng đứng lên đánh đuổi quân giặc. Thực hiện chính sách vườn không nhà trống những nơi quân địch đến không có người, không có của cải gây ra nhiều khó khăn cho chúng. Lợi dụng địa hình hiểm trở để làm trận địa tiêu diệt lực lượng địch và bảo vệ quân dân Việt khỏi quân xâm lược lớn mạnh. So với cuộc chiến chống quân Tần, cuộc chiến chống quân Lương có nhiều bước phát triển hơn. Ban đầu các trận đánh lớn diễn ra và thất bại về sau chuyển sang lối đánh du kích tại vùng đầm lầy rộng lớn ở tả ngạn hạ lưu sống Hồng. Thứ hai về căn cứ địa, Các khu căn cứ lớn nhỏ được xây dựng nhiều ở những nơi hiểm trở để làm nơi cư trú cho các đội nghĩa quân. Để duy trì, nghĩa quân không ngừng phát triển lực lượng bằng cách kết hợp với người dân quanh vùng vừa tác chiến vừa trồng trọt chăn nuôi để tự cấp lương thực cho mình. Địa hình hiểm trở ở các vùng rừng núi, đồng bằng ven sông là những yếu tố thuận lợi góp phần làm nên chiến thắng ngoài ra còn có các yếu tố khác như đất đai, dân cư,…Cuối cùng về phương thức tác chiến. Khi đã xây dựng được lực lương tác chiến đông đảo, căn cứ địa vững chắc quân ta bắt đầu tiến hành các phương thức tác chiến khác nhau. Vì lực lương hai bên có sự chênh lệch lớn, ở trận chiến chống Tần quân ta chủ động rút vào rừng sâu và tổ chức các trận tiến công địch ở những nơi chúng tới. Có thể là những trận phục kích tại trại quân địch hay những nơi địch hành quân qua. Ta thường tiến công địch vào ban đêm khi địch bất ngờ và có nhiều sơ hở khó phòng bị. Lâu dần quân địch vào thế bị động, khốn quẫn. Quân ta kết thúc chiến tranh bằng cuộc phản công lớn đánh bại hoàn toàn quân địch. Trong những buổi đầu tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn vì vậy ta không thể áp dụng những trận đánh lớn với địch. Thay vào đó sử dụng cách đánh du kích và tinh thần ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm để giành thắng lợi cho đất nước. Mỗi một trận chiến có những hoàn cảnh khác nhau vì vậy địa bàn tác chiến khác nhau tùy theo tình thế và nhận định của người lãnh đạo sao cho cuộc kháng chiến đạt được thuận lợi. Căn cứ địa là một yếu tố quan trọng để tổ chức các cuộc chiến đấu giúp ta chủ động tiến công địch bằng những cuộc phục kích bất ngờ làm suy yếu thế lực địch. Trong điều kiện chiến tranh của nước ta, các thế lực bên ngoài có một đội quân hùng mạnh vì vậy nước ta phải chống chọi lại với lực lượng quân đội lớn, hùng hậu với số lượng quân trang lớn. Vì phải liên tiếp đối phó với các đội quân lớn đòi hỏi chúng ta phải nghĩ ra biện pháp đánh đuổi giặc một cách thông minh và phù hợp với tình hình lực lượng, quân trang đã có. Nghệ thuật quân sự đánh du kích là nét đặc sắc và tất yếu yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta. Đây là sản phẩm của việc lấy “thế” thắng “lực” biết vận dụng địa thế, mưu trí, thời cơ… để đấu lại với lực lượng quân đội lớn để giành thắng lợi cho đất nước. Bằng cách xác định đúng về sức mạnh của ta và địch để từ đó sử dụng tổng hợp sức mạnh của nhiều yếu tố để chiến thắng thay vì chỉ lấy sức mạnh của quân đội và vũ khí vốn có để tham chiến. Điều này giúp cho nhiều trận chiến đánh đuổi quân giặc xâm lược lớn mạnh của ông cha ta giành thắng lợi. Quân địch từ có lợi thế về lực lượng và chủ động biến thành bị động là yếu thế vì những trận chiến du kích của ta trong thời gian dài là yếu tố giúp ta giành được những trận thắng quyết định trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thứ hai là nghệ thuật tổ chức và thực hành khởi nghĩa toàn dân. Trong thời gian từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X có rất nhiều cuộc chiến áp dụng nghệ thuật khởi nghĩa toàn dân trong đó tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng năm 40 và cuộc khởi nghĩa Lí Bí năm 542. Trong thời kỳ Bắc thuộc những năm thuộc thế kỉ I và thế kỉ II nước ta bị phương Bắc đô hộ với những chính sách khác nhau nhưng ta ngày càng bị bóc lột nặng nề hơn. Trong hoàn cảnh đó nước ta khó có thể đứng lên đấu tranh nếu như chỉ có một vài bộ phận nổi dậy vì vậy điều quan trọng là sự tham gia của toàn quốc với sự lãnh đạo duy nhất của một nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hay cuộc khởi nghĩa Lí Bí sử dụng nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc được nhiều sách sử viết lại ví như Đại Việt sử kí toàn thư, sách Việt sử thông giám cương mục. Khi nói đến nghệ thuật tổ chức và thực hành khởi nghĩa toàn dân ta phải nói tới hai yếu tố gắn liền với nó là lực lượng, địa bàn khởi nghĩa và phương thức khởi nghĩa. Năm 40 khi khời nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra từ những mâu thuẫn về xã hội. Nhiều tầng lớp nhân dân ta bị áp bức bóc lột nặng nề vì vậy cuộc khởi nghĩa nổ ra được sự hưởng ứng của đông đảo người dân cả nước. Những điều này được thể hiện trong nhiều cuốn sách sử như Đại Việt sử ký toàn thư, sách Việt sử thông giám cương mục. Hai Bà Trưng là những người con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh. Vì vậy, khi cuộc khởi nghĩa nổ ra vùng đất Mê Linh được chọn là nơi bắt đầu cuộc khởi nghĩa rồi lan toả ra khắp các nơi xung quanh như quân Giao Chỉ, Cửu Chân, xuống phía nam, phía bắc. Toàn dân hưởng ứng cùng nhau lật đổ ách đô hộ của thế lực phong kiến nhà Hán. Về phương thức khởi nghĩa, Hai Bà Trưng đã tiến hành kết hợp với các thủ lĩnh địa phương khác để cùng nổi dậy. Khi đó nhân dân cả nước được thời đều nhất loạt ủng hộ cùng các thủ lĩnh tham giá kháng chiến. Nhưng việc đồng loạt người dân cả nước đứng lên đấu tranh không phải là một việc phát triển ngẫu nhiên tự phát mà phản ánh phương thức khởi nghĩa của ông cha ta thời đó. Năm 542 khởi nghĩa Lí Bí đánh đuổi quân Lương nổ ra. Lí Bí là một hào trưởng một thời làm giám châu tại Đức Châu sau vì căm ghét chính quyền đô hộ nên bỏ về quê tham gia lãnh đạo khởi nghĩa cứu nước. Lực lương tham gia khác là các đại biểu yêu nước, sĩ phu cấp thấp và các thủ lĩnh địa phương khác. Chính bằng sự nổi dậy của hầu hết người dân cả nước làm nhanh chóng quét sạch bọn quan lại đô hộ nhà Lương và đánh bại quân phản công ngay sau đó. Về phương thức khởi nghĩa Lí Bí đã liên kết với các thủ lĩnh, hào kiệt ở nhiều châu và thông qua các hào trưởng ở địa phương tổ chức dân chúng sẵn sàng nổi dậy phối hợp. Đây cũng là một trong những cuộc chiến tiêu biểu sử dụng thành công phương thức đánh giặc dùng sức mạnh toàn dân đánh giặc nhằm đánh đuổi quân giặc và giành lại quyền tự chủ cho đất nước và nhân dân. Vậy khi các cuộc chiến tranh toàn dân nổ ra, hoàn cảnh trong thời kì này vẫn luôn là một nước nhỏ đấu với một nước lớn. Khi đó giải pháp duy nhất để chúng ta có lại được tự do cho mình là cùng nhau cung sức đồng lòng đánh đuổi quân giặc khỏi bờ cõi của đất nước. Mỗi cuộc khởi nghĩa được bắt đầu trong những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng các trận chiến đều có điểm chung là có lực lượng nghĩa quân nòng cốt ở đất căn cứ ban đầu và lực lượng nhân dân địa phương trong cả nước cùng nổi dậy hưởng ứng giành lại quyền tự chủ trên đất nước mình. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta đã để lại. Khi đất nước bị xâm lược, chiến tranh nổ ra thì toàn dân đoàn kết đồng lòng chống giặc. Từ các thủ lĩnh đến toàn bộ người dân cả nước chung sức đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi nước Việt, giành được chiến thắng vang dội. Mỗi người trong đât nước được coi như một chiến binh, một người lính có nhiệm vụ giữ vững quê hương bảo vệ xã tắc. Mỗi người giữ vai trò, trọng trách riêng của mình đối với việc giữ vững hòa bình đất nước. Mỗi địa phương là một pháo đài nhỏ trong một chiến trường lớn đánh đuổi giặc theo mưu trí của người lãnh đạo pháo đài ấy nhằm giành thế chủ động và làm yếu thế giặc trong cuộc chiến. Nghệ thuật quân sự Việt Nam là một trong những yếu tố góp phần vào việc giành được thắng lợi trong chiều trận chiến đấu giành lại độc lập giữa ta và quân giặc ngoại xâm. Nó phát triển không ngững trong từng giai đoạn của lịch sử thông qua các tư tưởng, kế sách đánh giặc, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật toàn quốc đánh giặc. Đây là một điểm đáng tự hào của ông cha ta. Từ đó cần tiếp thu và không ngững phát triển những nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta vào những cuộc chiến sau này khi chiến tranh nổ ra trên lãnh thổ nước ta.
Trả lời
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước lịch sử Việt Nam có bề dày rất lớn đối với lịch sử quân sự. Việt Nam có vị trí thuận lợi và quan trọng về chính trị, quân sự, văn hóa và kinh tế hơn nữa nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng vì vậy bọn xâm lược luôn lăm le xâm lược nước ta. Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của nước ta, có lãnh thổ khá rộng và vị trí địa lí quan trọng, bao gồm vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay. Vào nửa sau thế kỷ thứ III trước công nguyên, nhân sự suy yếu của triều đại Hùng Vương cuối cùng, Thục Phán đã thành lập nước Âu Lạc, dời đô từ Lâm Thao về Cổ Loa (Hà Nội). Nhà nước Âu Lạc có vị trí địa lý thuận lợi, từ khi mới bắt đầu dựng nước nước ta bị các thế lực bên ngoài nhòm ngó đặc biệt là phía Bắc trực tiếp đe doạ vận mệnh đất nước. Các cuộc chiến xâm lược đã xảy ra liên miên đòi hỏi ông cha ta phải chống trả bọn xâm lược để bảo vệ độc lập đất nước. Người Việt muốn tồn tại chỉ có thể đứng lên đoàn kết đánh đuổi bọn giặc xâm lược ra khỏi đất nước. Hoạt động quân sự trở thành yếu tố quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lịch sử quân sự Việt Nam từ thế kỷ III Tr.CN đến đầu thế kỷ X trải qua nhiều thời kỳ lịch sử với các giai đoạn phát triển hào hùng và biết bao sự kiện quân sự phong phú, đa dạng. Đầu tiên phải kể đến đó là thời kỳ đầu giữ nước, thời Hùng Vương - An Dương Vương, mở đầu bằng những hoạt động quân sự thời Hùng Vương. Cuộc kháng chiến đầu tiên mà sử sách ghi lại là cuộc kháng chiến chống quân Tần từ năm 214 đến năm 208 TCN. Sau đó là cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Triệu Đà từ năm 184 đến 179 TCN nhưng thất bại nước ta bắt đầu rơi vào thời kỳ Bắc thuộc. Trong hơn một nghìn năm nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Trong thời gian này nhân dân Việt đã biết cùng nhau nêu cao tinh thần đoàn kết, bất khuất, kiên cường đấu tranh để giành lại độc lập dân tộc. Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng vào mùa xuân năm 40 đã giành được độc lập, giữ vững trong ba năm chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần một. Năm 542, dưới sự lãnh đạo của Lí Bí, nhân dân bốn phương vùng lên lật đổ chính quyền của nhà Lương. Đầu năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế (Lí Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần hai. Cùng với đó là rất nhiều cuộc chiến tranh giành lại độc lập dân tộc khác đến khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905. Lịch sử đã liên tiếp đặt ra cho dân tộc ta biết bao thử thách khó khăn, gian khổ trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhưng với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường với truyền thống đoàn kết vươn lên trong đấu tranh và xây dựng với tài thao lược kiệt xuất của cha ông, nhân dân ta đã vượt qua tất cả mọi trở ngại, chiến thắng mọi kẻ thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Trong quá trình đó, những trận thắng vang dội trên đã góp phần tạo nên những bước đầu tiên cho sự phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trong đó nghệ thuật quân sự được chia thành nghệ thuật quân sự khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng và nghệ thuật quân sự của chiến tranh giữ nước. Đầu tiên khi nói về nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến tranh du kích tiêu biểu là cuộc chiến tranh chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của An Dương Vương năm 214 đến 208 TCN. Tiếp đó là cuộc chiến tranh chống quân Triệu vào cuối những năm 80 thế kỉ II TCN đến cuộc kháng chiến chống Lương dưới sự lãnh đạo của Lý Bí năm 545 đến 550. Từ những trận thắng ấy ta có thể thấy được nghệ thuật mà ông cha ta đã để lại là tiến hành cuộc chiến theo lối đánh du kích. Vào những năm đầu thập kỉ 2 thế kỉ III trước công nguyên sau khi giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất Trung Hoa nhà Tân thôn tính đến việc mở rộng lãnh thổ xuống phía nam. Nước ta lúc đó rất nhỏ bé so với nhà Tần cả về kinh tế và xã hội. Hơn nữa nước ta vừa mới thành lập binh khí và quân đội không đủ để chống trả lại một đất nước to lớn phía bắc. Vì vậy, nước ta phải tiến hành chiến tranh du kích nhiều năm để chống lại cuộc xâm lược ồ ạt của quân Tần. Đến cuộc chiến thứ hai khi nước ta phải chiến đấu với nhà Lương vào những năm 543 đến 544. Khi đó lực lượng quân đội Vạn Xuân là ta lúc đó mới thành lập quá yếu để đánh lại với quân đội Lương là một đội quân chính quy được trang bị vũ khí đầy đủ. Khi trận chiến xảy ra giữa hai bên Vạn Xuân liên tiếp bị tổn thất nạng nề và phải rút quân đi nhiều nơi. Sau đó nước ta áp dụng lối đánh du kích trong điều kiện lực lượng hai bên quá chênh lệch. Nhưng yếu tố quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến tranh quan trọng nhất vẫn là ý chí chiến đấu quyết thắng kẻ thù mạnh một cách quyết liệt. Lạc Việt và Âu Việt có nền văn hóa bản địa lâu đời ở ven sông Hồng. Là những người dân bản địa ngay từ khi dựng nước người dân đã có một ý thức tự chủ, tự cường mạnh mẽ, ý chí chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ. Chính vì vậy ông cha ta đã đứng lên áp dụng lối đánh du kích lâu dài với quân Tần. Sau rất nhiều cuộc chiến chống lại quân xâm lược phía Bắc để giữ lấy nền độc lập của đất nước ý chí quyết tâm đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi càng được tôi luyện hơn nữa. Để duy trì được cuộc chiến tranh du kích lâu dài với sự chênh lệch về lực lượng quá lớn đòi hỏi ông cha ta không chỉ có ý chí quyết tâm cao mà còn có nghệ thuật đánh giặc giỏi. Nhiều cuốn sử sách mà Trung Quốc là nước ta ghi lại được những cuộc chiến tranh du kích của ta thời đó. Sử ký Tư Mã Thiên, sách Đại Việt sử ký toàn. Khi áp dụng lối đấu tranh du kích không thể không nói đến lực lượng địa bàn tác chiến, căn cứ địa và Phương thức tác chiến. Đầu tiên là về lực lượng và địa bàn tác chiến. Năm 218 TCN quân Tần đánh xuống miền Châu Giang trong đó có Âu Lạc. Lực lương hai bên chênh lệch lớn vì vậy Thục Phán tiến hành áp dụng lối chiến du kích với sự tham gia của cả nước. Một số người trực tiếp cầm vũ khí đứng lên chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm một số khác chốn vào rừng khiến quân giặc không thể cướp được sức người để phục vụ chiến tranh cho chúng. Với cơ cấu tổ chức dân binh và tinh thần đoàn kết toàn dân đánh giặc những người trai tráng đứng lên đánh đuổi quân giặc. Thực hiện chính sách vườn không nhà trống những nơi quân địch đến không có người, không có của cải gây ra nhiều khó khăn cho chúng. Lợi dụng địa hình hiểm trở để làm trận địa tiêu diệt lực lượng địch và bảo vệ quân dân Việt khỏi quân xâm lược lớn mạnh. So với cuộc chiến chống quân Tần, cuộc chiến chống quân Lương có nhiều bước phát triển hơn. Ban đầu các trận đánh lớn diễn ra và thất bại về sau chuyển sang lối đánh du kích tại vùng đầm lầy rộng lớn ở tả ngạn hạ lưu sống Hồng. Thứ hai về căn cứ địa, Các khu căn cứ lớn nhỏ được xây dựng nhiều ở những nơi hiểm trở để làm nơi cư trú cho các đội nghĩa quân. Để duy trì, nghĩa quân không ngừng phát triển lực lượng bằng cách kết hợp với người dân quanh vùng vừa tác chiến vừa trồng trọt chăn nuôi để tự cấp lương thực cho mình. Địa hình hiểm trở ở các vùng rừng núi, đồng bằng ven sông là những yếu tố thuận lợi góp phần làm nên chiến thắng ngoài ra còn có các yếu tố khác như đất đai, dân cư,…Cuối cùng về phương thức tác chiến. Khi đã xây dựng được lực lương tác chiến đông đảo, căn cứ địa vững chắc quân ta bắt đầu tiến hành các phương thức tác chiến khác nhau. Vì lực lương hai bên có sự chênh lệch lớn, ở trận chiến chống Tần quân ta chủ động rút vào rừng sâu và tổ chức các trận tiến công địch ở những nơi chúng tới. Có thể là những trận phục kích tại trại quân địch hay những nơi địch hành quân qua. Ta thường tiến công địch vào ban đêm khi địch bất ngờ và có nhiều sơ hở khó phòng bị. Lâu dần quân địch vào thế bị động, khốn quẫn. Quân ta kết thúc chiến tranh bằng cuộc phản công lớn đánh bại hoàn toàn quân địch. Trong những buổi đầu tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn vì vậy ta không thể áp dụng những trận đánh lớn với địch. Thay vào đó sử dụng cách đánh du kích và tinh thần ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm để giành thắng lợi cho đất nước. Mỗi một trận chiến có những hoàn cảnh khác nhau vì vậy địa bàn tác chiến khác nhau tùy theo tình thế và nhận định của người lãnh đạo sao cho cuộc kháng chiến đạt được thuận lợi. Căn cứ địa là một yếu tố quan trọng để tổ chức các cuộc chiến đấu giúp ta chủ động tiến công địch bằng những cuộc phục kích bất ngờ làm suy yếu thế lực địch. Trong điều kiện chiến tranh của nước ta, các thế lực bên ngoài có một đội quân hùng mạnh vì vậy nước ta phải chống chọi lại với lực lượng quân đội lớn, hùng hậu với số lượng quân trang lớn. Vì phải liên tiếp đối phó với các đội quân lớn đòi hỏi chúng ta phải nghĩ ra biện pháp đánh đuổi giặc một cách thông minh và phù hợp với tình hình lực lượng, quân trang đã có. Nghệ thuật quân sự đánh du kích là nét đặc sắc và tất yếu yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta. Đây là sản phẩm của việc lấy “thế” thắng “lực” biết vận dụng địa thế, mưu trí, thời cơ… để đấu lại với lực lượng quân đội lớn để giành thắng lợi cho đất nước. Bằng cách xác định đúng về sức mạnh của ta và địch để từ đó sử dụng tổng hợp sức mạnh của nhiều yếu tố để chiến thắng thay vì chỉ lấy sức mạnh của quân đội và vũ khí vốn có để tham chiến. Điều này giúp cho nhiều trận chiến đánh đuổi quân giặc xâm lược lớn mạnh của ông cha ta giành thắng lợi. Quân địch từ có lợi thế về lực lượng và chủ động biến thành bị động là yếu thế vì những trận chiến du kích của ta trong thời gian dài là yếu tố giúp ta giành được những trận thắng quyết định trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thứ hai là nghệ thuật tổ chức và thực hành khởi nghĩa toàn dân. Trong thời gian từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X có rất nhiều cuộc chiến áp dụng nghệ thuật khởi nghĩa toàn dân trong đó tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng năm 40 và cuộc khởi nghĩa Lí Bí năm 542. Trong thời kỳ Bắc thuộc những năm thuộc thế kỉ I và thế kỉ II nước ta bị phương Bắc đô hộ với những chính sách khác nhau nhưng ta ngày càng bị bóc lột nặng nề hơn. Trong hoàn cảnh đó nước ta khó có thể đứng lên đấu tranh nếu như chỉ có một vài bộ phận nổi dậy vì vậy điều quan trọng là sự tham gia của toàn quốc với sự lãnh đạo duy nhất của một nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hay cuộc khởi nghĩa Lí Bí sử dụng nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc được nhiều sách sử viết lại ví như Đại Việt sử kí toàn thư, sách Việt sử thông giám cương mục. Khi nói đến nghệ thuật tổ chức và thực hành khởi nghĩa toàn dân ta phải nói tới hai yếu tố gắn liền với nó là lực lượng, địa bàn khởi nghĩa và phương thức khởi nghĩa. Năm 40 khi khời nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra từ những mâu thuẫn về xã hội. Nhiều tầng lớp nhân dân ta bị áp bức bóc lột nặng nề vì vậy cuộc khởi nghĩa nổ ra được sự hưởng ứng của đông đảo người dân cả nước. Những điều này được thể hiện trong nhiều cuốn sách sử như Đại Việt sử ký toàn thư, sách Việt sử thông giám cương mục. Hai Bà Trưng là những người con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh. Vì vậy, khi cuộc khởi nghĩa nổ ra vùng đất Mê Linh được chọn là nơi bắt đầu cuộc khởi nghĩa rồi lan toả ra khắp các nơi xung quanh như quân Giao Chỉ, Cửu Chân, xuống phía nam, phía bắc. Toàn dân hưởng ứng cùng nhau lật đổ ách đô hộ của thế lực phong kiến nhà Hán. Về phương thức khởi nghĩa, Hai Bà Trưng đã tiến hành kết hợp với các thủ lĩnh địa phương khác để cùng nổi dậy. Khi đó nhân dân cả nước được thời đều nhất loạt ủng hộ cùng các thủ lĩnh tham giá kháng chiến. Nhưng việc đồng loạt người dân cả nước đứng lên đấu tranh không phải là một việc phát triển ngẫu nhiên tự phát mà phản ánh phương thức khởi nghĩa của ông cha ta thời đó. Năm 542 khởi nghĩa Lí Bí đánh đuổi quân Lương nổ ra. Lí Bí là một hào trưởng một thời làm giám châu tại Đức Châu sau vì căm ghét chính quyền đô hộ nên bỏ về quê tham gia lãnh đạo khởi nghĩa cứu nước. Lực lương tham gia khác là các đại biểu yêu nước, sĩ phu cấp thấp và các thủ lĩnh địa phương khác. Chính bằng sự nổi dậy của hầu hết người dân cả nước làm nhanh chóng quét sạch bọn quan lại đô hộ nhà Lương và đánh bại quân phản công ngay sau đó. Về phương thức khởi nghĩa Lí Bí đã liên kết với các thủ lĩnh, hào kiệt ở nhiều châu và thông qua các hào trưởng ở địa phương tổ chức dân chúng sẵn sàng nổi dậy phối hợp. Đây cũng là một trong những cuộc chiến tiêu biểu sử dụng thành công phương thức đánh giặc dùng sức mạnh toàn dân đánh giặc nhằm đánh đuổi quân giặc và giành lại quyền tự chủ cho đất nước và nhân dân. Vậy khi các cuộc chiến tranh toàn dân nổ ra, hoàn cảnh trong thời kì này vẫn luôn là một nước nhỏ đấu với một nước lớn. Khi đó giải pháp duy nhất để chúng ta có lại được tự do cho mình là cùng nhau cung sức đồng lòng đánh đuổi quân giặc khỏi bờ cõi của đất nước. Mỗi cuộc khởi nghĩa được bắt đầu trong những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng các trận chiến đều có điểm chung là có lực lượng nghĩa quân nòng cốt ở đất căn cứ ban đầu và lực lượng nhân dân địa phương trong cả nước cùng nổi dậy hưởng ứng giành lại quyền tự chủ trên đất nước mình. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta đã để lại. Khi đất nước bị xâm lược, chiến tranh nổ ra thì toàn dân đoàn kết đồng lòng chống giặc. Từ các thủ lĩnh đến toàn bộ người dân cả nước chung sức đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi nước Việt, giành được chiến thắng vang dội. Mỗi người trong đât nước được coi như một chiến binh, một người lính có nhiệm vụ giữ vững quê hương bảo vệ xã tắc. Mỗi người giữ vai trò, trọng trách riêng của mình đối với việc giữ vững hòa bình đất nước. Mỗi địa phương là một pháo đài nhỏ trong một chiến trường lớn đánh đuổi giặc theo mưu trí của người lãnh đạo pháo đài ấy nhằm giành thế chủ động và làm yếu thế giặc trong cuộc chiến. Nghệ thuật quân sự Việt Nam là một trong những yếu tố góp phần vào việc giành được thắng lợi trong chiều trận chiến đấu giành lại độc lập giữa ta và quân giặc ngoại xâm. Nó phát triển không ngững trong từng giai đoạn của lịch sử thông qua các tư tưởng, kế sách đánh giặc, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật toàn quốc đánh giặc. Đây là một điểm đáng tự hào của ông cha ta. Từ đó cần tiếp thu và không ngững phát triển những nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta vào những cuộc chiến sau này khi chiến tranh nổ ra trên lãnh thổ nước ta.