Nghe Ted talks có giúp cải thiện khả năng học tiếng Anh hay không (cụ thể là để thi Ielts)?
Mình thấy mọi người hay nghe podcast và Ted talks để tăng vốn từ vựng và luyện kỹ năng nghe hiểu. Nhưng thực sự mấy chủ để Ted talks hơi khô khan đối với mình, một bài phát biểu cũng khá dài nữa. Dù biết là xem như này có khả năng học được khá nhiều từ vựng và cách diễn đạt nhưng mình bắt đầu cảm thấy chán.
ngoại ngữ
,giáo dục
Chào bạn.
Đối với việc học ngôn ngữ thực tế có rất nhiều cách để cải thiện kĩ năng nghe hiểu và vốn từ vựng của mình. Lý do vì sao mọi người thường nghe Ted talks vì nó tiệm cận với một vài tiêu chí trong cách sử dụng tiếng Anh ở IELTS, đấy là: (1) Tính súc tích, (2) Tính logic, (3) Sự chích xác và khéo léo (trong cách diễn đạt).
Bản thân một bài TED talks luôn bị giới hạn thời gian, nên các speakers phải thiết kế bài nói sao cho vẫn có thể hoàn thiện, logic, và dễ hiểu về mặt thông điệp. Các tài liệu trong IELTS cũng thế, thường chỉ tập trung vào một nội dung cụ thể và những đối thoại, luận điểm xoay quanh nó.
Tuy nhiên, như bạn đã nhìn thấy, TED talks cũng như những nguồn tài nguyên khác cần được cân nhắc sử dụng và thực hành tùy vào từng cá nhân và trình độ khác nhau, cùng với những chiến lược khác nhau. Ví dụ: Với một bạn có trình độ tiếng Anh còn thấp, việc đâm đầu vào các phương pháp dành cho học sinh ở trình độ trung cấp - intermediate, và nâng cao - advanced chỉ khiến các bạn trở nên bị bội thực thông tin và ức chế bởi sự nhàm chán và khó khăn của nó.
Bạn có thể luyện nghe TED talks (nếu bạn muốn) song song với những nguồn tài nguyên khác thú vị hơn đối với bạn, ví dụ: Vlog tiếng Anh, các bài chia sẻ cùng mối quan tâm, v.v. Bạn nên hiểu rằng IELTS bản thân nó cũng chỉ đại diện cho một phong cách ngôn ngữ đặc thù, chứ không đại diện cho toàn bộ hình thái và sắc thái của tiếng Anh. Thậm chí, ngôn ngữ học thuật thuần túy cũng rất khác biệt so với cách hành văn ở trong IELTS (chưa kể đến ngôn ngữ văn chương).
Đối với kĩ năng nghe, không chỉ có mỗi từ vựng và ngữ pháp đóng vai trò trong đó, mà còn cả "khả năng nhân biết âm thanh" (Sound identification). Bạn có lẽ từng có trải nghiệm khi nghe thì chẳng ra được gì, nhưng khi đọc lời thoại thì để ý từ vựng và ngữ pháp không quá khó như mình nghĩ. Đấy là bởi vì não bộ của bạn đang "lọc"(Filter) những âm thanh không quen thuộc. Hiện tượng này gọi là "bộ lọc âm thanh" (Sound filter). Suốt quá trình phát triển của não bộ từ lúc bé, nó sẽ loại bỏ khả năng nhận biết những âm thanh không đóng vai trò trong sự sinh tồn và lớn lên của một cá nhân. Chỉ có những âm thanh đóng vai trò trong cuộc sống của bạn (như các âm tiết trong tiếng Việt) mới được giữ lại và củng cố. Điều này lý giải cho việc đối với một ngôn ngữ tồn tại rất nhiều âm tiết không có trong tiếng Việt như tiếng Anh thường bị "ngó lơ" bởi não bộ của bạn.
Thế nên, một trong những cách để hình thành và củng cố khả năng nhận biết âm thanh của tiếng Anh là bạn cần biến tiếng Anh thành một phần của đời sống của mình. Điều này có thể thực hiện thông qua việc lắng nghe tiếng Anh hằng ngày (dù bạn không nắm bắt 100% thông điệp được truyền tải).
Ông Rùa
Chào bạn.
Đối với việc học ngôn ngữ thực tế có rất nhiều cách để cải thiện kĩ năng nghe hiểu và vốn từ vựng của mình. Lý do vì sao mọi người thường nghe Ted talks vì nó tiệm cận với một vài tiêu chí trong cách sử dụng tiếng Anh ở IELTS, đấy là: (1) Tính súc tích, (2) Tính logic, (3) Sự chích xác và khéo léo (trong cách diễn đạt).
Bản thân một bài TED talks luôn bị giới hạn thời gian, nên các speakers phải thiết kế bài nói sao cho vẫn có thể hoàn thiện, logic, và dễ hiểu về mặt thông điệp. Các tài liệu trong IELTS cũng thế, thường chỉ tập trung vào một nội dung cụ thể và những đối thoại, luận điểm xoay quanh nó.
Tuy nhiên, như bạn đã nhìn thấy, TED talks cũng như những nguồn tài nguyên khác cần được cân nhắc sử dụng và thực hành tùy vào từng cá nhân và trình độ khác nhau, cùng với những chiến lược khác nhau. Ví dụ: Với một bạn có trình độ tiếng Anh còn thấp, việc đâm đầu vào các phương pháp dành cho học sinh ở trình độ trung cấp - intermediate, và nâng cao - advanced chỉ khiến các bạn trở nên bị bội thực thông tin và ức chế bởi sự nhàm chán và khó khăn của nó.
Bạn có thể luyện nghe TED talks (nếu bạn muốn) song song với những nguồn tài nguyên khác thú vị hơn đối với bạn, ví dụ: Vlog tiếng Anh, các bài chia sẻ cùng mối quan tâm, v.v. Bạn nên hiểu rằng IELTS bản thân nó cũng chỉ đại diện cho một phong cách ngôn ngữ đặc thù, chứ không đại diện cho toàn bộ hình thái và sắc thái của tiếng Anh. Thậm chí, ngôn ngữ học thuật thuần túy cũng rất khác biệt so với cách hành văn ở trong IELTS (chưa kể đến ngôn ngữ văn chương).
Đối với kĩ năng nghe, không chỉ có mỗi từ vựng và ngữ pháp đóng vai trò trong đó, mà còn cả "khả năng nhân biết âm thanh" (Sound identification). Bạn có lẽ từng có trải nghiệm khi nghe thì chẳng ra được gì, nhưng khi đọc lời thoại thì để ý từ vựng và ngữ pháp không quá khó như mình nghĩ. Đấy là bởi vì não bộ của bạn đang "lọc"(Filter) những âm thanh không quen thuộc. Hiện tượng này gọi là "bộ lọc âm thanh" (Sound filter). Suốt quá trình phát triển của não bộ từ lúc bé, nó sẽ loại bỏ khả năng nhận biết những âm thanh không đóng vai trò trong sự sinh tồn và lớn lên của một cá nhân. Chỉ có những âm thanh đóng vai trò trong cuộc sống của bạn (như các âm tiết trong tiếng Việt) mới được giữ lại và củng cố. Điều này lý giải cho việc đối với một ngôn ngữ tồn tại rất nhiều âm tiết không có trong tiếng Việt như tiếng Anh thường bị "ngó lơ" bởi não bộ của bạn.
Thế nên, một trong những cách để hình thành và củng cố khả năng nhận biết âm thanh của tiếng Anh là bạn cần biến tiếng Anh thành một phần của đời sống của mình. Điều này có thể thực hiện thông qua việc lắng nghe tiếng Anh hằng ngày (dù bạn không nắm bắt 100% thông điệp được truyền tải).
Ngân Nguyễn
Không phải Ted talk nào cũng nhàm chán đâu bạn, có video này mình thấy rất thú vị bạn có thể xem thử:
Hoặc nếu ted talk quá dài và khó tập trung với bạn thì bạn có thể chuyển sang xem phim. Mình mua netflix và xem trên chrome thì mình cài thêm cái extension "Language Learning with netflix" thì khi xem sẽ có cả sub Việt và Eng, khi bạn di chuột vào 1 từ thì nó sẽ pause video và hiện nghĩa ngay bên trên cho bạn. Nói chung là nó rất hữu ích bạn có thể tham khảo để khiến việc học ngoại ngữ thú vị hơn
Người ẩn danh