Nghề phục chế sách cũ, đóng gáy sách
ông Võ Văn Rạng (60 tuổi) ĐÃ CÓ HƠN 40 NĂM LÀM NGHỀ PHỤ CHẾ SÁCH. Tiệm đóng sách của ông nằm cuối con hẻm 152, đường Lý Chính Thắng, quận 3, TPHCM. Nhiều người còn gọi người đàn ông này là "Bác sĩ sách".
Trước đó, người Hoa ở Việt Nam đã đóng sách bằng cách khâu chỉ thật chặt bên ngoài. Cách đóng này tuy bền nhưng khó thao tác mở sách vì gáy sách cứng,trong khi người Pháp đóng tinh xảo và tiện lợi hơn hẳn. Dù có thời cực thịnh, trình độ đóng sách của người Sài Gòn khi đó vẫn không thể so sánh với người phương Tây.
Từ thế kỷ XIX, người Sài Gòn đã biết đóng bìa sách bằng da, gỗ, gấm hay giả da simili. "Hầu như các quyển sách trước khi lên kệ đều phải qua tay của thợ đóng sách", nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển từng nói trong tác phẩm "Cuốn sách và tôi".
Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển tại Sài Gòn, nghề đóng sách đã trải qua nhiều thăng trầm, lúc hưng, lúc thịnh. Những người như bà Hai Công Lý, ông Văn Thơ, ông Paul Châu đã kinh qua thời kỳ vàng son những năm 1950 - 1960, khi thú chơi sách của dân Sài Thành còn phổ biến. Sau này, khi người Mỹ sang Việt Nam, nghề đóng sách có dấu hiệu đi xuống, vì người Mỹ không chuộng lối đóng sách của Pháp.
Họ cần đóng nhanh với số lượng lớn theo kiểu công nghiệp thị trường. Đến thời bao cấp, kinh tế khó khăn, dân Sài Gòn một lần nữa đành xếp lại một thú chơi phong lưu. Những người thợ đóng sách chuyển sang làm cho nhà nước hoặc các xí nghiệp in ấn. Vào những năm 1990, nghề đóng sách hưng thịnh trở lại. Nhiều người đổ xô đi sưu tầm sách xưa và có nhu cầu đóng sách giống như kiểu đóng của người Pháp thời trước.
Người đóng sách lâu đời nhất phải kể đến là ông Nguyễn Văn Châu (Paul Châu) và nhà sách cùng tên tại đường Cô Giang trước năm 1945 từng phục vụ cho rất nhiều người có tiền. Những năm đó, người dân Sài Gòn đã quen với những cuốn sách được đóng gáy bằng da cừu hoặc vải gấm do người Pháp mang sang Việt Nam.
Đến năm 1954, ông Châu vì một số lý do đã về sống tại Hóc Môn, người em họ là Trần Thị Hai tiếp tục nối nghề đóng sách. Vợ chồng bà Hai cùng nhiều người bạn đã nhận gia công cho nhà sách Khai Trí. Thời bấy giờ, những ai là dân chơi sách chính hiệu đều biết đến bà như một người thợ kỹ tính và nghiêm túc. Bởi vậy, bà còn có tên là bà Hai Công Lý. "Bà Hai Công Lý kỹ tính, cẩn thận lắm. Chỉ cần nhìn sơ là bà biết sách có bị sắp sai số thứ tự trang hay không", ông Rạng nhớ lại.
Sau này, con trai bà là Lê Hoàng Vân cũng nối nghiệp mẹ. Ông Võ Văn Rạng chính là bạn học của ông Vân. Vài năm trở lại đây, ông Vân không làm nghề đóng sách nữa, chỉ có ông Rạng vẫn theo đuổi công việc từ năm 1978 đến nay.
nghệ thuật
,thấu ngành hiểu nghề
,sách
"Ôi lại sách!..." Cảm ơn bạn về bài viết này nhé. :)
noname
"Ôi lại sách!..." Cảm ơn bạn về bài viết này nhé. :)
Nguyenphuhoang Nam
Cảm ơn bạn đã sưu tầm những thông tin rất hay về sách để chia sẻ đến mọi người :)