Nghề nặn tò he của người Việt có nguồn gốc ở tỉnh thành nào?

  1. Văn hóa

Hôm trước xem clip Trungthu của Kênh Hà Nội Phố mới thấy có nói về nghề nặn tò he. Hồi đầu mình tưởng là của Trung Quốc sang nhưng không phải đâu nhé. Tò He của Việt Nam và Trung Quốc vẫn có những điểm khác biệt. Có ai biết tò he Việt có nguồn gốc từ tỉnh thành nào và có những điểm gì khác biệt không?

Từ khóa: 

nặn tò he

,

nghề truyền thống

,

tinh hoa việt nam

,

văn hóa

Từ nghề nặn chim cò… Làng Xuân La thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Xuân La có nhiều nghề, nhưng có một nghề có từ lâu đời khá độc đáo và cho đến nay vẫn là một nghề độc nhất vô nhị trên đất nước ta, đó là nghề nặn chim cò (ngày nay gọi là nghề nặn tò he).

Có mấy giả thuyết về nguồn gốc cái tên tò he ở Xuân La. Xin nêu một giả thuyết thông dụng nhất:

Có một số cụ cao niên ở Xuân La cho rằng: Có lẽ do phát âm chệch đi mà ra hai tiếng tò he chăng? Cụ lý giải rằng: Trong nghề nặn đồ chơi chim cò, dần dần người ta sáng tạo nặn ra nhiều thứ phong phú hơn, miễn là những thứ đó có trong cuộc sống, nặn ra được trẻ con yêu thích. Trong số lượng các vật nặn ra làm đồ chơi, người ta nặn ra cả cái kèn. Cái kèn có gắn một miếng lá vào miệng, làm dăm kèn, khi thổi, kèn phát ra âm thanh: Tò te!… Tò te!…Thế rồi lúc hò reo, hò hét, đám trẻ không có kèn thì hét tò te! tò te bằng miệng… Tiếng tò te hai phụ âm “t” liền nhau phát ra nó nằng nặng, nó không nhanh được. Bọn trẻ thi nhau hét theo tiếng tò te… cho nhanh, nó biến âm thành tò he!… tò he!… Phải chăng tò he biến âm từ tò te mà ra?
Nhưng từ “tò he” ra đời từ bao giờ, vào thời điểm nào, người ta cũng không xác định được rõ ràng. Ngay ở Xuân La, nơi mà người Xuân La sáng tạo ra nghề nặn chim cò, để rồi thiên hạ gọi là tò he, cũng không biết được cái tên đó ra đời từ bao giờ nữa. Nhưng từ khi cái tên tò he ra đời, gọi nghề nặn chim cò là nặn tò he, người Xuân La cũng không phản đối. Và từ “tò he”, nghề nặn mang cái tên nặn tò he rồi cũng quen tai, quen miệng, thành phổ biến, thành thịnh hành, có phần làm lu mờ cái tên nặn chim cò đi, người Xuân La cũng phải chấp nhận.

Theo: nguoihanoi.com.vn

Trả lời

Từ nghề nặn chim cò… Làng Xuân La thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Xuân La có nhiều nghề, nhưng có một nghề có từ lâu đời khá độc đáo và cho đến nay vẫn là một nghề độc nhất vô nhị trên đất nước ta, đó là nghề nặn chim cò (ngày nay gọi là nghề nặn tò he).

Có mấy giả thuyết về nguồn gốc cái tên tò he ở Xuân La. Xin nêu một giả thuyết thông dụng nhất:

Có một số cụ cao niên ở Xuân La cho rằng: Có lẽ do phát âm chệch đi mà ra hai tiếng tò he chăng? Cụ lý giải rằng: Trong nghề nặn đồ chơi chim cò, dần dần người ta sáng tạo nặn ra nhiều thứ phong phú hơn, miễn là những thứ đó có trong cuộc sống, nặn ra được trẻ con yêu thích. Trong số lượng các vật nặn ra làm đồ chơi, người ta nặn ra cả cái kèn. Cái kèn có gắn một miếng lá vào miệng, làm dăm kèn, khi thổi, kèn phát ra âm thanh: Tò te!… Tò te!…Thế rồi lúc hò reo, hò hét, đám trẻ không có kèn thì hét tò te! tò te bằng miệng… Tiếng tò te hai phụ âm “t” liền nhau phát ra nó nằng nặng, nó không nhanh được. Bọn trẻ thi nhau hét theo tiếng tò te… cho nhanh, nó biến âm thành tò he!… tò he!… Phải chăng tò he biến âm từ tò te mà ra?
Nhưng từ “tò he” ra đời từ bao giờ, vào thời điểm nào, người ta cũng không xác định được rõ ràng. Ngay ở Xuân La, nơi mà người Xuân La sáng tạo ra nghề nặn chim cò, để rồi thiên hạ gọi là tò he, cũng không biết được cái tên đó ra đời từ bao giờ nữa. Nhưng từ khi cái tên tò he ra đời, gọi nghề nặn chim cò là nặn tò he, người Xuân La cũng không phản đối. Và từ “tò he”, nghề nặn mang cái tên nặn tò he rồi cũng quen tai, quen miệng, thành phổ biến, thành thịnh hành, có phần làm lu mờ cái tên nặn chim cò đi, người Xuân La cũng phải chấp nhận.

Theo: nguoihanoi.com.vn

Mình nghĩ nó ở đồng bằng Bắc Bộ, vì thấy tò he phổ biến nhất ở ngoài Bắc. Mình tìm hiểu thì thấy nói nghề này có được khoảng 300 năm, nhưng chính xác xuất phát từ tỉnh thành nào thì ko có tài liệu nào ghi rõ. Chỉ biết làng nghề nổi tiếng nhất là làng nghề Xuân La , Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay là Hà Nội


Hóng nào, mình cũng rất quan tâm câu hỏi này. Đã bấm nút theo dõi.