Nghề Lặn Biển, nghề lặn thau

  1. Nông nghiệp

  2. Thấu Ngành Hiểu Nghề

https://cdn.noron.vn/2021/08/23/anh-to-fdf4-1629718563.jpg

các “vạn lặn” (thợ lặn) luôn sẵn sàng làm việc khi có yêu cầu. Với bộ đồ người nhái, chiếc kính lặn, bộ ống dẫn hơi để thở, dài khoảng 200 m, kèm theo khoảng chục ký chì, họ lặn xuống biển và dùng súng bắn cá, hay dùng tay để mò lấy sò, ốc biển...

nghề lặn biển khai thác hải sản thuộc danh mục những nghề bị cấm tại Quảng Ninh. Việc lặn để thu hoạch hải sản nuôi trồng thì được phép, tuy hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo trung tá Vũ Trọng Quỳnh, Hải đội trưởng Hải đội 2, Bộ đội biên phòng Quảng Ninh, chỉ từ tháng 9.2017 đến nay, đơn vị này đã thu giữ gần 1.000 m ống dẫn khí, hơn 20 bộ đồ lặn, xử phạt hành chính 150 triệu đồng đối với những người đánh bắt hải sản tự nhiên bằng phương pháp lặn biển.

Tiền kiếm được nhiều từ nghề lặn hải sâm, san hô, hải sản quý hiếm khiến ngư dân trầm mình dưới đáy đại dương. Tai nạn, hiểm họa ập cũng từ đây. Mất mạng, thương tật, di chứng cùng nỗi đau thương chất chồng lên vai của đàn ông, đàn bà xứ biển.

“Chỉ cần bộ đồ lặn giữ nhiệt, kính lặn. Bình nén khí nối với ống thở trên ghe, mình ngậm ống thở nhảy xuống biển lặn sâu. Khi quấn dây hoặc tắc đường ống thở thì coi như mạng mình cũng đi luôn.

https://cdn.noron.vn/2021/08/23/anh-nho-71fd-1629718626.jpg

Khi được hỏi, đối với nghề lặn biển yếu tố nào là quan trọng nhất, tất cả các thợ lặn đều chỉ chiếc máy nén khí cung cấp ô xy và sợi ống thở dài hàng trăm mét đang xếp gọn gàng trên sàn thuyền. Trao đổi với chúng tôi, thợ lặn Lê Văn Tuấn cho biết, gọi là lặn hơi nhưng các thợ lặn chỉ ngậm một ống thở có chiều dài hàng trăm mét được nối với máy nén khí ở trên thuyền. Do vậy, thuyền làm nghề lặn biển luôn có một người túc trực trên thuyền để đảm bảo máy nổ nối với máy nén khí luôn hoạt động ổn định liên tục. Đối với ống thở, do mỗi ống thường dài từ 200 - 300 m tùy thuộc vào khu vực, độ sâu mực nước nên phải luôn kiểm tra không để ống bị gấp khúc, bị mọt, xì hơi; khi các thợ lặn đang ở dưới đáy biển, người trên thuyền phải luôn quan sát để cảnh báo các tàu thuyền đánh cá của ngư dân khi di chuyển ngang qua khu vực lặn vì chỉ cần ống thở bị quấn vào chân vịt thuyền đánh cá hay thậm chí bị chân vịt cắt đứt thì lập tức tính mạng của thợ lặn dưới đáy biển sẽ bị đe dọa. Ngoài ra, nguy hiểm còn đến từ các dòng chảy ngầm dưới nước, rắn biển, các loại cá dữ…

“Mỗi thợ lặn chỉ kết nối với người trên thuyền bằng ống thở. Khi cần trở lại thuyền hoặc cần chuyển hải sản đánh bắt được lên thuyền chỉ cần giật ống thở theo ám hiệu đã quy định trước, người trên thuyền sẽ kéo lên. Khi gặp sự cố như tắt máy, đứt, gập ống thở hay ống thở bị cuốn theo thuyền đánh cá cần kịp thời bung đai chì nổi lên mặt nước. Độ an toàn tính bằng giây, nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến tính mạng ngay lập tức. Ngoài ra, trong lúc lặn nếu thấy biển động bất thường hoặc cơ thể mệt mỏi thì nên dừng lại và nhanh chóng vào bờ”

Lý do nghề lặn vốn nguy hiểm mà cánh thợ lặn vẫn liều mình đối mặt với sinh tử là vì trung bình mỗi một đêm đi biển, một thợ lặn có thể kiếm được từ 1,5-2 triệu đồng/người. Nếu may mắn bắn được nhiều cá có giá trị, mỗi thợ lặn được chia từ 5-7 triệu đồng. Theo đó, thợ lặn thuê cho chủ tàu sẽ được hưởng 35-40% số tiền bán hải sản sau một chuyến lặn. Người trên thuyền đảm nhận các công việc như nấu ăn, điều chỉnh ống hơi, máy bơm hơi, kéo hải sản lên bờ sẽ được hưởng 10%. Số lợi nhuận còn lại thuộc về chủ tàu.

Phương tiện hỗ trợ đắc lực việc đánh bắt là súng điện, súng bắn hóa chất và chất hóa học cực độc như cyanua để làm cho hải sản tê liệt. Súng phóng điện có thể phóng xa hơn 7m, bán kính 1-2m. Những luồng xung điện phóng ra chính là nguyên nhân khiến thủy sinh chết hàng loạt. Các thợ “săn” cá chỉ cần thả một lượng nhỏ chất cyanua vào trong nước là “gây mê” nhiều loại hải sản. Những thứ hóa chất này là tác nhân hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái biển.

hiện nay hầu hết các nhóm lặn sò trên biển là theo hình thức ăn chia. Theo đó, những người trực tiếp lặn dưới biển sẽ được 50% thành quả của mình, ngay khi bán tại cảng. Còn lại chủ ghe được 50% còn lại. Tuy nhiên, chủ ghe sẽ phải bỏ chi phí đầu tư mua ghe tàu, tiền xăng dầu duy trì hoạt động cũng như chi phí ăn uống.

Đặc biệt, để ghe hoạt động trên biển và phục vụ khoảng 9-10 thợ lặn thì chủ ghe phải thuê 1 người phụ bếp, 1 lái tàu và 1 phụ các công việc khác để giúp các thợ lặn trên biển. Nhiều khi, để tiết kiệm chi phí thì chủ ghe kiêm nhiệm 1 trong số các công việc kể trên.

Từ khóa: 

nông nghiệp

,

thấu ngành hiểu nghề