Nghề Giáo là một trong những nghề nguy hiểm nhất Việt Nam
Nhắc đến những nghề nguy hiểm, bình thường mình sẽ nghĩ ngay đến các công việc như: công nhân đào mỏ, nhân viên lau kính cho các tòa nhà cao tầng,... Nhưng trong không khí chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, kết hợp với các sự kiện “đình đám”, nồi “lềnh phềnh” trên mạng của giáo dục trong năm nay, thì mình mình nghĩ Nghề Giáo xứng đáng nằm trong danh sách những nghề nguy hiểm nhất Việt Nam trong năm 2018.
Ảnh: Baomoi.com
Vì nghề này phải đối mặt trực tiếp với người lớn, người chưa lớn, và cả những người lớn-xác-nhưng-tư-duy-chưa-phát-triển-tương-xứng. Và cách ứng xử với 2 nhóm người phía sau thì rất phức tạp và đòi hỏi rất nhiều chữ “Nhẫn”.
Từ vụ của Giáo sư Bùi Hiền với công trình nghiên cứu 40 năm về Tiếng Việt nhanh chóng trở thành trò hề trên mạng xã hội từ những người thậm chí còn không phân biệt được như thế nào là “công trình nghiên cứu khoa học” và “thói quen thông thường”. Sự bát nháo và thiếu khả năng tư duy biện luận của cộng đồng mạng khiến vấn đề biến tướng và GS Bùi Hiền nhanh chóng trở thành đối tượng của các cuộc công kích cá nhân - mà cộng đồng mạng quen gọi là “ném đá”.
Việc hạn chế về khả năng tư duy biện luận của não bộ, nhưng lại rất phát triển về tư duy viễn tưởng - “thuyết âm mưu” dẫn đến cuộc công kích một công trình nghiên cứu khoa học công phu khác là Sách giáo khoa công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại.
Cả 2 trường hợp trên, vâng! Một lần nữa, lỗi là thuộc về giáo dục, thuộc về các nhà giáo “vô công rỗi nghề” - theo cách gọi của cộng đồng mạng.
Nhưng phía trên mới chỉ là sự nguy hiểm đến từ những người lớn-xác-nhưng-tư-duy-chưa-phát-triển-tương-xứng. Mình đang muốn nói về vụ nói xấu giáo viên của 8 em học sinh lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Trãi, Thanh Hóa mới cuối tháng 10 gần đây thôi:
Có người xoáy vào việc: Ai bảo giáo viên tự ý đọc tin nhắn của học sinh, đó là vi phạm quyền riêng tư. Ý là, Em sai rồi, cô xin lỗi em đi! Có ý kiến khác thì bảo là: Hãy xác định rõ ranh giới giữa Nói Xấu - Nói Thẳng, giữa Bôi Nhọ - Góp Ý, vì làm gì có tin nhắn của 8 em học sinh đó được đăng trên mặt báo đâu mà xác định. Và ý kiến mình bắt gặp nhiều nhất là: Đình chỉ học chỉ thể hiện sự bất lực của thầy cô, khi đẩy những em học sinh hư vào môi trường dễ hư hơn.
Góc nhìn nào thì cũng có cái lý của nó, vì đơn giản chúng ta không phải người trong cuộc. Điều quan trọng ở đây là: Dù ai sai đi chăng nữa, lỗi chắc chắn thuộc về thầy cô và giáo dục!
Nói về vấn đề này mình có đọc được một bài viết trong chuyên mục Góc Nhìn trên trang VNExpress của một giáo viên, tại bài viết này có mấy đoạn rất đáng suy ngẫm, mình xin được trích vài đoạn ra đây:
“Đồng nghiệp của tôi có nhiều người đã bỏ nghề vì sợ tai bay vạ gió với phụ huynh”
“Một đồng nghiệp là giáo viên chủ nhiệm đã tâm sự rằng, anh ấy chọn cách an toàn đó là không phạt cách bất cứ cách gì, chỉ yêu cầu học sinh viết bảng kiểm điểm mỗi tháng gửi về cho gia đình. Nếu quan tâm thì nói, nhờ thầy cô dạy bảo, nhiều người thậm chí còn không phản hồi, và như vậy học sinh tiếp tục vi phạm và người chịu hậu quả nhiều nhất cũng lại là học sinh”
“Giáo viên chúng tôi, rất hoang mang. Tôi cần một công cụ gì đó mà bản thân tôi cũng chưa biết là cái gì, không ai chỉ cho tôi ranh giới nằm ở chỗ nào”
Ví dụ trên là điển hình để mô tả môi trường giáo dục của Việt Nam mình, một chiếc kiềng 2 chân:
Một chiếc kiềng 2 chân nhưng lại gồng gánh quá nhiều thứ áp lực, học sinh thì gánh một chương trình học “cồng kềnh” trên vai, Giáo viên thì phải đáp ứng tiêu chuẩn kép về năng lực và nhân cách. Cái chân còn thiếu (hoặc yếu nhất) ở đây chính là vai trò của gia đình. Nhiều bố mẹ giữ lối tư duy: “Tôi không dạy được thì mới nhờ thầy!”. Nhưng khi có chuyện thì lại thành: “Tôi mới là bố mẹ, chứ không phải thầy!”
Và cái làm cho nhà giáo trở thành nghề nguy hiểm chính là việc lỗi từ học sinh thì nhanh chóng nhận được sự “bao dung” và phớt lờ của cộng đồng, nhưng lỗi của Giáo viên và Giáo dục thì lại được nhận diện rất nhanh, và “góp ý” cực mạnh (dù đúng hay sai). Duy chỉ lỗi của từ gia đình và tư duy của xã hội thì vẫn đang lặp lại từ thế này sang thế hệ khác, và chẳng ai thèm quan tâm cả.
Góc nhìn cá nhân, mình thấy tội cho nghề Giáo. Những trường hợp sai trái thì đương nhiên phải bị xử lý (như vụ điểm thi tốt nghiệp THPT ở phía bắc) (mặc dù phần sai nằm nhiều hơn ở cấp cán bộ quản lý), nhưng chúng ta rất hay bị đánh đồng và quy chụp, điều này là rất không nên.
Thôi thì nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam, chúc các Thầy/Cô luôn luôn khỏe mạnh và vững tay lái trước các sóng gió khôn lường trong công cuộc “chở đạo” của mình.
nhà giáo việt nam
,giáo dục
,nghề giáo
,giáo dục
Từ khi có Mạng xã hội & truyền thông thích khai thác các góc độ tiêu cực để giật tít, câu view thì giáo viên lúc nào cũng nơm nớp lo sợ cộng đồng mạng sẽ ném đá về cách mà giáo viên dạy dỗ học sinh của mình.
Rất nhiều thứ nhân danh, nhân danh quyền con người, nhân danh quyền tự do, nhan danh đủ thứ để quay sang chĩa mọi mũi rìu về phía người giáo viên nhân dân.
Và học sinh thời nay, nhờ những thứ nhân danh đó, có thể hồn nhiên "đe dọa" giáo viên của mình rằng "cô có muốn em quay clip em tung lên mạng không" khi nghe giáo viên răn dạy mình.
Tiên học Lễ, hậu Học Văn - nhưng nhờ phúc của cộng đồng mạng, của các nhà báo săn tin mà cái Lễ nó đã bị đem đi tít ở đâu đó rồi. Và các bạn, lại nhân danh nhân dân, chửi rủa cái nền giáo dục xuống cấp, chửi rủa giáo viên thiếu tận tâm.
Vâng, giờ ai còn dám yêu nghề, dám tâm huyết; người giỏi mấy ai còn dám bước chân vao làm giáo dục?
Hường Hoàng
Từ khi có Mạng xã hội & truyền thông thích khai thác các góc độ tiêu cực để giật tít, câu view thì giáo viên lúc nào cũng nơm nớp lo sợ cộng đồng mạng sẽ ném đá về cách mà giáo viên dạy dỗ học sinh của mình.
Rất nhiều thứ nhân danh, nhân danh quyền con người, nhân danh quyền tự do, nhan danh đủ thứ để quay sang chĩa mọi mũi rìu về phía người giáo viên nhân dân.
Và học sinh thời nay, nhờ những thứ nhân danh đó, có thể hồn nhiên "đe dọa" giáo viên của mình rằng "cô có muốn em quay clip em tung lên mạng không" khi nghe giáo viên răn dạy mình.
Tiên học Lễ, hậu Học Văn - nhưng nhờ phúc của cộng đồng mạng, của các nhà báo săn tin mà cái Lễ nó đã bị đem đi tít ở đâu đó rồi. Và các bạn, lại nhân danh nhân dân, chửi rủa cái nền giáo dục xuống cấp, chửi rủa giáo viên thiếu tận tâm.
Vâng, giờ ai còn dám yêu nghề, dám tâm huyết; người giỏi mấy ai còn dám bước chân vao làm giáo dục?
Nguyễn Mai Hoàng
Đọc bài này làm mình nhớ đến các thanh thiên học thì dốt nhưng thích đổ lỗi cho giáo dục :))))
Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam <3
Trần Tiến Công
Nhà giáo chính là những nhân tố đào tạo ra đội ngũ con cháu sau này. Happy Teachers Day!!