Nghề đóng đáy hàng khơi
Đáy hàng cọc
Đáy hàng bè
Đáy hàng khơi
Sức nước sẽ đóng trụ đấy xuống biển
Chồng chài, vợ lưới, con câu
Thằng rể đóng đáy, con dâu đặt lờ
Người ta hay gọi nghề này là Nghề Diễn Xiếc
Bạn chòi, bạn đáy
Căn chòi
Bạn ghe - bạn kéo - bạn chòi ---> không phân biệt chủ tớ
Nhiều người ví Đóng đáy hàng khơi là Tổ chim của biển cả
nghề đóng đáy hàng khơi có nhiều khác biệt so với nghề đóng đáy bằng đáy bè hay đáy cọc trên các sông. Đáy hàng khơi đóng ở ngoài biển cách xa đất liền ít nhất là khoảng 20 km, có lòng lạch biển sâu từ 20-25m. Để có một dãy hàng đáy ngoài biển khơi là cả một quá trình lao động mệt nhọc, kinh nghiệm, hiểu biết về quy luật thiên nhiên nhằm lợi dụng sức gió, sức nước, dòng chảy mới có thể dựng được những cây cột đáy xuống biển.
Tận dụng sức người sức gió và sức nước
Cột đáy thường được ngư dân sử dụng từ thân cây dừa, cây sao, cắm cách nhau khoảng 5 -10m, chắn ngang dòng chảy của nước. Giữa các cột đáy có rượng đáy được cột cố định bằng cây tre hoặc dây kẽm nằm ngang, cách mặt nước biển chừng 1,5-2,5 m vừa để giữ vững cột đáy, vừa làm “con đường” trên không để đi lại từ miệng đáy này sang miệng đáy kia. Miệng đáy rộng được làm bằng loại lưới đan thành hình chóp, đuôi thắt gọi là “đục đáy”. Miệng đáy được bắt cố định vào giữa hai cột đáy phía trên và dưới để hứng tôm cá di chuyển theo dòng nước chảy...
Đáy hàng khơi là một công cụ đánh bắt thủy hải sản, bao gồm hệ thống các thiết bị như: Cột đáy, rượng đáy, đõi đáy, nèo đáy, miệng đáy bằng lưới có hình chóp giăng ngang dòng nước chảy ở biển để bắt tôm cá các loại.
Để làm nghề đáy hàng khơi đòi hỏi phải có nhiều người cùng tham gia: người chủ đáy; người chuyên chở cá tôm, cung cấp lương thực, nước uống từ tàu đem ra điểm dựng đáy gọi là “bạn tàu”; người canh giữ đáy ở trong chòi đợi đến khi con nước thuận lợi thì thả và kéo đáy gọi là “bạn chòi”. Do đặc điểm công việc nên “bạn chòi” phải là người có kinh nghiệm về đi biển, bơi lội giỏi và gan dạ, dám đương đầu với những sóng to gió lớn và đặc biệt là phải xa nhà. Họ tá túc trên những căn chòi nhỏ treo lơ lửng trên những cột đáy. Mỗi chòi có diện tích khoảng 4 – 10m2 với từ 2 – 3 “bạn chòi” ở cùng nhau để đóng đáy, thu hoạch, quản lý và bảo vệ đáy hàng khơi. Những sợi dây thừng được mắc giữa các cột đáy với nhau là phương tiện duy nhất để những người “bạn chòi” di chuyển qua lại thả đáy và kéo đáy. Những thao tác như đi dây, đu dây, thả lưới, kéo lưới nhanh thoăn thoắt cho thấy được sự tài tình cũng như thành thạo trong công việc của họ như một người nghệ sĩ xiếc trên biển cả. Công việc của người “bạn chòi” không chỉ thế, họ còn phải thức khuya, dậy sớm, canh con nước, giặt đáy rồi lại phơi đáy. Những lúc rảnh rỗi họ cũng tranh thủ mắc câu kiếm thêm vài con cá dứa, cá ngát, cá út làm khô như để tạo thêm thu nhập cho gia đình hoặc những khi thả hồn theo con nước họ cũng có thể ngân nga vài câu vọng cổ cho vơi đi những nỗi nhớ nhà.
Hàng tháng thường có hai con nước để họ buông lưới. Tôm cá theo con nước chảy xiết mà chui vào các miệng đáy. Tới con nước đổ đáy, ghe tàu được chủ hàng cho ra vào thu gom nguồn lợi hải sản và tiếp tế lương thực, thực phẩm, nước uống… cho các “bạn chòi”. Những lúc như thế, khi tàu trở vào đất liền cũng sẽ mang theo những nguồn lợi thủy sản về cho người thân của những “bạn chòi”.
Minh chứng rõ nhất về hơn 100 năm quá trình hình thành nghề đóng đáy hàng khơi ở đây là dựa vào niên đại xây dựng ngôi Miếu thờ bà Chúa Xứ, thờ bài vị đức ông Nam Hải (cá Voi) và Lễ hội cúng biển ở thị trấn Mỹ Long được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Trong nghề đóng đáy hàng khơi, “bạn đáy” là người đối mặt với nguy hiểm nhất để mưu sinh so với “bạn tàu” chỉ lo công việc chuyên chở cá tôm, cung cấp lương thực, nước uống. Ngoài kinh nghiệm đi biển, bơi lội giỏi, “bạn đáy” còn phải thích nghi với cuộc sống giữa biển khơi ở căn chòi nhỏ treo lơ lửng trên những cột đáy. Mỗi chòi có diện tích khoảng 4 -10 m2, có 2-3 người ở cùng để đóng đáy, thu hoạch, quản lý và bảo vệ hàng đáy. Hàng tháng, theo hai con nước rong vào ngày Rằm và ngày 30 âm lịch, thủy triều dâng cao, “bạn đáy” phải sống nơi biển khơi khoảng 20 ngày để làm các công việc đi dây, đu dây, thả lưới, kéo đáy thu hoạch tôm cá.
Nơi đóng đáy cách bờ khoảng 4 hải lý, nước sâu hơn 20 m. Thuyền tiến sát vào hàng dây chăng giữa giàn đáy thì cột và chòi đáy dần hiện ra. Những cây gỗ to như cột nhà, được chằng chéo cả chục sợi dây, ghim chặt xuống đáy biển. Nối các cột là những hàng dây thừng căng cứng, ở giữa có ghép lưới vây kín khẩu đáy. Con nước lên xuống sẽ tạo ra dòng chảy dẫn tôm, cá chui vào miệng và dồn vào túi đáy. Cuối giàn đáy, một cái chòi quây bằng bạt bám cheo leo trên cột gỗ, cách mặt biển tầm 3 m. Đó là “nhà” của bạn đáy.
mọi hoạt động hàng ngày của bạn chòi đều ở trên dây, giống như diễn viên xiếc. Chỉ những người mới vào nghề và đi dây chưa quen nên hay bị lọt xuống biển. “Do công việc đặc thù “đi dây trên biển” nên đòi hỏi bạn chòi phải khéo léo, khỏe mạnh và yêu nghề mới kham được. Chúng tôi đi dây khó hơn nhiều so với người trong đất liền đi qua cầu khỉ. Còn ăn ngủ thì như cư trú trong khách sạn… ngàn sao”,
Nghề đáy phát triển kéo theo các nghề dịch vụ khác như đóng ghe, làm buồm, nuôi tằm, dệt lưới..
. "Chỉ riêng việc thả đáy và ghim cho lưới nằm sát dưới đáy biển, thuận theo chiều con nước chảy cũng rất khó khăn, cần những thợ đáy lành nghề, có sức khỏe dẻo dai mới làm được. Lúc di chuyển trên các cọc đáy, nếu chẳng may sơ sẩy, bị rớt xuống nước, không mất mạng cũng khó vẹn toàn cơ thể..." -