Nghề Đi Mong ở vùng biển bồi
Về với biển Tây Nam bộ,biển nơi đây đa phần là bãi bồi nhiều phù sa, không thích hợp tắm biển. Nhưng chính vì đặc điểm này đã tạo nên một nghề của biển – nghề đi Mong, hay còn gọi là trượt ván bắt cá.“Mong” là một tấm ván mỏng được người dân ở đây chế tạo dùng làm phương tiện di chuyển trên bùn lầy nhanh và nhẹ nhàng dọc bãi bùn ra đến thềm nước để thả lưới bắt con cá, con sò trang trải cuộc sống hằng ngày.
Nghề đi Mong đã có lịch sử ít nhất vài trăm năm tại các vùng ven biển Miền Tây nói chung, cũng như Cầu Ngang – Trà Vinh hay Trần Đề – Sóc Trăng nói riêng. Không ai nhớ nổi nghề này có tự khi nào, chỉ biết từ rất xưa và đã được từng thế hệ ông và cha truyền dạy cho thế hệ sau cách “đi mong”. Cũng không ai lý giải được vì sao lại gọi là nghề “đi mong” nhưng người đi biển thường đùa nhau rằng tên gọi này xuất phát từ chính cái động tác khom cúi người làm mông nhô lên cao lúc trượt ván.
Trước đây, nghề trượt mong ở Mỏ Ó phát triển đến độ người dân gọi đây là “phường trượt mong” vì có cả trăm người theo nghề nhưng giờ chỉ còn lác đác chừng chục
Để điều khiển tấm mong ngư dân phải đặt một chân quỳ lên tấm ván còn một chân dưới bùn đẩy cho ván lướt đi, hầu như toàn lực dồn về mong, nên mọi người thường gọi là “trượt mong”.