Nghề Công tác xã hội tuân thủ theo những nguyên tắc thực hành nghề nghiệp nào?
kiến thức chung
Các hoạt động nghề nghiệp của Công tác xã hội (CTXH) thực hiện theo 7 nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất là nguyên tắc chấp nhận đối tượngbất kể đối tượng là ai, đến từ những hoàn cảnh nào. Việc chấp nhận đối tượng là việc chấp nhận những quan điểm, hành vi và giá trị của đối tượng để đối tượng hiểu nhân viên CTXH hiểu và không phán xét đối tượng. Việc này không đồng nhất với việc đồng tình với những quan điểm, hành vi và giá trị sai lệch với xã hội.
Thứ hai là nguyên tắc để đối tượng chủ độngtham gia giải quyết vấn đề. Đây là nguyên tắc đảm bảo đối tượng tham gia giải quyết vấn đề của họ từ giai đoạn đầu cho đến giai đoạn kết thúc. Vì hơn ai hết đối tượng là người có vấn đề và hiểu về hoàn cảnh cũng như mong muốn của mình, nên vấn đề chỉ được giải quyết hiệu quả khi đối tượng là người tham gia.
Thứ ba là nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng. Nguyên tắc này được hiểu là đối tượng chính là người quyết định giải quyết vấn đề của họ như thế nào. Nhân viên công tác xã hội chỉ đóng vai trò là người xúc tác, cung cấp thông tin và giúp đối tượng tự đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi quyết định của đối tượng có ảnh hưởng đến sự an nguy của họ, gia đình và những người xung quanh, nhân viêncôngtác xã hội cần can thiệp.
Thứ tư là nguyên tắc đảm bảo tính khác biệt của mỗi trường hợp. Do mỗi đối tượng (cá nhân, gia đình hay cộng đồng) đều có những đặc điểm riêng biệt về bản thân, hoàn cảnh gia đình và môi trường sống, khi giúp đối tượng giải quyết vấn đề nhân viên công tác xã hội cần tôn trọng tính cá biệt của từng trường hợp mà đưa ra phương pháp tiếp cận và hỗ trợ giải quyết vấn đề hiệu quả. Ngay cả khi cùng là một vấn đề, nhưng với mỗi đối tượng lại cần có cách thức can thiệp phù hợp.
Thứ năm là nguyên tắc đảm bảo tính riêng tư, bí mậtcác thông tin liên quan đến đối tượng. Nhân viên công tác xã hội trong quá trình làm việc luôn tuân thủ quy định bảo mật thông tin riêng tư của đối tượng. Nhân viên công tác xã hội cần thông báo và nhận được sự đồng ý của đối tượng trước khi chia sẻ thông tin của họ với những nhà chuyên môn khác.
Thứ sáu là nguyên tắc tự ý thức về bản thâncủa nhân viên công tác xã hội. Nguyên tắc này thể hiện ở ý thức trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ, không lạm dụng quyện lực, vị trí công tác để mưu lợi cá nhân. Bên cạnh đó nhân viên công tác xã hội cần luôn cầu thị, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ bảy là nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp.Mối quan hệ giữa nhân viên công tác xã hội với nhân viên công tác xã hội cũng như giữa nhân viên công tác xã hội và đối tượng cần đảm bảo tính bình đẳng, tôn trọng, khách quan và nguyên tắc nghề nghiệp.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Ngô Đình Toàn