Ngày xưa người Việt Nam nói thế nào?
Đến bây giờ mình vẫn thắc mắc chuyện này. Dù đã lướt qua một số diễn đàn, nhưng vẫn chưa hiểu lắm. Chữ viết của dân tộc ta thay đổi theo bề dày lịch sử, vậy còn tiếng nói thì thế nào? Đến nay nếu nghe lại tiếng Trung Quốc, ta vẫn nhận thấy một số từ rất giống với tiếng Việt, vậy có phải ngày xưa người Việt nói giọng na ná tiếng Trung không? Nếu bây giờ mình xoay ngược dòng thời gian như trong truyện viễn tưởng, bỏ qua chữ viết, liệu mình có thể giao tiếp với nhân dân khi xưa?
ngôn ngữ
,lịch sử
,tiếng nói
,lịch sử
Câu hỏi được gộp với Người Việt thời xưa xưng hô với nhau như thế nào?
Các cụ nhà ta thời xưa không hoàn toàn dùng chữ Hán trong xưng hô đâu nên đừng tin vào mấy bộ phim cổ trang TQ. Trong suốt thời kỳ phong kiến tự chủ, ta chỉ sử dụng chữ Hán làm quốc gia văn tự, nói rõ ra là chỉ dùng nó trên văn kiện và trong sách vở mà thôi. Dân ta vẫn nói tiếng Việt với nhau; mà vua quan trong triều đình cũng thế.
Để biết được ngày xưa các cụ xưng hô thế nào, hãy đọc thử các tác phẩm văn học chữ Nôm hoặc chữ Quốc ngữ, như "Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh" (Thế kỷ 15), "Tân biên truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Thế Nghi (Thế kỷ 16)... Và đây là kết quả:
– Bố gọi là bố hoặc áng
– Mẹ gọi là mẹ, hoặc nạ, me
– Tôi, ta còn gọi là min, mỗ, giáp hoặc tao
- Bác gọi là chú, bác
– Nó, hắn gọi là nghĩ, nghỉ(Nguyễn Du viết: Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung).
– Chúng bay gọi là phô bay.
– Chúng tôi, chúng ta gọi là phô min giáp.
– Vợ chồng bình dân xưng hô với nhau bằng: Mày - Tao, Ngươi, Mi. Vợ chồng có học hơn thì xưng Thiếp - chàng. Còn giữa trai, gái thì Anh - Em
– Vua gọi là Đức hoàng thượng. Chúa (Trịnh) gọi là Đức bề trên. Thần dân xưng với vua là tôi. (Cho nên, tôi bắt nguồn từ chữ tôi tớ mà ra, thoạt tiên là chỉ được dùng trong quan hệ Vua - Tôi, sau mới mở rộng thành nghĩa thông dụng như hiện nay).
Trên là những từ xưng hô phổ biến của người Việt Nam thời cổ trong các tầng lớp xã hội từ vua, chúa, quý tộc đến dân thường, bao gồm các loại đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ nhất (số ít, số nhiều), ngôi thứ hai (số ít, số nhiều), ngôi thứ ba (số ít, số nhiều).
Các cụ nhà mình ngày xưa tán tỉnh nhau xưng Anh - em như này rồi nè:
“Hôm qua tát nước đầu đình,Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.Em được thì cho anh xinHay là em để làm tin trong nhà…”.
Nội dung liên quan
Ngô Lan Hương
Trung Thanh Nguyen
Xưng hô người Việt xưa rất đa dạng, còn tùy theo thân thế. Nếu trong hoàng tộc, vua quan thì là huynh muội, Còn dân dã thì vẫn anh-em, cha-mẹ, ông-bà, tôi-bác như thường. Bằng chứng khi bạn đọc các câu ca dao, tục ngữ ngày xưa, ta vẫn thấy cách xưng hô dân dã phổ biến hơn. Truyện Kiều hay thơ của cụ Nguyễn Khuyến vẫn dùng chủ yếu các từ thuần Việt như anh-em, tôi-bác, cậu-mợ (chỉ cha mẹ) đấy thôi ..v.v .
Tuy nhiên nếu bạn định viết truyện thì nên viết theo kiểu huynh-muội, đại ca ... hơn, vì hầu hết trước giờ các bạn trẻ đọc truyện đều quen với cách dùng đó. Nếu đổi sang thuần Việt e rằng đọc không quen.
Nam Cung Minh Hồng
Nhân Đỗ
Đề tài này thật thú vị, nhưng cũng khá là hóc búa bạn ạ! Mình có đọc được bài viết về điều này. Bạn tham khảo thêm nhé!
https://tiemmi13.wordpress.com/2017/11/05/cach-xung-ho-thoi-xua-o-viet-nam/
tiemmi13.wordpress.com
Linh TK
Loan Loan
Vua đc goị là Đức thái hoàng
Hiện nay đã có kha nhiều tài liệu
Bạn có thể tìm trên google mình lười quá
Thành Nguyễn Minh
Bạn nên viết yếu tố thuần Việt nha. Xưng hô từ xưa đã là anh em rồi, nếu trai gái xưng mình ta, chàng nàng, thiếp chàng, hoàng tộc nước Nam ta cũng xưng hô như thế... chứ đừng nên dùng xưng hô kiểu hán. Trung Quốc càng ngày càng dùng yếu tố văn hóa để đồng hóa các dân tộc khác. Rất cần các tác giả sử dụng yếu tố thuần Việt để tuyên truyền văn hóa cho giới trẻ nước ta như bạn. Chúc bạn thành công.
Vu khang Nguyen
Tôi nghĩ cách xưng hô của người Việt xưa cũng giống Trung Quốc thôi do ảnh hưởng văn hóa với cũng có nhiều tài liệu thấy cách xưng hô khá giống như ba thì phụ thân mẹ thì mẫu thân vv..
Hoang Hanh
Quang Đạt Nguyễn
1 ví dụ minh họa về sự biến đổi của tiếng Việt